Hôm nay,  

Hồi Ký: Thép Đen

29/11/200900:00:00(Xem: 2797)

Hồi ký: Thép Đen  - Đặng Chí Bình

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

(Tiếp theo...)

Chị Công ở vùng hiện nay là Huyện Tam Nông, Đồng Tháp. Dân ở đây gọi chị là bà Hai Bắc. Chị ở trong một gian nhà tranh vách đất nhỏ với một đứa con gái nuôi tên là Ngọc (đầu 1981). Bữa ấy, bằng mọi giá chị Công bắt tôi phải đến nhà chị ngủ đêm và sẽ ăn một bữa cơm nghèo với chị. Nghĩa tình chị em và những kỷ niệm ngày ấu thơ, tôi đã làm theo lời chị.
Sau bữa cơm sáng với chị Công của tôi, một mình rong ruổi về Sài Gòn, tiễn tôi ra đến cửa, chị Công còn cầm tay tôi như ngày còn bé:
- Cậu về có biết đường thăm hỏi ở các bến xe"
Vỗ vai chị tôi nói cười, như còn ngây thơ lắm:
- Chị quên rằng khi còn "bức màn sắt" 1962, chỉ một cái địa chỉ, một mình em đã mò mẫm tới chỗ em cần đến! Trong khi ở miền Nam giai đoạn ấy, đã biết gì bên trong "bức màn sắt", kể cả CIA"
Về đến nhà, tôi thưa trình sự việc lên Hồng Ngự với thầy mẹ tôi xong, là đến gặp cô công an Mỹ Lệ ngay. Mặt của cô " ả" đang có chút máu mặt, thoáng thấy tôi đẩy cửa vào, mặt ả lại xám đi để tỏ ra ta oai nghiêm mới càng giống qủa "cà ghém luộc". Cô ả hạch sách, bắt tôi phải viết bản kiểm điểm, tại sao đã không nghe lời CA" Tôi nói là tôi không sai, nên tôi không làm kiểm điểm.
Tuy vậy, sáng hôm sau tôi đã đến gặp tên trung úy Mậu, đã chấp thuận cho tôi đi Hồng Ngự để thăm mộ em trai, và các cháu nhỏ con của em trai. Tôi trình bầy lại sự việc, rồi chỉ khẽ chêm một câu:
- Từ trước tôi cứ tưởng CA khu vực, phải dưới quyền của Phường!
Tôi không hề có chủ trương gì, nhưng lại gặt hái được kết qủa. Hai ngày sau, có một CA khu vực khác về thay cô Mỹ Lệ hắc búa, đó là Ngọc Anh.

