Hôm nay,  

Ôi Cali Của Chúng Ta

08/07/200900:00:00(Xem: 7319)
Ôi Cali Của Chúng Ta
Vi Anh
Ôi Cali của chúng ta, tiểu bang đông dân nhứt Mỹ, siêu cường kinh tế số 8 của hoàn cầu; tiểu bang đông người Mỹ gốc Việt nhứt, trợ cấp an sinh xã hội trả cao nhứt cho người lớn tuổi lợi tức khiêm tốn; thế mà Cali của chúng đã mất khả năng chi trả- tức trên đà phá sản hay sắp sập tiệm rồi. Thế mới đau!
Báo Pháp bên kia bờ Đại Tây Dương cũng đau lòng cho Cali, đi hàng tựa lớn: "California không còn tiền để trả nợ " nơi phụ trang kinh tế. Huống hồ gì người Mỹ gốc Việt đại đa số chọn nơi này làm quê hương. Không thể sống được ở nước nhà VN đang nằm trong gọng kềm CS bên kia bờ Thái Bình Dương của Cali, người Việt tỵ nạn CS tập trung ở Cali, đem VN theo mình, thành lập lại thủ đô -- là Little Saigon -- được người Việt hải ngoại gọi là thủ đô tinh thần của Việt Nam Hải ngoại. Từ đây xuất phát phong trào giương cao lại ngọn cờ VN nền vàng ba sọc đỏ như hồn thiêng sông  núi  VN của người Mỹ gốc Việt đươc chánh quyền tiểu bang, quân hạt và thành phố của phân nửa dân số Mỹ công nhận. Thế mà Cali đã không còn tiền trả nợ, hỏi làm sao không đau buồn được.
Chánh quyền hành pháp tiểu bang, cụ thể là Thống Đốc, một tài tử xi nê nổi danh là Terminator gần đây đã cắn ráêng đưa ra những biện pháp đau lòng để cứu vãn ngân sách Cali. Trẻû  thì cắt ngân sách trường học, cho giáo chức nghỉ việc, bỏ lớp học hè, hủy bỏ bảo hiểm xã hội cho một triệu trẻ em. Già thì giảm tiền trợ cấp an sinh xã hội mấy chục đồng, giảm chín  phúc lợi y tế và ngưòi cho người già nhèo, bịnh, và người tàn tật. Công chức thì cho thôi việc một số và bớt ngày làm việc cho tất cả để giảm công chi cho ngân sách. Công chúng thì đóng cửa một số công viên dù mùa hè đang tới. Nhà tù cũng bị bớt kinh phí và nhân sự.
Dù thắt lưng buộc bụng đến mức muốn đứt hơi, nhưng chánh quyền tiểu bang cũng không giải quyết được khiếm hụt ngân sách vô tiền khoáng hậu của Cali. Ngân sách Cali thâm thủng 26,3 tỷ đôla. Hành pháp và Lập pháp tiểu bang trước những thách thức quá lớn, cắt phần chi quá lớn rồi mà phần thu cũng không đủ, nên không thể làm ra một ngân sách trước hạn kỳ hiến định là  30 tháng 6.
Không có ngân sách tức là đạo luật quan trọng nhứt trong năm, Hành pháp không thi hành, không có tiền chi trả công phí. Chánh quyền Cali rơi vào tình trạng mất khả năng chi phó. Không  có tiền để  trả nợ của chánh quyển gồm có đại khái công chi điều hành, tiền lời đáo hạn, nhứt là lương bổng công chức mọi ngành nghề của tiểu bang - là những chi phí điều hành guống máy nhà nước. Nên đành phải phải thanh toán bằng giấy chứng nhận chánh quyền thiếu nơ. Những người mà chánh quyền mắc nợ  sẽ nhận được giấy chứng nhận nhà nước thiếu nợ, nhất là những người được Nhà nước hoàn lại số tiến thuế đóng quá mức. Với giấy chứng nhận này người cầm nó có thể có thể đến một số ngân hàng để rút tiền mặt.Ước tính số nợ của chánh quyền tiểu bang  tổng cộng lên đến 3 tỷ đôla. Đây là một tình trạng bi đát chưa từng thấy ở Cali trong 17 năm qua.
Không có ngân sách vì Quốc Hội tiểu bang gồm hai viện Hạ và Thượng Viện không thoả thuận nhau được để có đủ một đa số phiếu để thông qua ngân sách cho tài khoá năm tới, mà Thống Đốc đã đệ trình dự thảo mà hạn kỳ chót là 30 tháng 6. Không thể đổ thừa cho Thông Đốc Cộng Hoà thiếu tài thuyết phục vận động Quốc Hội. TĐ đã năm lần bảy lượt gặp gỡ các trưởng khối và những dân biểu nghị sĩ có thế lực của hai Đảng. Thống đốc đã hơn một lần trình bày với nhân dân Cali để lấy quần chúng bao vâ lãnh tụ là những người dân cử. Mà cũng không thể đổ thừa cho đảng nào được vì Đảng Dân Chủ đa số ở lưỡng viện nhưng chưa đủ úc số để một mình ênh thông qua.Đảng Cộng Hoà thiểu số . Cả hai đều có lý do vì lợi ích của chánh quyền và nhân dân Cali.

