Hôm nay,  

Câu Chuyện Thể Thao – Tiền Đạo

02/08/200900:00:00(Xem: 1924)

Câu Chuyện Thể Thao – Tiền Đạo

Trong phần Câu Chuyện Thể Thao lần này, xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu chi tiết môn “Trượt Sóng “, tức “Surfing”. Trượt sóng là một môn thể thao trên mặt nước với hình thức các tuyển thủ đứng trên một tấm ván để trượt theo độ nghiêng của những cơn sóng uốn lượn khi mặt nước hình thành các đợt sóng vỗ vào bờ biển. Do ứng dụng hiện tượng tự nhiên của sóng biển kèm theo khung cảnh thơ mộng của trời nước mênh mông trong những buổi tranh tài có thời tiết tốt dưới ánh nắng mặt trời, môn trượt sóng còn tạo thêm nhiều kích thích thú vị cho thị giác người xem qua những hình ảnh ngoạn mục. Hơn nữa, ngoài tính cách là môn thể thao tranh tài, trượt sóng cũng đã trở thành môn giải trí được giới trẻ yêu chuộng và rất thịnh hành vào mùa hè tại các bãi biển nằm trong hải vực có nhiều sóng.
Tuy có nhiều giả thuyết cho rằng hình thức sử dụng tấm ván để lướt sóng đã xuất hiện vào khoảng năm 400 Tây lịch, nhưng cho đến nay vẫn chưa có sử liệu nào chứng minh cụ thể. Mặt khác, dựa theo đặc tính văn hóa về ngành kỹ thuật hàng hải sớm phát triển của người cổ đại vùng hải vực Tam Giác Polynesia (Polynesia Triangle: là tên tổng xưng của vùng biển ở Thái Bình Dương bao gồm các quần đảo nhỏ nằm trong khu vực có hình tam giác tính từ ba vị trí là Midway Atoll của Hawaii, Aotearoa của Tân Tây Lan và Rapa Nui), các nhà khảo cổ học cho rằng xưa kia người Polynesia đã biết cách dùng thuyền gỗ để lướt theo các đợt sóng lớn để trở vào đất liền sau những cuộc hành trình ra khơi đánh cá. Từ đó, đưa đến hình thức dùng các tấm ván gỗ lướt sóng, tức là khởi nguồn của môn trượt sóng ngày nay. Đồng thời, theo giả thuyết của nhà nhân chủng học kiêm sử gia người Hoa Kỳ là ông Ben Finney (sinh năm 1933) thì từ quá trình phát triển ngành kỹ thuật hàng hải, môn trượt sóng cũng được phổ biến khắp khu vực Polynesia với phía Đông là đảo Rapa Nui, phía Tây là New Guinea, phía Bắc là Hawaii và phía Nam là Tân Tây Lan. Ngoài ra, trong các câu chuyện thần thoại và truyền thuyết của nền văn hóa cổ đại Polynesia cũng đề cập rất nhiều đến các hình thức sử dụng tấm ván để lướt sóng. Chẳng hạn như chuyện quyết đấu giữa các dũng sĩ trong đó có bộ môn tranh tài dùng ván gỗ lướt sóng, chuyện một cô gái ở vùng ven biển mang tâm sự phiền muộn vì phải về nhà chồng là người thuộc bộ tộc vùng núi nên cô không thể chơi đùa môn trượt sóng bằng ván gỗ v.v…