CHƯƠNG 27: Cái còng của quản chế

Cái mặt của cô CA mới, cũng vàng vàng xạm xạm, hình như toàn do từ thanh niên xung phong trong chiến tranh, ngớ ngẩn đã nghe lời thúc giục, khích lệ của những con cáo già CS. Các cô, các cậu đã xông vào rừng núi, nơi đèo heo, hút gió, nằm bờ, nằm bụi nơi ám khí của rừng già, mặt cô cậu nào cũng có vấn đề. Bây giờ Đảng trả công cho làm chức này, khung kia. Tôi cứ nhìn thấy nước da và cái mặt hơi rô rỗ của cô CA này là tôi lại nghĩ ngay đến cái "bánh xèo", nó cũng vàng vàng lom lõm xần xùi.
Tuy vậy cô Ngọc Anh này lời nói lại dịu và niềm nở một chút, không nhấm nhẳn, cộc cằn như cô Mỹ Lệ. Nhất là đôi mắt của cô Ngọc Anh, dù rằng lấp lánh ở giữa cái "bánh xèo" nhưng đôi con ngươi óng xanh, vo lại hơi ưỡn cong ra mỗi khi cô cười. Tối nay, tôi phải phóng xe sang thằng Lợi, không ngờ nó cũng đang cần gặp tôi, nó cho tôi biết chuyến đi sẽ vào đầu tháng một, như thế chỉ còn gần một tháng để chuẩn bị, nó yêu cầu tôi về chuẩn bị với gia đình, với khu phố. Phần tôi, tôi lo. Phần nó, nó lo. Phần chung, cuối tuần sẽ bàn bạc với tôi.
Trên đường đạp xe về nhà, thấy giấc mơ có chiều hướng hiện thực, tôi suy nghĩ rất nhiều về bố mẹ già, ngổn ngang nhiều ngả: Đất nước, bố mẹ, cuộc đời, ba đối thể này cọ xát, giằng co, to nhỏ, nặng nhẹ cả mấy đêm ngày tôi trăn trở không yên. Đêm thứ ba, tôi trèo vào mùng mẹ tôi, bóp đầu, đấm lưng cho người, lựa trong câu chuyện rồi tôi tự than:
- Mẹ ơi! Chúng nó o-ép con qúa, mẹ ạ!
Thực sự, tôi không muốn mẹ tôi buồn, nhưng lòng tôi rối qúa! Thân tôi không đáng kể, nhưng vì bố mẹ tôi, tôi mới đứt ruột, nát lòng. Mẹ tôi sờ soạng lên đầu, lên cổ tôi, nói trong nghẹn ngào, đau đớn:
- Mẹ muốn con ra đi, nhưng mẹ không có... tiền!
Mẹ tôi đã nói ra điều tôi không thể mở miệng mấy ngày hôm nay. Hai mẹ con thầm thì bên nhau, cả buổì tối hôm ấy. Tôi không ngờ, người cũng buồn đã nhiều đêm ngày là mắt người đã lòa, người không còn khả năng lo tiền, vàng cho tôi đi. Người nói rõ, hiện nay con chỉ có một cách duy nhất là ra đi, ở lại chỉ là lặn lội trong bùn cả đời.
Từ năm, sáu tháng trước, sau một tuần tôi trở về người đã muốn bảo tôi phải ra đi, nhưng người lại không có điều kiện, người còn hiểu rõ, dù tôi có muốn ở lại hầu hạ cha mẹ già cũng không được. Cái loại tội của tôi, sớm muộn nó sẽ tìm cách bắt vào tù trở lại, nhìn không ra, thân vẫn khổ, mà cha mẹ cũng vẫn không phụng dưỡng được.
Nghe tiếng ho húng hắng của thầy tôi ở giường ngoài, tôi phải sang nói ý cho thầy tôi biết sơ, dự định ra đi của tôi. Tôi hiểu rằng thầy tôi tâm trí không còn sáng suốt bình thường, người lại nói ra khi có người đến nhà. Tôi vén màn, thầy tôi vắt một tay lên trán, với dáng nằm suy tư, thầy tôi mở mắt nhìn, tôi khẽ hỏi:
- Hôm nay thầy có ngủ ngon không"
Thầy tôi giơ một tay như muốn ngồi dậy, tôi trèo lên giường, nhẹ đỡ thầy tôi dậy, cầm bàn tay nhăn nheo xương xẩu của người, tôi vuốt ve. Óc tôi liên tưởng đến ngày trước, cũng bàn tay gầy guộc, nhăn nheo này, thầy tôi đã biểu diễn những đường quyền Mai Hoa, có lúc dẻo cong uốn éo co như sợi lạt, lúc vùn vụt nhanh nhẹn như một con cắt chiến đấu với diều hâu, và cũng bàn tay này đã uốn nắn cho tôi đứng Chảo Mã Tấn, Đinh Tấn và Trung Bình Tấn trong bài Quý Châu Quyền.
Bé cậy cha, già cậy con! Giờ đây thầy tôi đã già yếu, trông nhờ vào con phụng dưỡng đỡ đần, tôi đã trốn bỏ đi biệt gần hai chục năm. Bây giờ sống sót được trở về, lại định trốn đi nữa, một niềm xót xa quặn lòng tôi lại. Tôi ôm lấy thầy tôi, ghé sát vào tai người, nói như khẩn nài:
- Xin thầy tha tội cho con!
Chả hiểu thầy tôi có hiểu tôi nói gì không" Mà nước mắt của tôi cứ dàn dụa. Thầy tôi đặt nhẹ một tay lên vai tôi và cứ nhìn tôi trân trân như mất thần, tôi nói luôn hơi ngập ngừng:
- Thầy ơi! Con phải ra....
Tự nhiên thầy tôi nhấc một cánh màn, rồi người chậm chạp cho chân xuống tìm dép. Nhanh nhẹn, tôi nhẩy xuống lấy đôi dép xỏ vào chân cho người. Thầy tôi tiến đến chiếc tủ cũ từ ngày tôi ra Bắc, lúi húi một lúc, thầy tôi lấy ra chiếc túi con vải đen, người lôi ra một chiếc đồng hồ đeo tay đưa cho tôi, miệng người thều thào:
- Con... phải... đi!
Tay tôi cầm chiếc đồng hồ, nhưng đầu óc tôi băn khoăn: Người nói thế là người đã hiểu câu tôi nói dở dang trên với người" Tôi cầm chiếc đồng hồ Seiko 5 của Nhật vào giường trong hỏi mẹ. Mẹ tôi mỉm cười, mặt người rất tươi, tay mân mê chiếc đồng hồ, tôi vừa đưa:


