Hôm nay,  

Thêm Một 30 Tháng 4

09/04/201000:00:00(Xem: 5646)

Thêm Một 30 Tháng 4

Vi Anh
30 tháng 4 năm 2010 này nữa là năm thứ 35 của cuộc di tản tỵ nạn CS vô tiền khóan hậu trong lịch sử VN sau khi CS Hà nội cưỡng chiếm Saigon thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa, bằng võ lực. Đó cũng là cuộc hành trình đầy khó khổ nhưng cũng đầy vinh quang của người Việt không chấp nhận sống chung với CS Hà nội.
Ba Mươi Tháng Tư không có cuộc “tắm máu”, nhưng có quốc nạn CS Hà nội lột sạch tài sản của người dân Miển Nam qua bao trận đổi tiền, đánh tư sản, bắt đi “kinh tế mới, tập thể hóa nông nghiệp.” CS biến xã hội Miển Nam thành trại tù lớn. Có quá nhiều những cái chết âm thầm vô cùng bi thảm của quân dân cán chính VNCH, chết trong các tù cải tạo của CS, trên đường biển, đường bộ vượt biên ra khỏi nước – tính ra hơn một triệu người.
Một đứa bé sanh ngay ngày ấy bây giờ đã trưởng thành 35 tuổi. Ở nước nhà VN thành phần này đã hơn phân nửa dân số. Ở hải ngọai thế hệ này sanh ra, lớn lên, ăn học trong chế độ tự do, dân chủ đã hòa nhập vào quê hương mới ở các nước thuộc văn minh Tây Phương. Số người Việt hải ngọai trở thành cái vú sữa mỗi năm gởi về nước 8 tỷ Đô la, mỗi năm vài trăm ngàn người đi về nước thăm cố hương, mổ mả, thân bằng quyến thuộc còn kẹt ở lại. CS Hà nội đổi giọng o bế gọi là “Việt kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm của quê hương, bộ phận dân tộc không thể tách rời”. Nhưng chưa bao giờ CS có một lời tỏ ra tiếc uổng đã gây ra cuộc tỵ nạn CS đông đảo và gian nguy hơn người Do Thái di tản ra khỏi Cỗ Ai Cập với những suy tư, kinh nghiệm ghi lại trong Cựu Ước của Ky tô giáo.
Có một số ít người người nói bây giờ mà nói Tháng Tư Đen, Quốc Hận làm gì, cái gì qua cho nó qua luôn đi. Còn CS Hà nội thì tuyên truyền xám và các chánh trị gia tàn dư của Phản Chiến Mỹ đang thậm thò thậm thụp làm ăn với CS Hà nội. Họ đồng hóa nhà cầm quyền CS với đất nước và nhân dân VN. Họ lớn lối khuyên người Việt để quá khứ ra sau, hướng về tương lai phía trước, thúc đẩy đem chất xanh Đô la và chất xám bộ óc về phục vụ. Họ còn giả đạo đức chê trách những người Việt chống Cộng là những người nặng quá khứ nên quá khích với CS chỉ vì những người này còn nhớ, còn nghĩ, còn tha  thiết với thân phận đồng bào đau khổ bị CS tước đọat tự do, dân chủ và với vận mạng nước non mất đất, mất biển,và chậm tiến vì bị CS độc tài kềm kẹp.
Bình tâm mà xét bằng lý tính (rationalité), đối chiếu với lịch sử thế giới mà suy, kỷ niệm ngày Ba Mươi Tháng Tư,  tưởng niệm ngày Quốc Hận, nhớ ngày Ba Mươi Tháng Tư Đen không những là một điều cẩn cho những người đi trước, người tỵ nạn CS hay những người còn kẹt ở lại trong nước, mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người đi trước đối với người đi sau tức lớp trẻ sanh sau chiến tranh VN, đứng trên phương diện liên đới giữa các thế hệ.
Muốn hay không muốn Ba Mươi Tháng Tư năm 1975 vẫn là một sự kiện lịch sử, Thượng Đế cũng không đổi nó được. Lịch sử sẽ không ích lợi nếu không giúp cho người ta nhớ để tránh điều xấu, việc ác tái diễn và nhớ để phát huy điều tốt: ôn cố tri tân. Người Mỹ nhớ nên có lễ Tạ Ơn. Nhớ chế độ kỳ thị tôn giáo ở nước nhà để phát huy tự do tôn giáo ở miền Đất Hứa. Nhớ những thổ dân nhân đạo đã giúp lương thực, chỉ cách trồng trọt, săn bắt để sống sót qua mùa đông đầu khắc nghiệt. Người Mỹ cũng nhớ nên đưa vào sách giáo khoa cuộc Nội Chiến, chiến tranh giữa miển Bắc và miền Nam để tự hậu đừng tái diễn một cuộc chiến súyt chia đôi Hiệp chủng Quốc Hoa kỳ, để thấy nhờ những quân dân cán chính của hai miền sáng suốt, yêu nước biết giải quyết cuộc xung đột trong tình tương kính, không ai thắng ai, xóa bỏ hận thù hầu huy động nội lực dân tộc, đòan kết quốc gia tiến lên thành siêu cường. Và để tuổi trẻ đừng quên – lớp trẻ có bổn phận nhớ để tránh sai lầm về sau.


