Hôm nay,  

Khoáng Sản Vn Sắp Cạn Kiệt, Thủy Điện Đang Xóa Sổ Sa Pa

09/04/201000:00:00(Xem: 6942)

Khoáng Sản VN Sắp Cạn Kiệt, Thủy Điện Đang Xóa Sổ Sa Pa; Hội Thủy Lợi: Dân Bỏ Sa Pa Sang TQ Tìm Việc, Ai Sẽ Giữ Biên Giới"

Tài nguyên khoáng sản rồi sẽ sớm cạn kiệt! Tuy năm 2009 và 2010 xuất khẩu than hàng chục triệu tấn, nhưng VN sẽ phải nhập khẩu than kể từ năm 2013, theo báo động của Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn hôm Thứ Năm 8-4-2010.
Trong khi đó, Báo Đất Việt đưa lời báo động từ các chuyên gia và quan   chức rằng thị xã du lịch Sa Pa sẽ bị xóa sổ vì 17 dự án thủy điện đã xua đuổi 2/3 lượng du khách, trong khi dân chúng mất việc phải bỏ sang biên giới Trung Quốc để tìm việc làm; thậm chí, TS Vũ Trọng Hồng, Tổng thư ký Hội Thủy lợi, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, nói trên Báo Đất Việt rằng khi dân bỏ ruộng để snag TQ tìm việc làm, thì “ai sẽ giữ biên giới"”
Tình hình có vẻ như VN đã bị mắc mưu của Trung Quốc, khi ào ạt mua tinh quặng khoáng sản VN để làm cho cạn sớm, và giúp tăng thủy điện để xóa sổ thiên đường du lịch Sa Pa.
Bản tin hôm 8-4-2010 trên báo TBKTSG có nhan đề “Tài nguyên khoáng sản rồi sẽ sớm cạn kiệt!” viết:
“Ai cũng biết khoáng sản là một tài nguyên không thể tái tạo. Vì thế, tài nguyên khoáng sản của quốc gia cần được bảo vệ, quy hoạch và khai thác một cách hợp lý phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế đất nước, đồng thời phải đảm bảo cho các thế hệ mai sau còn có thể tiếp tục khai thác...(...)
...Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, lượng tinh quặng sắt nhập từ Việt Nam năm 2009 là 1,81 triệu tấn, trị giá trên 100 triệu đô la.
Cần nói thêm, chỉ ba công ty sản xuất thép lớn nhất Việt Nam mỗi năm cần tiêu thụ hơn 2 triệu tấn tinh quặng sắt. Nếu tiếp tục xuất khẩu tinh quặng sắt như hiện nay thì các nhà máy luyện thép lò cao ở Việt Nam được đầu tư hàng ngàn tỉ đồng sẽ thiếu nguyên liệu trầm trọng trong tương lai gần.
Một nghịch lý khác là tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã báo động rằng từ năm 2013, Việt Nam sẽ phải nhập than đá nhưng cũng chính tập đoàn này trong năm 2009 đã xuất khẩu 29 triệu tấn than đá và năm 2010 lại đề nghị xuất khẩu tiếp 18 triệu tấn...”


Bài toán không bí hiểm gì: năm 2009, 2010 còn xuất khẩu... nhưng năm 2013 thì VN lại phải nhập khẩu cũng than đá này.
Sau các phân tích chi tiết, tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn kết luận: “Tài nguyên khoáng sản rồi sẽ sớm cạn kiệt nếu tình hình nói trên còn tiếp tục diễn ra.”
Báo Đất Việt ngày 8-4-2010 với bài nhan đề “ Sa Pa sẽ 'biến mất'"”  cho biết:
“...Lợi ích kinh tế từ phát triển 17 dự án thủy điện tại Sa Pa chưa thấy đâu, song đã xuất hiện những ảnh hưởng về môi trường như suối cạn, dòng chảy thay đổi… Người dân đối mặt với nguy cơ thiếu nước và khách du lịch có thể “chán” Sa Pa vì cảnh quan bị phá vỡ...(...)
TS Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở VH- TT- DL tỉnh Sa Pa cho rằng chủ trương xây dựng 17 nhà máy thuỷ điện ở Sa Pa do Bộ Công Thương phê duyệt đang tàn phá môi trường. Du khách đến bản Dền giờ đây giảm 2/3 vì xây dựng nhà máy thuỷ điện. “Đành rằng xây dựng nhà máy thuỷ điện thì siêu lãi nhưng làm thuỷ điện là phải làm đường, phá rừng, phá vỡ cảnh quan, người dân mất đất canh tác ven suối và lâu dài cạn kiệt nguồn nước”, ông Sơn nói...
Thiếu nước, dân sống đâu"
TS Vũ Trọng Hồng, Tổng thư ký Hội Thủy lợi, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi phân tích: nếu đầu tư để kinh doanh, làm điện nhập vào nguồn điện quốc gia thì sẽ không có giá trị vì Sa Pa không có vùng hồ chứa, tức là không có dung tích chứa nước. Trong khi đó, thủy điện lệ thuộc chủ yếu vào nguồn nước, vì vậy các dự án này sẽ không đạt được mục tiêu đề ra...
“Đồng bào dân tộc thường có tập quán canh tác ven suối, nếu không có nguồn nước để sử dụng, họ sẽ sống như thế nào. Những năm hạn trước đây, người dân Sa Pa đã bỏ đồng ruộng sang Trung Quốc để tìm kiếm việc làm. Nếu họ đi hết, ai sẽ là người giữ biên giới"”, TS Hồng nói và dẫn bài học phát triển quá nhiều thủy điện ở Quảng Nam khiến dân ở vùng hạ lưu điêu đứng vì thiếu nước...”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.