- Chiếc đồng hồ này của thằng Lý mua cho thầy, ngày nó còn sống! Bố mày giữ kỹ lắm, chỉ đeo có mấy lần.
Tôi vừa đeo chiếc đồng hồ vào tay, vừa tâm niệm: Tôi sẽ giữ chiếc đồng hồ này theo khả năng, nó là một "di bảo" của bố mình. Hôm nay tôi phải mang sổ gia đình và tem phiếu ra phường xếp hàng, để mua gạo và bo bo cho bố mẹ tôi. Gần 11 giờ trưa, tôi mới ôm một túi, mười ký gạo và tám ký bo bo về tới nhà, đó là tiêu chuẩn tem phiếu một tháng, của bố mẹ tôi. Các cụ già không có răng móm mém không nhai được bo bo, giá bo bo đổi ngay chỗ người xếp hàng: Cứ 3 bo bo lấy một gạo. Trong tù tôi đã ăn bo bo nhiều, chỉ không biết nấu.
Chưa biết, thì hôm nay tôi phải biết, nhà lại hết củi, tôi chạy ra chợ mua hai đồng củi, được hai bó củi nho nhỏ. Lần mò trong chợ Nam Hòa, tôi mua năm hào đậu "cô ve" về luộc dừ cho thầy mẹ tôi. Nhìn thấy một bà bán một thúng con cà ghém, tôi đã có chủ định, sẽ có một ngày tôi thực hiện được một món ăn sở thích của mẹ tôi. Món người thích ăn nhất, hai tháng trước cô Thu đã nấu cho mẹ tôi: Thịt ba chỉ xào cháy cạnh, nấu với cà ghém, cà chua, phải có lá tía tô, hơn hai tháng rồi, tôi biết mẹ tôi thèm lắm. Món ăn sở thích của thầy tôi cũng thật khác thường, người thích nhất là món đường phên. Ngày nào cũng vậy, sau bữa cơm chiều, ăn một cục đường phên, hút một điếu thuốc lào, là người vào trong màn yên vị.
Hôm lên Hồng Ngự, chị Công đã đút vào túi của tôi sáu chục, tiền xe cộ, cho đến nay trong túi còn 32 đồng. Từ nãy đến giờ tôi đi qua một hàng cá, nhìn một con cá rô biển nằm phây phây, dù đã chết rồi. Tôi cứ lượn đi, lượn lại hai lần rồi, tay đã đút vào túi, lấy gân để tiến vào, nhưng rồi lại quay ra, xin hẹn một ngày khác. Hôm nay tôi đã mua một ký đường phên, món "ruột" của thầy tôi rồi.
Về nhà, sau khi gầy nồi cơm cho thầy mẹ, tôi lấy một ký bo bo để hầm cho tôi cả hai bữa. Khiếp thật, riêng nồi bo bo hơn một giờ rồi mà hãy còn cứng, đã mất tiêu một bó củi rồi. Sáng nay, tôi chỉ xin phép nghỉ được nửa buổi để xếp hàng mua gạo cho bố mẹ. Vừa dọn cơm xong cho thầy mẹ tôi, tôi chỉ xúc vội được một túi "bo bo" vừa dọn cơm vừa nhai. Và bây giờ, tôi xách cả cái túi con bo bo để vừa đi vừa thưởng thức, trên đường đến tổ mành trúc.
Đã hẹn với cô Thu từ tuần trước, sáng thứ Bẩy này, khi tôi đi lao động XHCN với cô CA khu vực Ngọc Anh xong, là đi liền với cô Thu vào nhà giam Chí Hòa để thăm chú Hoàng, chồng cô Thu. Tôi chưa hề biết mặt, cả tình, cả nghĩa và vì em gái của mình, tôi phải vào thăm chú ấy một lần, dù rằng thời gian của tôi ở ngoài, còn khắt khe hơn nhiều lần trong tù. Trong tù chỉ có kém cảnh tôi hiện nay là không được đi lại mà thôi, tinh thần không bị căng thẳng hàng ngày, hàng đêm như tôi.
Ngày Chủ Nhật phải lên thằng Lợi để đi vào cụ thể, những nét chính của chuyến đi. Đúng 5 giờ 10 phút tôi về gần đến nhà, tiếng mẹ tôi gào thét, tôi vừa mở cửa đã nghe mẹ tôi la to:
- Tao mù lòa già yếu, bố thì lẩm cẩm gần tám chục tuổi, mà nó còn về ăn bám!
Phía nhà ông Tấn mở cửa ra nhìn, nhà bà Cần, bà Tường cũng ra ngó nhìn tôi. Tôi ra ngoài đứng dựa vào cửa, mặt rầu rầu. Tôi và mẹ tôi đã chuẩn bị ăn ý, thỉnh thoảng người sẽ gào thét la mắng tôi: Bốn mươi mấy tuổi rồi mà không nuôi nổi thân, còn về ăn bám cha mẹ mù lòa già yếu v.v… Để xóm giềng có ý niệm sau này.
Mẹ tôi gào, mắng làm như thật, tôi phải vào ôm lấy cụ, nói nhỏ: Vừa thôi kẻo mẹ mệt, lại bệnh thì con còn khổ nữa, thậm chí, tôi còn phải ghé tai cụ:
- Đủ rồi, để hôm khác!
