Hôm nay,  

Dân Cứng, Cs Phải Mềm

08/08/200900:00:00(Xem: 4735)

Dân Cứng, CS Phải Mềm

Vi Anh
Phương ngôn Việt Nam có câu "mềm thì nắn, rắn thì buông". CS cũng thế. Khi dân cứng thì CS phải mềm ít ra trong một giai đoạn nào đó. Dân đã mất gần hết, không còn gì để sợ, thì phải phản ứng mạnh. CS được quá nhiều, sợ mất, nên phải uyển chuyển mềm dẻo để giữ và để hưởng. Do đó  người Đông Phương không ngạc nhiên như người Tây Phương khi thấy tại sao CS Bắc Kinh quay 180 độ cách đối phó với dân sau vụ Tân Cương và trước hai tháng ngày TC ăn mừng lễ Quốc Khánh năm thứ 60, ngày 1 tháng 10 thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.
Tân Hoa xã, một hãng thông tấn tiếng nói của Đảng Nhà Nước CS Bắc Kinh bằng một bài xã luận kêu gọi nhà cầm quyền CS ở địa phương thay đổi cách "xử lý" các vụ biểu tình ở Trung Quốc. Tân Hoa Xã cho rằng những cuộc xung đột của người dân chống chánh quyền ngày càng xảy ra nhiều. Cách giải thích của nhà cầm quyền địa phương cho rằng công nhân bị xúi giục bởi những "kẻ xấu" ở bên ngoài lừa bịp  làm cho nông dân tin rằng đất đai của họ đã bị cướp đoạt hoặc nước uống tại ngôi làng của họ đã bị xí nghiệp gần đó làm ô nhiễm. Cách giải thích đó theo Tân Hoa Xã đã  bắt đầu gây nhàm chán, không ai tin và bị phản tác dụng. Nên cần có một "kịch bản" mới. Kịch bản mới đó là nhà cầm quyền địa phương phải xử lý nhân đạo hơn đối với nhân dân, nhắm vào quyền lợi của người dân ở địa phương.
 Bài xã luận này có vẻ đổi mới và thân dân nên báo chí Hồng Kông và Tây Phương chú ý. Kent Ewin, nhà báo kiêm giáo sư định cư tại Hồng Kong, viết trên báo Asia Times online "Trung Quốc viết kịch bản mới cho các vụ biểu tình đông người". Ông cho rằng xã luận của Tân Hoa Xã là khá thẳng thừng, trích dẫn lời lẽ của Tân Hoa Xã như sau : "Trong những năm gần đây, khi những vụ biểu tình ồ ạt xảy ra, thông thường chính quyền địa phương đã không làm đúng công việc của mình và đã không xử lý các vấn đề một cách thích hợp … Chê trách người dân là không có đủ thông tin chẳng khác nào là bảo họ không có khả năng phân biệt phải trái, và đây là điều hoàn toàn không đúng sự thật".
Còn báo  Southern Metropoliotan News đi  tin là Bắc Kinh dự tính thiết lập một khoá đào tạo nhằm "giúp cán bộ địa phương tiếp cận tốt hơn các hồ sơ khẩn cấp và tránh có một thái độ xử lý lỏng lẻo và tệ hại". Theo một giáo sư thuộc trường đảng Cộng sản Trung Quốc, thì trường này sẽ tổ chức một khóa đào tạo trong một tuần. Vị giáo sư còn cho biết là các khái niệm "chủ mưu" và "khích động quần chúng" sẽ không nằm trong đề cương khoá học.
Nhưng nhân dân từng có kinh nghiệm sống trong gọng kềm CS thì hết sức dè dặt  nếu không muốn nói là nghi nan với bài xã luận này của Tân Hoa Xã. Thời Chiến tranh VN, mỗi lần sinh nhựt Hồ chí Minh hay Quốc Khánh của chế độ CS Hà nội, CS Bắc Việt ăn mừng bằng đấp đường, đào lộ, gài mìn, lựu đạn, pháo kích vào thành phố của Miền Nam. Nên TT Nguyễn văn Thiệu có một câu để đời, " Đừng nghe những gì CS nói mà nhìn những gì CS làm".


