Hôm nay,  

Câu Chuyện Thể Thao – Tiền Đạo

05/07/200900:00:00(Xem: 2137)

Câu Chuyện Thể Thao – Tiền Đạo

Trong phần Câu Chuyện Thể Thao lần này, xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu tiếp môn “Mã Thuật”, tức “Nghệ Thuật Cưỡi Ngựa” (Equestrianism).
Bộ môn tranh tài Mã Thuật chủ yếu của hai trường phái “British” và “Western” gồm những chi tiết như sau:
Mã Thuật British
Cưỡi Ngựa Nghệ Thuật (Dressage): Đây là bộ môn rất được giới hâm mộ Âu Châu ưa chuộng, bao gồm hầu hết những động tác căn bản của “Mã Thuật British” qua hình thức điều khiển ngựa đi theo thứ tự các vị trí quy định trên sân một cách chính xác, chỉnh tề và ngoạn mục. Qua đó, có thể nói rằng bộ môn “Dressage” là kỹ thuật “miêu tả” các đồ hình trên sân bằng các động tác điều khiển và gia giảm tốc độ khi cưỡi ngựa. Ngoài ra, trong các mục tranh tài còn có hình thức biểu diễn tự do (Free Style), tức các kỵ mã phối hợp nhịp đi của ngựa cùng với những điệu nhạc đệm theo để điều khiển ngựa đi tự do trên sân. Tại các giải World Cup hoặc Thế Vận Hội hiện nay, tuy bộ môn “Dressage” dành cho các đội tuyển chỉ tranh tài theo hình thức quy định (Grand Prix) nhưng đối với từng cá nhân tuyển thủ thì bao gồm cả hình thức “Grand Prix”, “Special” và “Free Style”.
Trong các giải đấu quốc tế, thành tích của các kỵ mã không những chỉ được đánh giá qua cách nắm giữ cương ngựa một cách chính xác mà còn căn cứ vào tình trạng tiến thoái của ngựa và mức độ linh động của những trình tự thao tác khi điều khiển ngựa từng bước trên sân. Nói một cách khác, môn “Dressage” đòi hỏi yếu tố tinh thần nghiêm chỉnh và sự tập trung cao độ của kỵ mã để truyền đạt mệnh lệnh cho ngựa bước đi một cách ung dung, thoải mái trong tình trạng “Nhân Mã Hợp Nhất”.
Về phương diện dụng ngữ, “Dressage” bắt nguồn từ tiếng Pháp và có nghĩa là “huấn luyện”. Đối với động vật nhất là loài ngựa, việc huấn luyện cho ngựa thuần thục các động tác biểu diễn mang tícn cách nghệ thuật đòi hỏi nhiều công phu, do đó, muốn trở thành một tay kỵ mã xuất sắc của môn “Dressage”, các tuyển thủ phải nắm vững cá tính ngựa và phải có nhiều kiến thức trong lĩnh vực nuôi dưỡng ngựa. Hơn nữa, một kỵ mã giỏi tất phải am tường hiệu quả những cơ năng trong cơ thể ngựa để điều khiển đúng phương pháp. Giới mã sư Châu Âu thường chọn ngựa tốt theo các tiêu chuẩn: lưng mềm, chân cứng, gân dai, khớp xương co giãn nhẹ nhàng v.v…Đồng thời, công tác huấn luyện một con ngựa đạt đủ khả năng tranh tài bộ môn “Dressage” phải mất một thời gian khoảng chừng từ 3 đến 4 năm. Nếu trong bộ môn đua ngựa, những con ngựa 2 tuổi đã có thể tung vó câu tại các trường đua thì ở môn “Dressage” thuộc đẳng cấp cao tại vũ đài Thế Vận Hội, ngựa từ 8 tuổi trở lên mới đủ tư cách ra sân.
Môn “Dressage” tranh tài trên sân hình chữ nhật có chiều dài 60m, rộng 20m, được bao bọc chung quanh bằng một hàng rào màu trắng cao 30cm. Các vị trí quy định trên sân được biểu thị bằng các mẫu tự “alphabet” qua đồ hình sau đây.
Các mẫu tự A, K, V, E, S, H, C, M, R, B, P, F được ghi trên một tấm bảng cao 150cm dựng phía bên ngoài hàng rào sân. Trong khi đó, ở tuyến trung ương, dù có quy định vị trí các điểm G, I, X, L, D nhưng lại không có bảng hiệu biểu thị các mẫu tự này vì choán chỗ trên sân. Theo đồ hình này, điểm A là vị trí tiến vào sân của tuyển thủ và tùy theo quy định của giải đấu, các kỵ mã sẽ điều khiển ngựa đi qua các vị trí theo thứ tự từ A đến những vị trí khác với điều kiện phải gia giảm tốc độ cho ngựa đi nhanh hoặc chậm ở giữa các vị trí này v.v…Vì lẽ đó, khi thưởng ngoạn một cuộc tranh tài của môn “Dressage”, khán giả sẽ được chứng kiến nhiều bước đi đa dạng, tiến thoái nhịp nhàng của loài ngựa đã thuần thục kỹ thuật biểu diễn.
Trong một giải đấu thông thường, vị trí chỗ ngồi của trọng tài chính được đặt phía ngoài điểm C để có thể quan sát dễ dàng toàn bộ động tác của tuyển thủ sau khi tiến vào từ điểm A. Tuy nhiên, ở những giải đấu mang đẳng cấp cao thì có tới 5 trọng tài và chỗ ngồi của bốn trọng tài phụ đặt bên ngoài các điểm E, H, M, B. Các trọng tài dựa vào sự quan sát tổng hợp của 5 tiêu chuẩn sau đây để cho điểm hoặc trừ điểm: 1. Nhịp đi của ngựa, 2. Khí thế tiến bước, 3. Thứ tự tiến bước, 4. Tư thế kỵ mã, 5. Hiệu quả của cách điều khiển. Đồng thời, số điểm được quy định theo các thành tích : 10 điểm (Excellent), 9 điểm (Very Good), 8 điểm (Good), 7 điểm (Fairly Good), 6 điểm (Satisfactory), 5 điểm (Sufficient), 4 điểm (Insufficient), 3 điểm (Fairly Bad), 2 điểm (Bad), 1 điểm (Very Bad), 0 điểm (Not Executed).
Cưỡi Ngựa Vượt Chướng Ngại Vật (Show Jumping): Khác với “Dressage” chỉ điều khiển ngựa qua động tác nhịp bước đi, môn “Show Jumping” mang tính cách sôi nổi hơn về mặt vận động với hình thức phi ngựa chạy nhanh và phóng qua chướng ngại vật trên sân là các hàng rào cản. Ngoài ra, môn “Show Jumping” còn có thêm một đặc điểm là chấp nhận cho những tuyển thủ không sở hữu ngựa tham dự giải đấu. Trong trường hợp này ban tổ chức sẽ cho tuyển thủ mượn ngựa để sử dụng.


