Hôm nay,  

Di Trú: Kết Hôn Với ‘việt Kiều’....

23/04/200400:00:00(Xem: 5904)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.
Người mẹ đưa người con trai đến Văn phòng RMI đúng hẹn. Bà nói rất muốn người con trai lấy vợ ở Việt Nam và muốn hỏi rõ thủ tục kết hôn. Người vợ tương lai, theo người mẹ, là con của một người bạn thân, rất ngoan và tháo vát. Người con trai ngồi hiền lành, chỉ cười. Vẻ mặt hớn hở pha chút lo lắng. Anh chỉ gặp người vợ sắp cưới trên những tấm hình được gửi từ bên kia bờ Thái Bình Dương. Anh sinh trưởng ở Mỹ, tốt nghiệp kỹ sư điện toán và đã ra làm việc được ít năm. Anh là người con trai duy nhất và trên anh còn ba người chị. Đó là một trong những nguyên nhân, theo người mẹ tâm sự, "rất muốn cháu lấy vợ Việt Nam".

Cũng như thế, có người phụ nữ chưa đến 40, đã ly dị chồng bên Mỹ. Chị muốn làm "Công hàm độc thân" để về Việt Nam kết hôn lần nữa. Người đàn bà còn rất trẻ này vẫn còn tin tưởng nhiều về cuộc hôn nhân sắp tới với người bạn xưa, chia sẻ: "Chẳng lẽ ở vậy mãi sao!".
Còn hơn thế nữa, khi một vị đứng tuổi góa bụa, trên 70 tuổi, đến Văn phòng an nhiên hỏi thăm những khó khăn khi ông muốn về Việt Nam lấy vợ, và người vợ tương lai này chỉ bằng tuổi con hay cháu ông. Ông cười hiền hòa, "cái số nó vậy", và giải thích như lời tâm tình: người bạn vong niên bên Việt Nam muốn cho người con gái "làm bạn đời săn sóc ông" như để trả một món nợ ân nghĩa không sao báo đáp....
Đó là những câu chuyện chồng chất theo năm tháng, thân quen, mà nhân viên của các Văn phòng RMI chăm lo như việc nhà, theo dõi, đốc thúc và giải quyết với kết quả tốt đẹp nhất. Và việc kết hôn với "Việt Kiều", như người ở Việt Nam thường gọi, là một trong những biến cố gia đình quan trọng đánh dấu 29 năm sinh hoạt của cộng đồng người Việt tỵ nạn trên tế giới nói chung, và tại Hoa Kỳ nói riêng.

***

Hồ Sơ Bảo Lãnh Diện Vợ/Chồng Và Hôn Phu/Hôn Thê: Đậu Hay Rớt Là Một Vấn Đề Cần Thảo Luận
Trước khi một nhân viên Lãnh sự có thể cấp bất cứ loại chiếu khán (visa) nào, họ cần bảo đảm một cách chắc chắn rằng tất cả những đòi hỏi đều phải được đáp ứng và không hề có chỉ dấu gian dối nào trong hồ sơ bảo lãnh. Dĩ nhiên, Bộ Ngoại Giao đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể để giúp cho nhân viên Lãnh sự có thể quyết định chính xác, nhưng trên thực tế, hầu hết những hồ sơ bảo lãnh đều dựa trên "sự cảm nhận" của nhân viên Lãnh sự khi duyệt xét từng hồ sơ. Mặc dù các nhân viên Lãnh sự khá quen thuộc với nền văn hóa Việt Nam, nhưng họ vẫn chỉ là người Mỹ và họ cũng không thể tránh được việc duyệt xét hồ hơ theo cái nhìn của người Hoa Kỳ. Hầu hết những hồ sơ được xem là có sức "thuyết phục" là những hồ sơ có phong cách tìm hiểu và kết hôn giống như người Hoa Kỳ.
Trong cái nhìn của các nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ, nhiều người trong hồ sơ bảo lãnh, từ hai phía, thường đến với nhau, qua cuộc hôn nhân vì "lợi ích" nhiều hơn là vì mối tình chân thật. Người bảo lãnh "Việt Kiều" đi tìm ở người hôn phối thể hiện nét văn hóa Việt Nam, và người ở Việt Nam muốn tìm một đời sống tốt đẹp hơn ở nước ngoài. Đôi khi, cả hai người đều thú nhận rằng tình yêu chưa đến với họ qua cuộc hôn nhân.

Hơn một nửa cuộc hôn nhân tại Mỹ đã vác chiếu ra tòa ly dị. Nhân viên Lãnh sự biết rõ điều này, nhưng trong buổi phỏng vấn cấp chiếu khán, họ chú trọng đến mối liên hệ trước khi việc kết hôn xảy ra. - Hoa Kỳ, đôi tình nhân tự do quen biết, gặp gỡ nhau mà ít khi cần sự giúp đỡ của thân nhân, hay bè bạn. Họ biết nhau, gặp nhau trong nhiều tháng, hay nhiều năm, trước khi kết hôn. Họ dễ dàng gặp gỡ cha mẹ chồng, hoặc cha mẹ vợ tương lai. Họ thường có hoàn cảnh kinh tế tương đồng, vì thế không có những sự thay đổi lớn lao về tài chánh ảnh hưởng đến họ hay gia đình của họ, nếu họ kết hôn. Sau khi lấy nhau, họ cũng sẽ không phải di chuyển đến nơi xứ lạ quê người, phải học ngôn ngữ mới, và không phải bỏ lại sau lưng những người thân yêu nơi cố quốc.


