Hôm nay,  

Từ Al Capone Đến Bernie Madoff

27/07/200900:00:00(Xem: 4439)

Từ Al Capone Đến Bernie Madoff

Vi Anh
Nói đến Mỹ thì không thể không nói đến hai nhân vật nổi tiếng sống ngoài vòng pháp luật này. Một Al Capone vua  buôn lậu rượu ở Chicago non một thế kỷ trước và một Bernie Madoff chuá gạt tiền ở New York gần đây.
Dù sống cách nhau 80 năm, hai kẻ thù của công chúng này có những tác phong bên ngoài giống nhau. Ngoài xã hội, hai người tàn bạo này luôn tỏ ra là người tốt bụng, gương mẩu, làm nhiệm vụ công dân tốt, đóng thuế đầy đủ. Trong gia đình làm gia chủ đàng hoàng,mẩu mực. Được trọng vọng trong thành phố nhà. Được xem là ngưòi lương thiện, giàu có hay làm công tác từ thiện như bao người Mỹ sau khi làm giàu chiết một phần tài sản trả ơn cho xã hội.
Và khi sự việc đổ bể, người ta thấy bên trong hai người này cũng giống nhau, đó là tàn ác.  Trong những dãy phòng sang trọng của  đại khách sạn Metropole ở Chicago; trong nguyên tầng lầu thứ 17 của cao ốc Lipstick Building ở New York,  Capone và Madoff bày mưu sâu, kế độc để thực hiện tội ác, hoá trang dưới nhiều hình thức hào nhoáng lễ nghĩa, đạo đức  ít ai ngờ.  Al Capone thanh toán, thanh trừng không biết bao nhiêu người trong và ngoài băng đảng, ở các đường dây buôn lậu, và các tổ chức tội phạm có tổ chức. Nhưng  thiên hạ vẫn thấy Capone là một người trọng lễ nghĩa, ơn tình. Tiêu biểu như tháng 11 năm 1924 tại Chicago, Capone mật lịnh cho bộ hạ giết một gangster tên O'Banion, rồi tổ chức một đám ma sang trọng, linh đình chưa từng thấy cho người mà Capone hạ lịnh giết. Hòm làm bằng bạc khối, hoa mua tốn 50,000 Đô thời bấy giờ, và huy động 40,000 người đưa đám.
Còn Bernie Madoff ở New York thì không giết ngưòi bằng dao gâm, súng đạn, với máu chảy, thịt rơi như Capone. Nhưng Madoff giết người còn nhiều hơn Capone nữa, mồ hôi, nước mắt  của lương dân, của giai cấp trung lưu, những người đã tin tưởng y  chảy khắp nước Mỹ, nếu cộng lại sẽ tràn ngập tổng hành dinh của Ong ở cao ốc Lipstick Building ở New York. 
Eleanor Squillari, bí thư của Madoff suốt 20 năm kể lại nổi niềm tuyệt vọng của mình, "Bernie đã ăn cắp niềm tin của chúng ta. Đại đa số chúng ta là những người lương thiện, những người làm việc tận lực, nặng gánh gia đình. Chúng ta sống cuộc đời với giấc mộng Mỹ và chúng ta cảm  thấy ân huệ được làm việc cho một người tuyệt với, sáng suốt, rộng lượng, một người đã làm nhiều  điều tốt lành. Bây giờ chúng ta có vẻ là những người điên."
 Nhưng Eleanor không phải là nạn nhân duy nhứt. Madoff không phải là một phù thủy tài chánh duy nhứt. Hàng trăm triệu người Mỹ lương thiện đang mất phân nửa tiền dành dụm vào tay những phù thủy tài chánh ở Wall Street ở NewYork. Những phù thủy tài chánh này tiền lương, tiền thưởng, chi phí điều hành hàng tháng đơn vị là triệu Đô la. Của nổi, của chìm của họ, mỗi người từ 100 đến 300 triệu. Họ là những người trẻ có, già có, người nào cũng ăn mặc thời trang, làm mặt, làm mày, làm tóc tai, móng chân móng tay làm rất khéo, rất đẹp, trả tiền rất mắc. Họ là những người lật sấp, lật ngửa thị trường chứng khoán, thị trường tài chánh. Họ ham tiền lời nên cho vay vun vít, nợ khó đòi chống chất, họ trừ cấn, họ bán già, bán non nợ, tạo ra cơn khủng hoảng tài chánh địa ốc mà kinh tế Mỹ trì trệ, suy thoái, lôi kéo luôn cả thế giới.


