Hôm nay,  

Á Châu: 1 Thách Thức Mỹ

11/12/200900:00:00(Xem: 6240)

Á Châu: 1 Thách Thức Mỹ

Vi Anh
Chiến tranh Lạnh chấm dứt. Mỹ xuất hiện như đệ nhứt siêu cường thế giới. Học giả Francis Fukuyama lạc quan tiên đoán "lịch sử sẽ chấm dứt". Nhưng vạn vật vô thường, nhiều thay đổi trong bàn cờ kinh tế, chánh trị, quân sự trên thế giới. Á châu nhứt là TC trở thành một thách thức của Mỹ.
Một, thời sự gần đây. TT Obama đi Á châu. Báo chí Tây Phương chê nhiều hơn khen. Chê cái chào Ong khom lưng 90 độ trước Nhựt Hoàng, làm mất mặt nước Mỹ. Truyền hình  Fox, CNN của Mỹ đều phê bình, so sánh một phó tổng thống Mỹ như  Ô. Dick Cheney gặp Nhật Hoàng năm 2007, cũng chỉ bắt tay Nhựt Hoàng mà không nghiêng mình. Chủ bút tạp chí chính trị The Weekly Standard, William Kristol nói trên đài Fox "Tôi cam đoan là nếu xem lại hình ảnh các nhà lãnh đạo thế giới đã gặp Nhật Hoàng  trong 20 năm qua sẽ không thấy ai cúi mình".
Chuyến đi Trung Cộng đầu tiên của TT Obama không đạt được một thành quả nào coi cho được cho đất nước và nhân dân Mỹ và làm thất vọng những người Trung Quốc đấu tranh cho tự do, dân chủ - cũng là niềm tin của Mỹ và nguồn cảm hứng của người dân bị áp bức  trên thế giới. Trong việc xuất hiện chung để phổ biến thông cáo chung với Chủ Tịch Nước kiêm Chủ tịch Đảng CS vào Thứ Ba 17 tháng 11, trước đông đảo các nhà báo ngoại quốc và địa phương,TT Obama sợ mất lòng nên chiều theo ý muốn của Đảng Nhà Nước CS Bắc  Kinh không để cho báo chí đặt câu hỏi. Không thành quả trong việc Mỹ muốn có sự hậu thuẫn của TC đối với những vấn đề quốc tế lớn nóng bỏng Mỹ đang gay go đối phó, như vấn đề nguyên tử của CS Triều Tiên, của Iran.. Ô Hồ cẫm Đào chỉ hề hà qua cho chuyện  theo thói quen của  người Trung Quốc mà không có một hứa hẹn hay bảo đảm nào cụ thể và thiết thực. CS Bắc Kinh không phổ biến  toàn quốc  bài nói chuyện của TT Obama nói với sinh viên ở Thượng Hải, một điều bất thường so với  tiền lệ TC luôn phát đi khắp TQ bài nói chuyện của các tổng thống Mỹ trước đây công du TC.  Dù TT Obama rất kỹ sợ hư chuyến đi TC nên cho đến bây giờ trở thành một vị tổng thống Mỹ duy nhứt không tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Mỹ, TT Obama cũng không tạo được điều kiện  nào, thúc đẩy được một bước tiến nhỏ nào trong việc thúc đẩy  Bắc Kinh mở lại cuộc đối thoại giữa TC và vị lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng. Báo New York Times của Mỹ khôi hài, nói TT Obama là con nợ đi gặp chủ nợ TC.
Hai, sau Chiến tranh Lạnh Mỹ xuất hiện như đệ nhứt siêu cường thế giới. Một trật tự mới của thế giới ra đời do Mỹ cầm còi, nhờ sức mạnh quân sự và kinh tế. Hai bản chỉ đường do Mỹ dựng lên: về kinh tế tự do toàn cầu, về chánh trị dân chủ hóa hoàn vũ, theo kiểu Mỹ. Học giả Francis Fukuyama lạc quan tiên đoán "lịch sử sẽ chấm dứt"., Lịch sử chấm dứt vì hết xung đột, hết chống đối, hết chiến tranh, hết biến cố  lớn;  còn gì quan trọng nữa đâu để ghi lại. 
Nhưng chỉ hơn 10 năm sau, lời tiên đoán ấy đi chệch hướng, hướng về phía Á châu.Tinh thần quốc gia của các nước lên cao, sau cái "thế giới đại đồng" do Đế quốc CS Liên xô cầm cán tan rã. Các nước cựu Xô viết trở thành cộng hòa đòi tự trị, tách ra khỏi Nga. Chiến tranh qui mô lớn không xảy ra. Nhưng chiến tranh vẫn có như Chiến Tranh ở Nam Tư, A phú hãn và Iraq.  Mỹ cùng những nước thân Mỹ đứng ra giải quyết để đem lại hòa bình tương đối.
 Xu thế toàn cầu và tự do theo kiểu Mỹ không chiếm được đa số con tim và khối óc của nhiều quốc gia. Vì mỗi quốc gia có quyền lợi riêng của mình, mà nước Mỹ là nước nêu gương tích cực bảo vệ quyền lợi Mỹ mạnh nhứt. Thế mạnh quân sự  Mỹ, theo báo International Herald Tribune ngày 24-6-2005 viết, đang xuống thấp nhứt. Chưa bao giờ hình ảnh Washington tệ hơn bây giờ: "Ngay Trung Quốc cũng còn khá hơn."