CS Bắc Kinh  đang sợ những cuộc "hổn loạn", chữ của Tân Hoa Xã xài lần đầu tiên để chỉ vụ dân Duy ngô nhĩ  và người Tàu đụng độ ở thủ phủ Địch Hoá tỉnh Tân Cương. CS Bắc Kinh sợ nên trong bài xã luận Tân Hoa Xã không hề đề cập đến vụ Tân Cương, theo nhận định của báo Asia Times. Chủ Tịch Đảng kiêm Chủ Tịch Nước kiêm Chủ Tịch Quân Uy Trung Ương Hồ cẩm Đào bỏ họp khối G8, từ Ý bay về nước. Vụ Tân Cương làm sống lại vụ Tây Tạng bị CS Bắc Kinh xâm chiếm đất nước, cào bằng văn hoá mà Đức Đạt lai lạt ma đã vận động ngoại giao và vận động tăng ni, Phật Tử TâyTạng cứu nguy - không ngừng nghỉ. Vụ Tân Cương châm ngòi lại cuộc đấu tranh thầm lặng và công khai của tín đồ giáo phái Pháp Luân Công, của hàng chục triệu giáo dân theo Thiên Chuá Giáo, của hàng triệu triệu nông dân bị chính quyền trưng thu ruộng đất, của hàng triệu triệu công nhân bị bóc lột sức lao động và của tầng lớp thanh niên muốn có tự do, dân chủ, trong thời kinh tế mở cửa cho đầu tư ngoại quốc vào. Vụ Tân Cương  phá vỡ hai ưu thế của TC. Huyền thoại lấy tăng gia kinh tế làm thế chánh trị công quyền và huyền thoại chế độ  TC là chế độ ổn định chánh trị, an toàn đầu tư - hai huyền thoại này đổ vỡ. 
Trung Cộng lo sợ những cuộc nổi dậy của nông dân, công nhân, dân oan. Những con số đáng sợ. Trong năm 2007 đã xảy ra 80,000 vụ biểu tình. Có thể nói là mỗi ngày, trên đất nước Trung Quốc, có 250  đám đông giận dữ tụ tập lại để phản đối một vụ cướp đất hay một tai nạn công nghiệp gây ô nhiễm cho cuộc sống của nông dân.
TC đã dùng bạo lực để trấn áp dân chúng Trung Quốc trung bình một năm trên 80,000 vụ. Nhưng sức ép càng nhiều sức bật càng cao, bạo lực kêu gọi bạo lực. Báo La Croix của Pháp  cho biết vào  ngày 24/07/2009, khoảng mấy ngàn công nhân nổi giận đã giết chết một giám đốc công ty; một cuộc bạo loạn giết lãnh đạo đầu tiên ở TC. Thông tín viên của báo La Croix tại Bắc Kinh nhận định "Nền ổn định của Trung Quốc bị đe dọa trước sự gia tăng của những vụ xung đột trong xã hội".TC lo sợ không thể còn bưng bít phong trào nhân dân được nữa. Có cả một đội quân "công dân trên Internet" lan truyền thông tin, buộc báo đài của Nhà nước phải nói đến.
Bài xã luận này dầu nói thẳng thừng, kêu gọi trực tiếp. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Tân Hoa Xã nói  thẳng thừng như vậy. Đây không phải là lần đầu tiên trung ương kêu gọi địa phương, dồn cho địa phương trách nhiệm giải quyết và đổ cho địa phương chịu trách nhiệm những đổ bể giữa dân và cầm quyền. CS Bắc Kinh đã hàng trăm hàng chục lần lên tiếng kêu gọi trong sạch hoá ban lãnh đạo ở cấp địa phương  nhưng tình trạng tham nhũng ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Sở dĩ Tân Hoa Xã phải làm thế vì muốn xì xúp páp bất mãn của dân mà vụ Tân Cương là lớn nhứt. Lần đầu tiên Tân Hoa xã dùng chữ "hổn loạn" khi đánh đi tin ở Tân Cương, so với hàng chục ngàn vụ xung đột bên trong TC. Thế giới vẫn thấy TQ là một nước bạo lực. Vụ Tân Cuong minh chứng TQ dưới thời CS vẫn là một nước bạo lực. Theo  con số của chính các  cơ quan nghiên cứu Trung Quốc, tại Trung Quốc, mỗi tháng xảy ra khoảng 24 ngàn vụ biểu tình bạo động, tụ tập có bạo lực hơn 1000 người tham gia, phản đối việc trưng thu đất đai hay tố cáo nạn tham nhũng.
Bài xã luận có vẻ đổi mới và thân dân của Tân Hoa Xã nói lên "ý đồ" của TC muốn rửa mặt mày hai tháng trước để ăn mừng ngày mùng 1 thắng 10, kỷ niệm 60 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Nhưng khi người dân không tin nhà cầm quyền rồi thì khó mà thuyết phục. Thí dụ như TC tốn hàng tỷ Đô la để làm đẹp hình ảnh chế độ CS Bắc Kinh trong việc đăng cai tổ chức Thế Vận Hội. Nhưng sau cùng rồi chỉ mang tiếng xấu  là một chế độ độc tài xâm lăng và đàn áp Phật Giáo và nhân dân Tây Tạng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.