Cả ông Trùm Lộc, tổ trưởng khu phố cũng mò đến khuyên răn mẹ tôi, tôi ra trước cửa ngồi dựa tường thiểu não. Thoáng bóng cả cô ả Ngọc Anh từ xa, tôi vờ gục đầu như không biết, nghe rõ tiếng hỏi của Ngọc Anh với ông Thanh hàng xóm, và rồi tiếng ông cụ Thanh trả lời:
- Bà cụ chửi bới anh cu Bình, còn về ăn bám bố mẹ già!
Tôi ngửng lên đứng dậy vào nhà, còn nhìn thấy đôi mắt nâu rười rượi chia xẻ nỗi niềm, của tên áo vàng khu vực. Cả một buổi tối cứ trằn trọc, hết trở mình bên này, lại trở mình bên kia, tôi nằm mãi mà không ngủ được. Cuộc đời, đất nước, cha mẹ, để rồi thiếp đi trong giấc ngủ muộn, nhiều khắc khoải. Bỗng có tiếng đập thình thình vào cửa, tôi nhổm dậy, xuống dưới nhà.
Tiếng đập cửa hãy còn rầm rầm, ánh đèn pin từ các cửa sổ, chiếu vào trong nhà loang loáng. Thầy mẹ tôi đều đã dậy, khi tôi mở được cửa, hai ba người đẩy tôi ra, xông vào trong nhà. Người chạy xuống bếp, người leo lên gác, họ xục xạo như bắt giặc. Tôi bật được đèn lên, toàn là những người tôi chưa hề thấy bao giờ. Một tên đeo lon thượng úy cứ nhìn tôi chằm chằm. Thầy tôi đã vén màn thò đầu ra, miệng người cứ lảm nhảm:
- Lậy Chúa tôi!.. Lậy... Chúa... Tôi!
Mẹ tôi vẫn trong màn rên rỉ:
- Con xin... phó linh hồn...
Nhìn đồng hồ mới hơn một giờ, tên thượng úy chiếu đèn pin vào mặt tôi, hỏi gằn giọng:
- Tên Mẫn CIA đâu"
Tôi ngơ ngác, chẳng hiểu tên Mẫn nào! Tôi chợt nghĩ: Có thể đây là công an Thành hay Quận. Họ nghi ngờ nhà tôi có tên Mẫn CIA nào đó! Tôi cũng nhìn thẳng vào tên Thượng úy. Tôi định nói: "Tôi đang để nó trong túi, của tôi đây này"! Nhưng tôi đã từ tốn trả lời:
- Tôi không biết tên Mẫn nào cả.
Bây giờ mới thấy ông Trùm Lộc, tổ trưởng khu phố và cô Ngọc Anh công an khu vực, đẩy cửa bước vào. Cô ả Ngọc Anh tiến đến trước tên Thượng, úy ỏn ẻn:
- Báo cáo thủ trưởng.....
Tên Thượng úy, hất chiếc đèn bấm cầm tay:
- Đồng chí đi ra ngoài!
Cô ả, vác cái mặt tiu nghỉu đi ra. Ông Trùm Lộc, mặt cũng rầu rầu như tôi, nghiêng đầu như chào, rồi cũng đi ra. Hai tên côn đồ hất tung cả mùng, màn của thầy mẹ tôi lên, trong khi các người vẫn rên rỉ, ngồi cóm róm trong một góc giường. Thoáng bên ngoài, còn nhiều tên áo vàng nữa.
Tôi mới về nhà được hơn bốn tháng, mà đã ba lần công an vào khám xét nhà ban đêm. Buổi tối lên nhà Lợi, tôi kể lại cảnh khám đêm qua. Thằng Lợi nghe tôi kể, mặt nó cứ đỏ dần lên, nói gầm gừ:
- Phát xít Nhật, cũng không như thế!
Còn chị Lợi cứ nói, vẻ băn khoăn:
- Sao bây giờ... họ lại ác ôn như vậy"
Phải rồi... Họ hàng gia đình chị đều ở phía "bên kia", thằng Lợi đã nói với tôi trước đây.
Sau khi chuyện trò chung chung xong, tôi và Lợi đã lên gác vào một căn buồng trống, tôi đã ngủ nhiều lần những ngày cuối tuần. Tôi được biết chuyến đi đã được quyết định đêm 14/1/1981. Thằng Lợi, con gái lớn 17 tuổi là Nguyễn thị Mỹ Linh, và cả ba con trai của nó, cùng đi chuyến này. Riêng một mình chị Lợi ở lại để phòng hờ, chuyến đi không thành. Hơn nữa có người để giữ cái nhà, vả lại chị Lợi họ hàng, thân nhân đều theo Cách Mạng từ trước 1975.
Theo thằng Lợi, chiếc ghe này chung hai phía, phía bên kia và phía thằng Lợi. Hai bên đã thỏa thuận, mỗi phía được rước thêm bao nhiêu khách. Những quy định gặp nhau ở đâu, nơi đón, nơi nằm ếm chờ tuyến đường, thời gian, đều đã được quy ước rõ ràng rồi. Chuyến này cũng có hai đứa con lớn của vợ chồng thằng Đạt, là Thu Thủy 17 tuổi và Thắng 16 tuổi. Biết có cả Lợi và tôi đi, nên Đat cho hai đứa con đi theo như gửi gấm.