Nhưng họ tỉnh bơ nói chỗ "chúng tôi" chẳng có gì , khủng khoảng tài chánh là do lỗi của TT Bush. Chúng tôi hưởng những gì chúng tôi xứng đáng. Người Mỹ bầu cử TT Obama lên   là sai lầm. Cái ông Obama đó không ưa kinh doanh, ông ta không biết kinh doanh. Xung quanh ông toàn là những người của các đại học. Không có ai làm áp phe. Ong ấy là con người nguy hiểm vì với những biện pháp có tính xã hội chủ nghĩa của Ong sẽ kềm chế  tính cạnh tranh của người Mỹ và nước Mỹ. Còn chúng tôi, rất giản dị, nếu người ta ngăn trở không cho chúng tôi làm như đã làm trước cơn khủng khoảng, thì chúng tôi sẽ dời tài sản của cải đi nước khác.
Nói tới thì cũng phải nói lui, nếu Al Capone sống đế vưong ngoài vòng pháp luật được một thời gian dài, nếu Madoff sống vua chúa bằng lường gạt một thời gian dài và số tiến gạt qua lớn, một phần cũng do dân chúng Mỹ. Dân chúng Mỹ đa số tin những nhà kinh doanh sang trọng này như ông thần tài.
Người Au châu, người Á châu khó hiểu tâm lý ấy của người dân Mỹ. Người Mỹ tự hào và tự  phụ Mỹ là một nước thương mại, nước của áp phe; Mỹ là tiền. Tiền là độc lập, tự do. Tiền là thước đo thành đạt, giá trị của con người. Khi đạt đến đĩnh cao của áp phe, thì dân áp phe dùng tiền làm được để làm áp phe đạo đức bằng từ thiện cho mình trong xã hội.
Hầu hết những đại gia, những tay đại áp phe Mỹ khi thành công rồi thường xuất tiền mở sáng hội, tổ chưc phi lợi nhuận cho tiền lám công tác từ thiện. Mà họ có mất gì  nhiều. Luật pháp Mỹ trừ thuế cho người tăng dữ vào công tác từ thiện và vô vị lợi. 
Hai tên đại tội phạm Al Capone Bernie Madoff cũng như bao nhiêu người băng đảng, buôn lậu cũng tin mình là những nhà áp phe. Al Capone năm 1929, được 10,000 hưóng đạo sinh hoan hô, vinh danh là người bình dân, nhiều người biết nhứt nước Mỹ nhờ công tác từ thiện.
Nên khi sa lưới luật pháp rồi, Al Capone vẫn tỉnh bơ tuyên bố công khai, "Tôi là một người làm áp phe, không hơn không kém. Tôi kiếm tiền  băng cách đáp ứng nhu cầu của dân chúng, Nếu làm như vậy là tôi phạm luật, thì khách hàng của tôi cũng có tội như tôi. Cả nước muốn có rượu thì tôi tổ chức để có. Tôi muốn biết tại sao thiên hạ gọi tôi la kẻ thù của công chúng. Tôi thoả mãn  ý muốn chung Tối ráng hết sức mình đề giảm bớt những mất mát. Tôi không thể thay đổi hoàn cảnh. Tôi đã cố gắng ngăn chận, đó là tất cả."
Còn Bernie Madoff cũng tạo được cảm tình của công chúng, đối với những người mà ông cướp của một cách êm đềm và với tất cả sự tự nguyện của người gởi tiền cho ông để có tiền lời cao. Al Capone khai thác nhu cầu của dân chúng mà luật lệ và luận lý Thánh Giáo cấm bán rượu cho di dân. Còn Madoff thì khai thác suốt 30 năm những định chế tài chánh mà những chánh khách tương nhượng cho những nhà vận động hành lang vì quyền lợi của các đại ngân hàng và công ty tài chánh, Madoff lợi dụng ưu quyền đó mới khích động lòng tham của khách hàng, cho lãi suất tiền gơỉ cho Ong tăng lên đến 13% và  20%.
Những nhà tài phiệt và dân áp phe Mỹ như là một chánh quyền Mỹ trong bóng tối. Họ áp lực, mua chuộc bằng nhiều biện pháp không tên những giới chức dân cử khi ứng cử cũng như khi nắm chánh quyền. Họ khai thác lòng tham của dân chúng, nhứt là tầng lớp trung lưu.
Họ khai thác sự bận rộn của dân chúng, không thể đọc hết những chữ hợp đông li ti dùng kiến lúp còn độc chưa rõ, với những quanh co, danh từ luật pháp vô cùng khó hiểu, để ràng buộc khách hàng. Mỗi lần chánh quyền vì quyền lợi của dân can dự vào hay đề nghị san định định chế tài chánh, thì họ vận động báo chí la hoán lên, chánh quyền xâm phạm tự trị, làm thui chột sư cạnh tranh của nền kinh tế tài chánh của Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.