Người Châu Âu đầu tiên nhìn thấy quang cảnh trượt sóng là thuyền trưởng kiêm nhà thám hiểm người Anh James Cook (1728-1799). Trong quyển “Nhật Ký Hàng Hải” của Cook còn ghi lại việc ông nhìn thấy các thổ dân ở Haìti và Hawaii dùng ván gỗ lướt sóng khi đi ngang qua những nơi này. Kế đến, vào khoảng gần cuối thế kỷ 18 các nhà truyền giáo Anh Quốc và Châu Âu đã lần lượt đến các quần đảo của khu vực “Tam Giác Polynesia”. Sau đó, hình thức trượt sóng bằng tấm được lan truyền đến các vùng Âu Mỹ và trở thành môn thể thao như hiện nay.
Tấm ván dùng trong môn trượt sóng gọi là “Board”, được chia làm hai loại: ván dài (long board) và ván ngắn (short board). Thông thường, tiêu chuẩn của loại ván dài là từ 9 feet (khoảng 274,3cm) trở lên. Từ năm 1968 là thời điểm môn trượt sóng cận đại bắt đầu thu hút sự quan tâm của giới yêu chuộng các môn thể thao trên mặt nước nên đã xuất hiện loại ván ngắn hơn để thích hợp trong việc di chuyển và phù hợp với kích thước chiều cao của người sử dụng. Hơn nữa, từ năm 1971 những loại ván ngắn từ 5 feet đến 7 feet cũng ra đời và rất được giới thanh thiếu niên ưa chuộng. Tùy theo hình thức trượt sóng, có rất nhiều loại ván khác nhau về chiều dài, hình dáng, màu sắc v.v...Thí dụ như khi trượt sóng lớn thì dùng loại ván “Gun” hoặc loại ván ngắn có dạng hình quả trứng giống như loại ván dài gọi là “Eggboard”. Ngoài ra, loại ván trung bình ở giữa hạng “longboard” và “shortboard” được gọi là “funboard” hoặc “Hybrid board”. Theo dòng phát triển của ngành kỹ nghệ hóa chất, từ sau thập niên 1950, ván trượt sóng được chế tạo bằng các hợp chất nhựa Polyurethane, Polyester, Carbon Fiber hỗn hợp với nhựa thực vật, đồng thời còn được tráng lớp sơn bóng bên ngoài nên có độ bền rất cao.
Trong môn trượt sóng, có một yếu tố quan trọng bất khả khuyết là những thông tin về sóng. Hiện nay, nguồn thông tin về sóng bao gồm dự báo thời tiết, hướng gió, độ lớn của sóng v.v…Vì là hiện tượng tự nhiên nên mức độ hình thành và độ lớn của sóng luôn thay đổi liên tục trong ngày buộc các tuyển thủ khi tranh tài phải chuẩn bị tâm lý và lượng sức cẩn thận để thích ứng với tình huống khi trượt sóng.
Về mặt kỹ thuật, môn trượt sóng có những hình thức căn bản thứ tự như sau:
- Padle: động tác dùng tay chèo để đưa ván lướt trên mặt nước, từ bờ biển tiến về phía trước. Thông thường, các tuyển thủ nằm sấp trên ván và thòng tay xuống nước để chèo, nhưng trong trường hợp sử dụng loại ván dài thì ngồi ở vị trí giữa tấm ván và chèo bằng hai tay
- Get out: chèo để đưa ván ra phía xa đến nơi có ngọn sóng.
- Pushing Through: khi thực hiện động tác “get out” đến gần nơi có sóng thì sẽ bị chấn động do làn sóng nhấp nhô và lúc đó dùng lòng bàn tay ấn xuống ván trong tư thế nằm sấp để tấm ván hơi chìm xuống nước cho các lớp sóng xuyên qua giữa cơ thể và tấm ván để dễ dàng di động.