Hai mươi tám: Đôi bạn ngày nay

Thằng Lợi không có thời gian để trực tiếp điều hành, chuẩn bị cho chuyến đi, cũng như con thuyền, nên về tài chánh, đều do phiá thằng Lợi đảm nhận. Riêng về phía tôi, vợ chồng Lợi đã căn dặn kỹ càng, chi tiết: "Nếu chuyến đi trót lọt thì không nói làm gì, trường hợp bị bể, bị bắt, tôi sẽ đóng vai của thằng Lợi. Tôi đã rõ về đời thằng Lợi, cả gia đình con cái, vợ của nó. Cho nên, nếu tầu bị bắt thì sẽ là thằng Lợi bằng xương, bằng thịt. Điều này đều đã được dặn dò sơ qua, cho những người quen biết Lợi, trong chuyến đi.
Theo anh chị Lợi: Tôi là một người nguy hiểm: Nếu, lại rơi vào tay Việt Cộng thì chắc chắn được về lòng đất sớm, là may. Nếu sống, về chậm bao lâu, thì bị hành hạ khổ cực bấy lâu, rồi cũng chết trong khổ đau. Cho nên, còn trong giai đoạn VC chưa nắm hoàn toàn ngóc ngách ở miền Nam, tôi đóng vai là thằng Lợi mới được. Còn về thằng Lợi, nó đã là thổ địa mảnh đất này, chỗ nào nó chui cũng được. Nó còn đập tay vào vai tôi, nói đùa bỡn như, không có chuyện gì:
- Tao biết, mày thừa tài để đóng đạt vai trò!
Lòng tôi thì lịm đi, vì xúc động! Tôi hình dung, nếu tôi bị bắt ở trong trại giam, chị Lợi sẽ vào để tiếp tế thăm hỏi chồng mình. Để công an khỏi nghi ngờ, tôi và chị Lợi phải như thế nào, trước mặt CA" Thế nào với các con tôi: Mỹ Linh, Hữu Lực, Hữu Lượng và Hữu Luyện" v.v… Tôi nhìn đăm đăm vào mặt thằng Lợi, nó cũng chằm chằm nhìn tôi. Dưới ánh điện, tôi còn nhìn rõ con ngươi của nó hôm nay, dài ra như hình trái xoan.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.