Hôm nay,  

Bạo Hành Ở San Jose

28/10/200900:00:00(Xem: 8823)

Bạo Hành ở San Jose

Vi Anh
Phân tích văn thư đề ngày 25 tháng 10, năm 2009, của Dân biểu Trần thái Văn gởi cho Chánh Biện Lý Quận Hạt Santa Clara và Thị Trưởng San Jose và tổng hợp tin tức báo chí của Việt Mỹ, người ta thấy vụ một số cảnh dùng võõ lực quá đáng, đánh đập tàn nhẫn một sinh viên Việt tại Thành Phố San Jose, California đã thành một vấn đề nhiều ảnh hưởng trong chánh quyền Mỹ ở địa phương và trong tập thể người Việt trong lẫn ngoài nước.
Một, cái cell phone tuy nhỏ xíu nhưng cho thấy nếu biết sử dụng sẽ có giá trị lớn lao và quan trọng đối với công luận và chứng lý. Qua thư của Dân biểu Trần thái Văn yêu cầu Chánh Biện Lý Dolores Carr làm sáng tổ nội vụ, người ta thấy vụ bạo hành trầm trọng nêu trên đã xẩy ra vào ngày 3 tháng 9 năm 2009 liên quan đến Sở Cảnh sát San Jose và nạn nhân là một sinh viên, tên Phương Hồ, 20 tuổi. Biến cố này bùng nổ khi Nhật báo San Jose Mercury News, số ra ngày Chủ Nhật 25 tháng 10 năm 2009  cho phổ  biến tin tức và phát hình cảnh  bạo tàn của Cảnh Sát San Jose trên nhiều đài truyền hình quốc gia "Hành động của một số cảnh sát San Jose được thu lại bằng một máy điện thoại cầm tay của một sinh viên khác chứng kiến ngay tại hiện trường. Hình ảnh và tiếng kêu cầu cứu nghe trên truyền hình làm cho người xem thấy sự đối xử tàn tệ của nhiều nhân viên công lực đối với nạn nhân Phương Hồ."
DB Văn  nhấn mạnh "Đây là một biến cố trầm trọng đã có những sự sứt mẻ giữa chính quyền địa phương cũng như giới công  lực trong Quận Hạt Santa Clara và cộng đồng Việt và có thể  gây thêm ngộ nhận." Và  Bà Chánh Biện lý trong một cuộc điện đàm dài 30 phút, trả lời cho DB Văn,  đã cam kết  "sẽ làm sáng tỏ vấn đề theo đúng luật lệ cho phép trong tinh thần công bằng và thượng tôn pháp luật." 
Hai, báo chí coi quyền hiểu biết cuả công chúng là tối thượïng, phục vụ cho công lý, chân lý là nhiệm vụ hàng đầu. Báo San Jose Mercury News phải tốn tiền mua khúc phim video của một sinh viên thâu được. Báo phải nối kết với các đài quốc gia để phổ biến rộng qua San Jose Mercury News websites. Báo không sợ mất cảm tình của cơ quan cảnh sát khi phanh phui nội vu mà cảnh sát có thể nói đã dấu cả tháng rồi.
