Hôm nay,  

Cải Tổ Giáo Dục Vn

18/11/200900:00:00(Xem: 4065)

Cải Tổ Giáo Dục VN

Trần Khải
Ai cũng biết rằng Việt Nam phải cải tổ giáo dục. Không chỉ đơn giản là cải tổ, mà còn là phải cải tổ khẩn cấp và rộng khắp. Nhưng khẩn cấp mức nào, và rộng khắp mức nào thì còn là điều để tranh cãi. Dù vậy, nhận diện ra nhu cầu đã là một bước tiến lớn, vì đã cùng chấp nhận rời bỏ tâm thức tự  hào là “đỉnh cao trí tuệ của nhân loại.”
Đỉnh cao trí tuệ thế nào thì là chuyện bàn sau, nhưng các công ty vào Việt Nam kinh doanh, mở xưởng, thí dụ như hãng điện tử Intel, đều chê là khó tìm được kỹ sư, chuyên viên Việt, và bất kể là sinh viên tốt nghiệp khoa học kỹ thuật cũng cần phải để doanh nghiệp đaò tạo lại mới làm việc được. Đó là nói chuyện kỹ thuật. Còn chuyện ngoại ngữ, thí dụ như trình độ Anh ngữ, của sinh viên Việt đa số còn bết nữa. Vậy thì phải cải tổ. Đó là chuyện mà ông Phó Thủ tướng kiêm bộ trưởng Giáo dục và đào tạo Nguyễn Thiện Nhân vừa nói mấy hôm qua.
Nơi đây, chúng ta chỉ bàn tới một vài khía cạnh thôi. Trong bản tin của báo SGTT ngày 16-11-2009 đã có 2 ý nổi bật, nói rằng ông Nhân cho biết là sẽ giao cho địa phương giám sát đại học và sẽ đóng cửa các đại học kém chất lượng. Trong khi đó, báo Dân Trí tường thuật rằng ông Nhân than phiền về  trình độ ngoaị ngữ của sinh viên Việt, đưa ra bản khảo sát của Bộ cho thấy chỉ có 10% sinh viên đáp ứng chuẩn ngoại ngữ của bộ.
Đúng ra, chuyện đóng cửa các đạị học kém chất lượng là điều không cần phải bàn cãi. Nếu là tại Hoa Kỳ, người ta không bàn nữa. Bởi vì trường kém chất lượng, thì sinh viên không ghi danh học, các thư than phiền và các bản tin đăng trên các báo cũng đủ làm xã hội tự động tẩy chay các đaị học dở rồi. Đaị học tư là thế. Còn nếu đaị học công thì sẽ bị tiểu bang điều tra, lột chức các quan chức, và sẽ bị các doanh nghiệp bảo trợ tẩy chay. Ngay ở các đaị học công, hễ sinh viên ghi danh ít hơn, thì các lớp liên hệ sẽ bị cắt giảm, các giảng viên sẽ bị co cụm giờ, và cả sa thải. Thế là, tự động sẽ khai tử các đạị học dở, và làm cho giỏi hơn các đại học có thể đứng vững.
Nhưng chuyện điạ phương giám sát đaị học là điều cần phải suy xét kỹ, và khi làm, nếu làm, thì phải làm cho khéo, và phảỉ có một cơ quan thanh tra cấp toàn quốc, và tốt nhất là cần một cơ quan thanh tra độc lập, không nên để bị ảnh hưởng bởi áp lực nào hết.
Bản tin báo SGTT có nhan đề “Địa phương giám sát trường đại học...” viết:
“ Địa phương sẽ có quyền kiểm tra các trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn. Các trường không đáp ứng nhu cầu xã hội, không đạt chất lượng sẽ phải chấm dứt hoạt động.
 Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 khối các trường đại học – cao đẳng vào chiều ngày 14.11, phó Thủ tướng kiêm bộ trưởng Giáo dục và đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã đề ra một số yêu cầu để có thể thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học trong năm 2009 – 2010. Một trong các yêu cầu đó là sắp tới đây, UBND cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có quyền và nghĩa vụ kiểm tra các trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn. Chỉ thị về nhiệm vụ năm học cũng nêu rõ sẽ triển khai việc sinh viên đánh giá giảng viên ngay từ quý 4/2009. Cuối học kỳ 1, năm học 2009 – 2010, sẽ chọn một số trường thực hiện thí điểm đánh giá trước, sang học kỳ 2 tất cả các trường sẽ triển khai việc sinh viên đánh giá giảng viên qua môn học. Đồng thời, các trường sẽ tham gia đánh giá bộ chứ không chỉ có bộ đánh giá các trường. Những trường đại học đào tạo không đáp ứng nhu cầu xã hội, không đạt chất lượng sẽ phải chấm dứt hoạt động...
Bộ không quản nổi
Trong báo cáo trước Quốc hội về sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học, ngày 29.10, bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã thừa nhận bộ chưa thực sự quản lý được chất lượng giáo dục đại học vì chưa có chuẩn đầu ra của các trường đại học, cao đẳng; chưa giữ được chuẩn của nhiều yếu tố đầu vào; chưa có cơ quan chuyên trách quản lý chất lượng... Thực tế, trong tổng số 376 trường đại học, cao đẳng cả nước hiện nay, bộ Giáo dục và đào tạo chỉ quản lý 54 trường (chiếm 14,4%); các bộ, ngành khác quản lý 116 trường (30,8%); UBND các tỉnh, thành phố hiện đang quản lý 125 trường (33,2%). Do vậy, về tổng thể, bộ chưa thể trả lời được về chất lượng đào tạo, việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến đào tạo, và hiệu quả đầu tư từ ngân sách cho các trường đại học, cao đẳng công lập.
Mặc dù tình trạng yếu kém của hệ thống giáo dục đại học đã bộc lộ ra trong một thời gian dài, nhưng giai đoạn gần đây, vẫn có tình trạng tăng tốc phát triển số lượng, dẫn đến hậu quả là khoảng 20% các trường đại học, cao đẳng mới được thành lập hoặc nâng cấp từ năm 2005 chưa thực hiện đầy đủ các cam kết với người học; chưa chuẩn bị đồng bộ các yếu tố về đất đai xây dựng trường, đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng; vốn đầu tư và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác... “(hết trích)