Ngược lại, phần lớn người bảo lãnh diện vợ/chồng, hay diện hôn phu/hôn thê, đến Việt Nam chỉ trong thời gian ngắn để gặp người bạn tình, thường đã được họ hàng, hay bạn bè giới thiệu, chứ không do họ tự lựa chọn. Và kết quả cuộc hôn nhân với "Việt Kiều" thường mang lại cho người hôn phối ở Việt Nam sự thay đổi lớn lao, thường là tốt đẹp hơn. Thêm vào đó, gia đình của người được bảo lãnh còn ở Việt Nam có thêm một điều ích lợi rất thực tế, đó là con cái của họ, sau khi sang định cư ở nước ngoài, sẽ gửi tiền về giúp đỡ, và có thể bảo lãnh cho họ đi di dân nữa.

Tuy nhiên, những nan đề chính khác mà người được bảo lãnh thường gặp phải là:

- Họ thường tổ chức nghi lễ đính hôn, hay kết hôn, quá đơn giản trong chuyến về Việt Nam đầu tiên, trước khi có cơ hội tìm hiểu người hôn phối nhiều hơn. Hình ảnh nộp trong lúc phỏng vấn đôi khi không đủ sức thuyết phục; chẳng hạn như hình ảnh người thiếu nữ không thoải mái khi phải cố gắng bày tỏ cảm xúc của mình với người đàn ông mà họ mới gặp lần đầu. Hoặc hình ảnh chụp nghi lễ đính hôn, hoặc kết hôn, tiệc mừng, không thấy đông người, trông tẻ nhạt... dễ gây cho người phỏng vấn "cảm giác" hình ảnh chỉ chụp vài tấm cho "lấy có" để làm bằng chứng mà thôi. Thêm vào đó, hình ảnh nên có là những buổi đi chơi với nhau trước và sau "ngày vui". Người phỏng vấn sẽ cảm thông hơn khi thấy hình chụp đôi uyên ương đi hưởng "tuần trăng mật" nơi thơ mộng....

- Vì sự kiện có ý định gian dối trong việc bảo lãnh khá cao ở Việt Nam, nên đã tạo cho nhân viên Lãnh sự trong lúc phỏng vấn luôn có giả thuyết rằng sự liên hệ giữa hai bên "không trong sáng". Người được bảo lãnh sẽ phải bỏ nhiều công sức để vượt qua cái "cảm nhận" cố hữu đó.

- Nhân viên Lãnh sự biết rằng đã có một số người được bảo lãnh phải trả cho người bảo lãnh số tiền từ 20.000 mỹ kim đến 30.000 mỹ kim để được định cư tại Hoa Kỳ.

- Vì có quá nhiều hồ sơ, nhân viên Lãnh sự gần như không bị giám sát bởi cấp cao hơn. Các nhân viên cao cấp ít khi tra hỏi về quyết định của nhân viên Lãnh sự có trách nhiệm phỏng vấn. Vấn đề kháng cáo thường không thành công vì nhân viên Lãnh sự có thể bỏ qua tất cả những chứng cớ liên hệ nếu họ "cảm thấy" hồ sơ này không "trong sáng".

***

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Điều gì làm cho các nhân viên Lãnh sự nghi ngờ về mối liên hệ"
- Đáp: Một hồ sơ dễ dàng bị từ chối nếu người được bảo lãnh không thể trả lời những câu hỏi liên quan đến đời sống của người bảo lãnh, hay về sự liên hệ giữa hai người, hay người được bảo lãnh trả lời những câu hỏi khác với những thông tin mà người bảo lãnh đã cung cấp cho cơ quan di trú. Người bảo lãnh và người được bảo lãnh phải cung cấp những thông tin giống nhau cho Lãnh sự. Và điều quan trọng là người được bảo lãnh KHÔNG BAO GIƠ` thay đổi những gì đã cung cấp, nếu nghĩ rằng những điều khai khác đi sẽ làm cho nhân viên Lãnh sự dễ dàng chấp nhận hơn. Luôn luôn trả lời những sự kiện đã cung cấp, và nhớ chính xác những dữ kiện này.

- Hỏi: Những bằng chứng liện hệ nào có sức thuyết phục nhất đối với nhân viên Lãnh sự"
- Đáp: Hầu hết nhân viên Lãnh sự muốn biết bằng chứng về sự liên hệ kể từ hai người gặp nhau lần đầu tiên, hay kể từ khi hai người làm quen với nhau qua điện thoại, emails hay thư từ; cộng thêm những hình ảnh tổ chức lễ đính hôn hay kết hôn. Thẻ điện thoại là cách liên lạc tốt để tiết kiệm tiền điện thoại nhưng không tốt để chứng minh về sự liên hệ. Và, nếu đôi uyên ương "quá bận rộn", hay "quá mệt mỏi" để liên lạc với nhau thường xuyên, thì Lãnh sự cũng có thể sẽ "rất bận rộn" nên không thể lắng nghe những lời giải thích xin lỗi và hồ sơ sẽ bị từ chối.

- Hỏi: Phải làm gì dù khi đã có nhiều chứng minh và liên lạc thường xuyên, nhưng vẫn bị Lãnh sự bác hồ sơ"
- Đáp: Nếu Lãnh sự quyết định gửi đơn bảo lãnh trở về cơ quan di trú ở Hoa Kỳ, người bảo lãnh chắc chắn có cơ hội tốt hơn để thuyết phục cơ quan di trú về sự liên hệ trong sáng của mình. Các nhân viên di trú thường cởi mở hơn các nhân viên Lãnh sự ở Việt Nam.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.