Truyền thông Việt ngữ trong vùng truyền tải và truyền thông Việt ngữ khắp nước Mỹ và Aâu châu loan tải tạo thành một chấn động. Chắc chắn sớm muộn gì đồng bào Việt trong nước cũng hay và truyền thông ngoài luồng trong nước, các blogger, các trang chủ trên mạng bằng cách này hay cách khác sẽ thông tin, nghị luận trên tinh thần "máu chảy ruột mềm".
Còn báo chí Việt ngữ ở Mỹ loan tải thông tin, nghị luận nhanh chóng, đầy đủ để đồng bào Việt hải ngoại am tường khi thấy đồng bào của mình bị ức hiếp. Qua các online của báo chí tiếng Việt, đồng bào trong nước nhận thấy người Việt hải ngoại lúc nào, ở đâu có người Việt bị áp bức, bóc lột, là người Việt hải ngoại giúp đỡ.
Ba, không ai thương người Việt hơn người Việt. DB Trần thái Văn tuy đơn vị bầu cử ở Little Saigon nhưng một giọt máu đào hơn ao nước lã và nhờ kỹ năng luật sư đã thấy vấn đề nên lên tiếng ngay, đòi hỏi công lý cho một đồng bào mình. Nghị viên Madison Nguyễn tại địa phương quên đi những phiền muộn trong dĩ vảng, cũng xông lên đòi hỏi công lý. Theo tinh thần dân chủ đại diện của Mỹ, tiếng nói của người dân cử, là tiếng nói chánh quyền không thể không xem xét, không thể không trả lời, không thể không hành động được. Bà Chánh Biện Lý trăm công ngàn việc mà phải bỏ 30 phút nói chuyện với người dân cử gốc Việt đầu tiên đi vào Quốc Hội Cali. Điều đó cho thấy lá phiếu của người Việt rất quí. Người dân cử lợi cho dân là người đi sát với dân bằng hành động lập pháp thiết thực, bằng những can thiệp cụ thể, mạnh dạn đứng về phía dân trong những đòi hỏi hợp lý, chớ không phải bằng những hành động làm cảnh trong các lễ hội, bắt tay, nói những lời hoa mỹ mà không làm.
Bốn, cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở San Jose, là một cộng đồng rất bén nhạy về chánh trị trong xã hội Mỹ. Theo DB Trần thái Văn, "nhiều vị lãnh đạo trong cộng đồng Việt Nam tại vùng Bắc California đã liên lạc với Dân Biểu Văn trong 24 giờ qua bầy tỏ sự phẫn nộ về sự kiện này."Cộng đồng Việt ở San Jose được tiếng là cộng đồng đông hàng thứ nhì ở Cali. So với xã hội Mỹ tuy là cộng đồng thiểu số nhưng hành động vượt trội  đang vận động, hội họp, thảo luận, biểu quyết ra một hành động tập thể khôn ngoan, hiệu năng nhứt để nói lên tiếng nói, chứng tỏ một dáng đứng trong xã hội đa văn hoá, đa sắc tộc là Mỹ này.