Nhà báo Như Thuần trong bản tin này, nhận xét: “...Thực tế đã chứng minh rằng, việc giao cho chính quyền địa phương giám sát các trường đại học là bất khả thi trong điều kiện cơ chế như hiện nay. Trường hợp điển hình như trường đại học Phan Thiết cũng đủ minh chứng cho điều đó. Ngay cả bộ Giáo dục và đào tạo cũng thừa nhận trong báo cáo vừa qua rằng, các trường đại học, cao đẳng không thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo hàng năm, khi kết thúc năm học 2008 – 2009, tới 46% số trường không gửi báo cáo nên bộ không có cơ sở dữ liệu để tổng kết, thì làm sao báo cáo của nhà trường với các địa phương có thể khả tín. Đó là chưa kể, khi trường đại học (nhất là các trường đại học tư hoặc mới nâng cấp từ các trường cao đẳng trực thuộc) trong cơ chế cộng sinh, rất có thể trở thành một thứ “con tin” trong tay các thể chế quyền lực địa phương sẽ dễ dàng phát sinh các tiêu cực như những trường hợp hợp thức hoá bằng cấp, chạy bằng,... đã được phát hiện gần đây.”(hết trích)
Thực ra, chuyện giao cho địa phương quản lý đạị học có thể xem là công nhận một thực tiễn đang hiện hữu, vì Bộ chỉ mới quản lý có 14,4% trường thôi" Chúng ta có thể tin rằng khi ông Nhân loan báo chính sách này, chắc chắn là đã họp, bàn luận với nhiều cán bộ khác, và thấy rằng Bộ không làm nổi, thôi thì giao cho địa phương. Thêm nữa, người ta thấy, đa số đại học Mỹ cũng do cấp tiểu bang quản lý... Nói như thế là dễ nghe, nhưng thực tế VN sẽ không như thế. Bởi vì, đa số các đaị học Mỹ là nhận ngân sách từ chính quyền tiểu bang, và các viên chức đại học phải điều trần trước hai nghị viện tiểu bang về các vấn đề giaó dục, khi bị chất vấn. Nếu giao cho các tỉnh VN quản lý, thì ai sẽ thanh tra các tỉnh ủy và các tỉnh ủy viên, khi họ có thêm quyền lực đối với các trường đại học và cao đẳng điạ phương" Tình hình VN hiện nay cũng chưa có tự do báo chí, và ngay cả sinh viên trong các đại học cũng không có quyền tự do xuất bản báo chí như tại các đại học Mỹ; vậy thì ai sẽ thay mặt sinh viên để nói lên các nan đề trong các trường.
Nếu Bộ Giáo Dục Đào Tạo không có một cơ quan thanh tra cấp Bộ, thì các đạị học giao cho tỉnh sẽ có thể bị ảnh hưởng áp lực từ các tỉnh ủy và tỉnh ủy viên (thậm chí, các sinh viên diện con cháu các tỉnh ủy viên cũng dễ dàng có quyền lực đối với các thầy cô đang lãnh lương từ đaị học thuộc ngân sách tỉnh) trong việc cấp bằng, cơ hội du học, cơ hội giới thiệu việc làm, điểm ma điểm dỏm, bằng ma bằng dỏm...