- Dolphin Through: động tác giống như hình thức “pushing through” nhưng ở tình trạng cả thân thể và tấm ván đều núp dưới những đợt sóng để xuyên qua đó di chuyển về phía trước.
- Rolling Through: khi thực hiện động tác “get out” thì gặp các đợt sóng tràn tới từ phía trước, lúc đó dùng sức nặng của cơ thể đè tấm ván chìm xuống nước và xoay chiều nửa vòng tròn để núp dưới những đợt sóng này.
- Take-off: động tác đứng trên ván để trượt sóng, thôngthường trước khi đứng trên ván thì dùng tay chèo để nương theo tốc độ trôi của ván rồi lấy thế thăng bằng đứng lên. Trước khi tiến tới hình thức “take off” còn có những động tác sau đây:
*No paddle Take-off: không chèo mà chỉ dùng sức nặng cơ thể đè tấm ván chìm xuống nước rồi lợi dụng sức đẩy của nước đưa ván nổi lên, lúc đó lấy thế thăng bằng đứng lên ván.
*Late Take-off: ngay trước khi đợt sóng tan thì lấy thế thăng bằng đứng trên ván.
*Fade Turn: lấy thế thăng băng đứng trên ván ngược chiều với hướng của đợt sóng tan, sau đó xoay người lại điều khiển ván lướt về phía đợt sóng vứa tan để tiến về phía trước.
- Up and down: điều khiển tốc độ của ván bằng cách lượn theo vị trí trên dưới ở độ nghiêng của làn sóng.
- Walking: bước trên ván trong trường hợp sử dụng loại ván dài. Mục đích là dùng trọng lượng cơ thể để hướng về phía trước hoặc sau tấm ván để điều chỉnh tốc độ.
- Nose Riding: bước lên vị trí của 1/3 phía trước tấm ván (gọi là vị trí nose) trong trường hợp sử dụng loại ván dài và đứng ở tư thế chân trước chân sau bám chặt vào mặt ván để điều chỉnh tốc độ và hướng tiến tùy theo độ nghiêng của đợt sóng. Đây cũng là động tác ứng dụng các tư thế uốn nắn của hông và lưng để biểu diễn kỹ thuật trượt sóng lả lướt.
- Bottom Turn: điều khiển ván di động về vị trí phía dưới độ nghiêng của sóng
- Top Turn: điều khiển ván di động về vị trí phía trên độ nghiêng của sóng.
- Cut Back: khi trượt ván đến chỗ đợt sóng đã bắt đầu dịu lại thì tiếp tục điều khiến ván đến chỗ có sóng mạnh hơn.
- Re-Entry: bị đẩy ra ngoài chỗ không có sóng rồi trở lại vùng nổi sóng.
- Three Sixty: điểu khiển ván xoay một vòng 360 độ.
- Aerial: động tác bay lên cao rồi rớt xuống lại mặt nước
Kế đến, các địa danh thường có nhiều đợt sóng lớn thích hợp với môn trượt sóng gồm có:
Hawaii: Các hòn đảo chung quanh hải vực của Hawaii là một trong những nơi lý tưởng nhất để tranh tài hoặc giải trí môn trượt sóng. Bởi vì những đợt sóng lớn phát sinh từ luồng khí áp thấp ở vùng phụ cận quần đảo Aleutian Island đi về hướng Bắc Thái Bình Dương kéo đến hải vực Hawaii không gặp một trở ngại nào về địa hình.
California: Môn trượt sóng được truyền vào lãnh thổ Hoa Kỳ nhờ vào ảnh hưởng của trào lưu thịnh hành tại Hawaii. Hơn nữa, các đợt sóng lớn lan đến bờ biển California cũng phát xuất từ vùng phụ cận quần đảo Aleutian Island nên nơi đây đã trở thành vùng đất đặc biệt phát triển nhanh chóng môn trượt sóng với tính cách văn hóa phổ cập rất được người dân địa phương yêu thích.
Úc Đại Lợi: Xứ Kangaroo là một quốc gia rộng lớn với địa hình các vùng biển bao bọc chung quanh nên rất thịnh hành môn trượt sóng. Vào giữa thập niên 1970, một nhân vật người Úc tên Wayne Bartholomew đã dùng loại ván ngắn sáng tạo ra những kỹ thuật lướt sóng rất ngoạn mục và được xem là người có nhiều công sức cống hiến cho trào lưu thịnh hành loại ván ngắn. Sau đó, ông Wayne Bartholomew đã trở thành Hội Trưởng của “Hiệp Hội Trượt Sóng Chuyên Nghiệp” (ASP: Assocition Of Surfing Professional).
Qua hình thức tranh tài, môn trượt sóng cũng chia làm hai loại ván dài và ván ngắn, gồm có các giải đấu mang tính cách quốc tế như sau:
Ván ngắn: ASP World Tour: là “tour” đấu để tuyển chọn ra các tuyển thủ trượt sóng nam, nữ vô địch thế giới do ASP tổ chức. Mỗi trận đấu có giải thưởng bằng hiện kim (mỹ kim) dành cho phái nam là 300.000$ và phái nữ 80.000$. Wolrd Qualifying Series (WQS): là giải đấu dự tuyển vòng loại để lấy tư cách tham gia giải vô địch thế giới, được tính theo số điểm cá nhân. Giải đấu WQS phân chia theo đẳng cấp để quy định số tiền thưởng khác nhau. Đẳng cấp được biểu hiện bằng từ ngữ “star”, tức ngôi sao và con số kèm theo, gồm có từ “1 sao” đến “6 sao”. Số sao càng lớn thì đẳng cấp và tiền thưởng càng cao. Số tiền thưởng dành cho phái nam là: 6 sao được 125.000$, 5 sao được 100.00$, 4 sao được 75.000$, 3 sao được 50.00$, 2 sao được 25.000$, 1 sao được 10.000 $, và dành cho phái nữ là: 6 sao được 30.000$, 5 sao được 25.000$, 4 sao được 20.000$, 3 sao được15.000$, 2 sao được 10.000$, 1 sao được 5.000$.
Ván dài: World Longboard Championships (WLC): là giải đấu theo hình thức “tour” do ASP tổ chức nhưng ít được các hãng xưởng xí nghiệp tài trợ nên không có số tiền tưởng cao bằng các giải đấu loại ván ngắn. Vì vậy, hàng năm chỉ có một trận đấu để chọn ra tuyển thủ vô địch với số tiền thưởng dành cho nam là 50.000$ và nữ là 30.000$. World Longboard Tour (WLT): là giải đấu dự tuyển vòng loại tương tự như WQS của môn tranh tài ván ngắn và cũng căn cứ theo đẳng cấp các sao để phân định số tiền thưởng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.