Năm, máu chảy ruột mềm. Em Phương Hồ tuy là một công dân của nước Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa VN. Người Việt hải ngoại đại đa số là người Việt tỵ nạn CS không ưa, đang chống chế độ CS đó. Nhưng người Việt hải ngoại không chống đất nước VN, không chống nhân dân VN, không bao giờ chống quốc gia dân tộc VN, vẫn mãi mãi là nước nhà của mình, đồng bào của mình. Và ngưòi Việt Hải ngoại chống chế độ CS, chống nhà cầm quyền CS Hà nội cũng vì đất nước VN và nhân dân VN đang bị CS tước đoạt mọi quyền tự do, dân chủ, nhân quyền là những quyến bất khả tương nhượng khi sanh ra với tư cách con người.
Do vậy không phải chỉ đồng bào Mỹ gốc Việt ở San Jose mà đồng bào Việt ở 50 tiểu bang Mỹ, ở Canada, ở Tây Aâu và Úc, đại đa số  đều cảm kích và ủng hộ việc đòi công lý cho Phương Hồ, là một đồng bào Việt. Cũng như  người Việt hải ngoại đã từng giúp đỡ đòi quyền làm việc, quyền lưu cư, quyền bối thường thiệt hại Cô dâu Đài Loan, Đại Hàn bị đối xử như nô lệ tình dục, "công nhân xuất khẩûu lao động" bị CS Hà nội đem con bỏ chợ, bị chủ nhơn ông ngoại quốc ở Samoa, Mã lai, Jordan, v.v., là người Việt hải ngoại đến ủy lạo, can thiệp, kiện thưa.
Sáu và cuối cùng, chỉ có toà tổng lãnh sự CS là "vô cảm, vô tình". Toà Tổng Lãnh sự CS Hà nội ở San Francisco, chỉ cách San Jose một giờ lái xe, là toà tổng lãnh sự lâu đời, nhiều cán bộ nhứt, lại có cả ổ tình báo quốc ngoại nữa. Không có lý do gì không hay biết một biến động liên quan đến một công dân của chế độ Cộng Hoà XHCNVN, một sinh viên của CS Hà nội đi du học năm thứ ba của đại học sát một bên bị ức hiếp, đánh đập, báo chí Mỹ Việt đăng ầm ấm. Nhiệm vụ bảo vệ kiều dân là nhiệm vụ chánh của toà tổng lãnh sự, cơ quan này không làm thì có đáng ăn lương, xài phương tiện do tiền thuế của người dân đóng không. Tính "vô cảm", vô trách nhiệm và tính chờ lịnh "trên" của cán bộ, đảng viên sứ quán đã làm liệt cơ quan ngoại giao và lãnh sự của CS Hà nội mất rồi. Như trong vụ Samoa, Jordan công nhân xuất khẩu lao động bị đánh đập, mà toà đại sứ ở Mỹ, ở Cairo, im lặng, bất động, trễ tràng một cách khiếp nhược.
Trái lại cộng đồng người Việt hải ngoại hiện giờ không có ngân sách, không có chánh phủ nhưng quyết liệt bảo vệ đồng bào. Như DB Trần thái Văn mạnh dạn nói cho vị Chánh Biện Lý và Thị Trưởng biết, "Trong quá khứ Cảnh sát San Jose cũng có những hành động thái quá đem đến hậu quả 2 người bị bệnh tâm thần trong cộng đồng Việt Nam bị bắn chết,  làm mối giao hảo tốt đẹp của cộng đồng Việt Nam và nhân viên công lực của thành phố đã bị sút giảm. Dân Biểu Văn đã yêu cầu những chính quyền thành phố San Jose  phải có những kế hoạch cần thiết để bảo đảm với cộng đồng, sự bạo hành của nhân viên công lực phải chấm dứt và cần có một cuộc điều tra kỹ lưỡng."
Theo bản tin chuyển tư Sacramento, "Chánh Biện Lý Dolores Carr đã điện thọại cho Dân Biểu Văn ngay sau khi nhận được điện thư.  Cuộc điện đàm kéo dài 30 phút, Dân Biểu Văn  đã tái yêu cần bà Carr cần phải làm sáng tỏ  vấn đề qua những  thủ tục điều tra và thủ tục pháp lý cần thiết để trấn an Cộng Đồng Việt đã và đang mất tin tưởng vào cơ quan công lực tại San Jose. Ngoài ra,  Dân Biểu Văn đã nhắc lại sự quan tâm và phẫn nộ của Cộng đồng Việt với với Cảnh Sát  San Jose và những thủ tục pháp lý thiếu minh bạch từ Cơ Quan Biện Lý Cuộc Santa Clara về cái chết của em Daniel Phạm, một bệnh nhân tâm thần, bị cảnh sát bắn chết. Cách đối xử của 2 cơ quan chính quyền này về hồ sơ Daniel Phạm đã gây ấn tượng xấu và làm mất niềm tin của Cộng Đồng Việt tại vùng bắc California."
Dân Biểu Trần Thái Văn Yêu Cầu Làm  Sáng Tỏ Công Lý "Trên tinh thần nhân bản, con người và con người, chúng ta không thể chấp nhận bất cứ ai có hành động thô bạo như đã thấy trong đoạn phim liên hệ đến nạn nhân Phương Hồ," Dân Biểu Văn phát biểu.
Bà Chánh Biện Lý đồng ý rằng đây là một biến cố trầm trọng đã có những sự sứt mẻ giữa chính quyền địa phương cũng như giới công  lực trong Quận Hạt Santa Clara và cộng đồng Việt  và có thể  gây thêm ngộ nhận.  Bà Carr  đã cam kết  sẽ làm sáng tỏ vấn đề theo đúng luật lệ cho phép trong tinh thần công bằng và thượng tôn pháp luật.
Sau cùng, Dân Biểu Văn cho bà Carr biết rằng Cộng Đồng Việt Nam từ Bắc xuống Nam California sẽ tán thưởng sự điều tra và thi hành công lý một cách công bằng trong biến cố này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.