Mỹ nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà vì Mỹ viện trợ hào phóng cho Nga sau khi Liên xô sụp đổ, cho TC sau khi chuyển sang kinh tế thị trường, giao thương tích cực, nhập cảng tràn ngập đồ TC. Á Châu nói chung trở thành một  thách thức lớn nhứt đối với Mỹ. Ba nước lớn Nga,Tàu, Ấn hình thành trục đối lực quân sự Mỹ.
Lịch sử thế giới chỉ rõ xu thế chánh trị, lý tưởng thường được bành trướng nhờ thế lực quân sự hơn là kinh tế dù kinh tế và chánh trị là  môi với răng. Cách Mạng Pháp 1789 gieo rắc ý tưởng khắp và ngoài Âu Châu cũng nhờ quân sự. Tương tự Cách Mạng CS Tháng Mười của CS Nga thách thức Tây Phương, bành trướng thế giới thứ ba, bằng họng súng hơn là chủ nghĩa CS, như Mao Trạch Đông đã công thức hóa quyền lực nằm ở đầu súng.
Đã và đang hình thành trục đối lực với Mỹ. Thế kỷ 21 này là thế kỷ của Á Châu. Ba nước lớn Á Châu, Nga hậu CS, Trung Cộng và Ấn Độ chẳng những tâm không phục, mà cũng không khẩu phục Mỹ. Hành động thách thức Mỹ không chút dè dặt. Tháng 6 năm 2005, ba bộ trưởng của ba nước lớn Á Châu này họp tại Vladivostok. Cả ba nước minh thị tỏ ra bất phục tùng trật tự mới do Mỹ cầm còi. Gần đây Nga và TC tập trận chung trên Bắc Thái Bình Dương mà từ sau Đệ Nhị Thế Chiến Mỹ xem là cái hồ của Mỹ.
Các nhà lãnh đạo ba nước lớn Á Châu không ngừng ở Châu Á. Họ còn bung ra đi Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh. TC bước những bước dài và lớn qua Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. Có người Tây Phương cho đó  là bước của người khổng lồ nhưng bàn chân bằng đất sét. Cho rằng bằng đất sét cũng là bàn chân và chưa có dấu chỉ Mỹ có thể xóa đi được. 
Bốn phương từ Bắc Kinh đến Sao Paulo, từ Nam Hàn đến Tân đề li, tình yêu nước, tinh thần quốc gia nổi dậy trên phương diện kinh tế và quyết tâm bảo vệ chủ quyền và nền độc lập. Tất cả đều đã, đang và sẽ đứng lên chống lại những hành động bảo vệ quyền lợi quốc gia như Mỹ đã làm đối với Trung Quốc trong vụ mua hãng dầu Unocal.
Trong vòng 10 năm nữa, có thể khó có nước nào dù lớn hay nhỏ có thể đương đầu lại với Mỹ như Liên xô đã đối đầu trong Chiến Tranh Lạnh hồi tiền bán thế kỷ 20. Nhưng dù mạnh về quân sự, Mỹ cũng không phải là vô địch. Chỉ vài ngàn quân nổi dậy cũng làm cho 148.000 quân Mỹ trang bị tận răng khó khổ ở Iraq, 118 ngàn quân của Tây Phương, trong đó Mỹ có 68 ngàn  gặp  rắc rối lớn ở Afghanistan khiến TT Obama phải tăng thêm 30 ngàn nữa.
Chẳng những mất tin tưởng nơi Mỹ mà còn tỏ thái độ bất phục tùng mọi mặt, kinh tế, chánh trị, và lối sống của Mỹ nữa. Các tổ chức cực đoan về chánh trị và tôn giáo thổi phòng lên thành vấn đề lớn, chông Mỹ bằng khủng bố, bằng ôm bom tự sát, những hình thái phá hoại không có ở thời Chiến tranh Lạnh.
Nhớ lại lịch sử xa xưa. Tây Phương bá chủ hoàn cầu phần lớn dựa vào sức mạnh quân sự. Thế kỷ 18, Âu Châu nhờ hải lực mạnh chiếm được Tân Thế  giới và thế mạnh mậu dịch nên có lợi thế mà tạo nên trật tự thế giới lúc bấy giờ. Lợi thế đó  được thể hiện bằng thế thượng phong quân sự giúp cho Âu Châu đặt một số lớn nước dưới ách thực dân. Âu Châu dùng chiêu bài khai hóa và sự vượt trội của triết học Hy La để làm chánh nghĩa. Đến phiên Mỹ lãnh đạo Tây Phương không tham vọng đất đai nhưng ỷ mình mạnh kinh tế, quân sự nên hay khinh thường, hay làm thay nghĩ thế cho các nước nhược tiểu, các nước có nền văn hoá khác mình. Rất tiếc Tây Phương vẫn còn những chánh khách không chịu học bài học lịch sử  này, bài học không thể dùng sức mạnh quân sự để áp đảo lâu dài một quốc gia dân tộc. Tất cả những đế quốc thực dân, cũ hay mới, các siêu cường đệ nhứt hay đệ nhị dựa vào thế lực quân sự dù " hiện đại" nhứt sau cùng rồi cũng bị mất.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.