Còn nhiều mạng lưới thanh tra khác cũng cần thiết lập tại VN. Thí dụ, như cho sinh viên có quyền tự do báo chí, cho làm các nội san, đặc san phát hành trong trường, và cho các báo trong các trường tự do phát hành trên mạng Internet của trường naỳ. Không nghe tiếng nói từ sinh viên, thì làm sao mà biết hết vấn đề của các đaị học. Thí dụ, như cho lập hội phụ huynh sinh viên để nâng đỡ nhau, mở trang web để trao đổi thông tin với nhau, giới thiệu việc làm cho nhau khi ra trường.
Trong khi đó, báo Dân Trí ngày 16-11-2009, ghi nhận về Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2009-2010 tổ chức chiều14/11 tại 5 điểm cầu truyền hình: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, TP.SG và Cần Thơ, trong đó cho biết một thực tế, qua tiết lộ của ông Thái Bá Cần, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. Sài Gòn:
“Đối với sinh viên, ông Cần cho biết trình độ ngoại ngữ đầu vào của sinh viên rất thấp. Khảo sát của nhà trường cho thấy chỉ có 10% sinh viên đáp ứng được chuẩn ngoại ngữ đầu ra nếu học theo phương pháp và thời lượng như hiện nay. Vì vậy, Bộ GD-ĐT cần có biện pháp hỗ trợ nhà trường trong việc thực hiện quy định này.” (hết trích)
Kém ngoại ngữ là chuyện thấy rõ. Ai cũng biết. Muốn tăng tốc học ngoạị ngữ, chỉ có cách nhanh nhất là nhờ tới sức của hải ngoại. Nhưng cũng phảỉ khoa học hóa việc học của mình, để giảm thiểu công sức bỏ ra. Thí dụ, nếu sinh viên chuẩn bị đi du học ở Hoa Kỳ, thì nên thường xuyên vào xem trang web dạy Anh văn của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA; hay sắp du học ở Anh thì nên vào trang dạy Anh văn của Đài BBC. Một thực tế là các trang dạy Anh văn này đều tuyệt vời, nhưng giọng nói mỗi nơi đều hơi khác.
Ngay tại Hoa Kỳ, quen nghe nói giọng New York mà bất chợt gặp người nói giọng Alabama thì cũng khó hiểu kịp. Cũng y hệt như dân Sài Gòn mà lần đầu nghe giọng xứ Quảng. Thường thì sinh viên VN quen theo giọng thầy cô, nhưng thầy ở Hà Nộị, Huế, Sài Gòn chắc chắn là không có giọng Anh văn quốc tế.
Học Anh văn, thực ra cũng nên nhờ tới các phương tiện truyền hình và Internet, qua đó người hải ngoại có thể mở lớp dạy dễ dàng, và chắc chắn là phổ cập và giá rẻ hơn là mở trường quốc tế tại VN.
Mà giảng viên Anh văn có thể là sẵn sàng dạy chùa. Thí dụ, nhà nước có thể nhờ các giaó hội hải ngoại giúp cho giaó dục trong nước. Đơn giản nhất là giúp dạy Anh văn, bằng cách cho mở làn sóng truyền hình giáo dục song ngữ Anh-Việt, do các giaó hội thuộc các tôn giaó khác nhau phụ trách – thí dụ, các linh mục, các mục sư, các vị sư taị Hoa Kỳ, kể cả mời giaó hội Làng Mai. Làn sóng truyền hình do nhà nước quản lý, thì sợ gì mà không làm" Thêm nữa, không ai tu hành mà đi lấy tiền, hay làm trò gian xảo gì cả.
Như thế, Bộ Giaó Dục sẽ đỡ lo về một phần cho việc cải tổ giáo dục.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.