Khác với liên bang  khác với, chánh quyền tiểu bang trừ Vermont không có quyền niên yết khiếm hụt ngận sách. Mỗi năm chánh quyền tiểu bang phải xoay sở tìm cách quân bình thu và chi. Thống Đốc đã dành nhiều tháng để làm việc này, nhưng thất bại.  Oâng nói, "quí vị ở Quốc Hội đã không thành công trong việc giải quyết vấn đề ngận sách của chúng ta, nhưng an tâm đi việc xoa bỏ thâm thủng vẫn là ưu tiên duy nhứt, hàng đầu của tôi và và tôi không ngừng nghỉ khi nhiệm vụ này chưa hoàn thành."
Thất bại này bên ngoài có vẽ như là một thất bại của Oâng Thống Đốc  trong cuộc đối phó với cơn khủng hoảng kinh tế của Cali và trong việc thoả hiệp với hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà ở Quốc Hội liên quan đến vấn đề giảm công chi và tăng thu thuế. Đảng Dân Chủ đa số đồng ý giảm chi đồng thời với việc tăng thu từ thuế. Còn Cộng Hoà thì không chịu tăng thu từ thuế. Bên nào cũng có lý do, mà căn bản là vì  quyền lợïi của người dân Cali hơn là vì đảng phái.
TĐ dã  chấp nhận cắt công chi 12 tỷ kinh phí chánh yếu liên quan đến giáo dục, 5 tỷ khác đang dư trù  cắt  nữa ở  các ngành trong chánh quyền. Nhưng chánh quyền thất thu 20% thuế vì khủng hoảng kinh tế trên toàn nước Mỹ, mà Cali chịu rất nặng. Nên lo ngại kinh tế của Cali có thể bị ảnh hưỏng vì con số công chi quá giảm. Không khéo sẽ là cho hai lá phổi kinh tế của Cali là Silicon Valley, và Hollywood sẽ bị ảnh hưởng.
Đại diện dân cử từ Thống Đốc đến hai viện Quốc Hội gặp bế tắc thì quần chúng cử tri sẽ  trọng tài vì chánh quyền Mỹ là chánh quyền của dân, do dân và vì dân. Đúng là nhân dân làm chủ. Trong vòng 45 này những dân biểu nghị sĩ hai đảng nếu không tìm ra được một thoả hiệp, thì sẽ trưng cầu dân ý. Và trong thời kỳ ngân sách chưa giải quyết, Quốc Hội không được thảo luận một dự  luật nào ngoài luật ngân sách. Trưng cầu dân ý trong trưòng hợp này chỉ cần 20% cử tri tham dự là hợp lệ. 
Nhưng dù sao Cali cũng có niềm an ủi. Bảy tiểu khác của Mỹ - Arizona, Connecticut, Kentucky, Mississippi,  Bắc Caroline, Ohio  và  Pennsylvanie - cũng đang sa vào cơn khủng hoảng ngận sách như Cali. Người ta tin rằng dân chúng Mỹ là những người hiểu biết. Trước chiến tranh và khủng hoảng, người  Mỹ công chính thường nhớù lại lời của TT Kennedy tóm kết tinh thần trách nhiệm cao  của nhân đối với đất nước, đừng hỏi quốc gia này làm gì cho mình mà hãy hỏi mình đã làm gì cho quốc gia. Triệu chứng tốt ấy đã thấy. Bắt đầu từ tháng 12 năm 2007, một phần tư nhân viên ở Mỹ chấp nhận giải pháp giảm lương để công ty và công nhân cùng sống còn qu a cơn suy thoái. Khác với Pháp công nhân biểu tình chống giảm lưong. ở. Mỹ không có cuộc biểu tình về  bớt lương bổng, bớt ngày làm việc  từ khi kinh tế và tài chánh khủng hoảng cho đến bây giờ. Như trường hợp hãng Hewlett Packard trong lĩnh vực máy tính đã có quyết định giảm 20% mức lương của chủ tịch tổng giám đốc, 15% của nhân viên cao cập trong ban giám đốc, từ 10 đến 12% của các nhân viên cao cấp khác và từ 2,5% đến 5% của các nhân viên cấp dưới.
Công chức Cali thì giảm ngày làm việc tức giảm lương tháng, lợi tức tháng kiếm được. Riêng người Mỹ gốc Việt  ở Cali quen gian khổ ở nước nhà,  nhìn chung các cơ sở vừa và nhỏ lấy công làm lời, người lao động bi giảm lương, người lớn tuổi bị giảm phúc lợi cùng cắn răng chịu đựng vơi chánh quyền trong lúc khó khăn.  Chờ một ngày tốt đẹp của Cali trở lại với niềm tin Mỹ nói chung, Cali nói riêng vẫn là Đất Hứa cho người Việt, mái ấm cho ngưòi nhập cư.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.