Người Âu Châu cũng thế, nhớ họa độc tài Đức Quốc Xã và Phắc xít đã tàn phá, giết hại ở Âu Châu. Nên tưởng niệm, kỷ niệm và làm lễ  như ngày tưởng niệm, kỷ niệm 60 năm ngày được giải thoát ra khỏi gông cùm Hitler và Đức Quốc Xã. Để lớp trẻ Âu Châu nhớ 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc Xã diệt chủng bằng lò thiêu và bằng nhiều hình thức khủng bố đen, trắng, xám khác trong Đệ Nhị Thế Chiến. Thảm kịch trần gian ấy được các nước Âu Châu kể cả Đức Quốc chánh thức ghi và đem vào chương trình giáo dục trung tiểu học - gọi là Holocaust hay Shoah.
Làm như thế người người Âu Châu lẫn người Mỹ -- tin chắc -- không phải do thù ghét Hitler hay muốn trách cứ những tổng thống Mỹ đã thực hiện những chính sách sai lầm. Cũng không phải do muốn lớp trẻ “nặng quá khứ.” Mà mục đích tối hậu, là muốn thảm cảnh trần gian diệt chủng, nô lệ đừng tái diễn trong hiện tại và tương lai nữa.
Đó là cách giúp cho đàn hậu tấn những thông tin, những chân lý sống, sự kiện lịch sử đầy đủ để biết rõ một lãnh tụ độc tài bịnh hoạn như Hitler, một ý thức hệ phi nhân như Đức Quốc xã làm cho hàng triệu lương dân chết oan uổng. Để từ đó đàn hậu tiến thấy có nhiệm vụ phải ngăn chận thảm cảnh trần gian, những sai lầm của chế độ.
Và gần đây Quốc Hội Liên Âu  bằng nghị quyết long trọng, còn nhắc nhân dân Âu châu nhớ bằng cách đưa chủ nghĩa CS vào nhốt chung với chủ nghĩa Quốc Xã. Thì tại sao thế hệ trẻ Việt ở Hải ngoại, nhất là ở Mỹ không có quyền nhớ phụ huynh mình, gần 300.000 quân dân cán chánh VN Cộng Hòa bị CS Hà Nội gọi đi tù “cải tạo” và hàng nửa triệu người thuyển nhân chết sông chết biển trên đường tỵ nạn CS. Tại sao không nên nhớ  một lãnh tụ như Ô. Hồ Chí Minh và một đảng như Đảng CSVN đã gây vô vàn đau thương, tang tóc, núi xương sông máu, mồ hôi nước mắt cho hàng triệu đồng bào Việt suốt nửa thế kỷ.
Theo cuốn “Hắc Thư về Cộng sản” của nhà sử học Stephane Courtois, tội ác giết người của Cộng sản Đệ Tam tính ra hàng trăm triệu. Và Ô. Hồ chí Minh trong “thành tích” diệt chủng Việt, tính ra số người chết vì Ông du nhập Cộng sản ngọai lai vào VN còn cao hơn Paul Pot, Mao Trạch Đông và Staline nữa. Theo Ô. Trần Độ một tướng lãnh CS phản tỉnh đã tố giác, CS Hà Nội đã giết hại người Việt, số chết nhiều hơn tổng số người bị hai nhà độc tài Tần Thủy Hoàng ở Trung Hoa cỗ đại và Hitler ở Đức cận đại giết cộng lại. 1 triệu người Việt Miền Bắc phải di cư  tỵ nạn CS vào Nam năm 1954. Gần 4 triệu tỵ nạn CS ra khỏi nước, trong đó 1 triệu dùng thuyền nan vượt đại dương đến bến bờ, và nửa triệu làm mồi cho cá. Cả thế giới bàng hoàng, rúng động! 
Âu Châu là căn cứ địa lâu đời của văn minh Tây Phương. Người Âu Châu vì thế có nhiều kinh nghiệm đau thương với độc tài dưới mọi hình thức và với ý thức hệ phi nhân, hơn người Mỹ với  quốc gia bề dày lịch sử mỏng hơn. Giáo quyền độc tôn trên thế quyền thời Trung Cổ Đen Tối, Đức Quốc Xã, Cộng sản chủ nghĩa thời cách mạng kỹ nghệ đều xuất phát từ Âu Châu. Nên người Âu Châu chú trọng bài học lịch sử hơn. Lớp già ở Âu châu muốn truyền đạt kinh nghiệm đau thương cho lớp trẻ. Còn lớp trẻ cảm thấy có “bổn phận phải nhớ” ( devoir de mémoire ) để ngăn chận lịch sử đen tối đừng tái diễn.
Người Việt Nam kinh nghiệm lịch sử đau khổ còn hơn người Âu Châu nữa. Nên ôn cố tri tân là bổn phận của đàn hậu tiến như  những người đồng trang lứa ở Âu Châu. Kinh nghiệm đau thương nhứt và gần đây nhứt là kinh nghiệm CS. Nên phải nhớ để tránh điều xấu tội lỗi, để phát huy điều tốt đạo lý. Nhớ là một đức tính tốt của Con Người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.