Tuy có nhiều mục thi đấu khác nhau nhưng trên căn bản môn “Show Jumping” vẫn dựa vào các tình trạng sau đây để cho điểm hoặc trừ điểm:
- Chạm vào rào cản, làm rớt thanh chắn ngang của rào cản hoặc làm hư hại rào cản thì bị trừ 4 điểm. Ngược lại, nếu không phạm vào những lỗi lầm này sẽ được cho 4 điểm
- Để ngựa tránh né, dừng lại trước rào cản hoặc ngựa không tuân theo sự điều khiển của tuyển thủ khi chạy lùi lại hoặc chạy vòng qua rào cản thì được gọi là “ngựa phản kháng” và bị trừ 4 điểm. Nếu để xảy ra tình trạng “ngựa phản kháng” 2 lần sẽ bị loại.
- Trong khoảng thời gian quy định nếu vẫn chưa vượt được rào cản thì sau đó cứ trải qua mỗi 4 giây sẽ bị trừ 1 điểm.
- Ngã ngựa hoặc làm ngựa ngã hay không vượt qua rào cản theo đứng thứ tự quy định thì bị loại hẳn khỏi cuộc thi.
Trường hợp các tuyển thủ đều có số điểm bị trừ bằng nhau sẽ tiếp tục tái thi đấu nhưng với mức độ khó khăn hơn, gọi là vòng đấu “Jump-off”. Tuyển thủ nào vượt qua rào cản trong thời gian nhanh nhất sẽ là người thắng giải.
Mã Thuật Tổng Hợp (Eventing): Đúng như tên gọi, đây là mục tranh tài bao gồm nhiều bộ môn diễn ra trong 3 ngày theo lịch trình: ngày thứ nhất thi đấu môn “Dressage”, ngày thứ hai tranh tài các môn cưỡi ngựa ngoài phạm vi sân đấu như “Endurance Riding”, Cross-Country” (qua những cự ly dài để thử sức chịu đựng của ngựa) và ngày thứ ba thi môn “Show Jumping”, sau đó dựa vào tổng số điểm của các tuyển thủ để quyết định người thắng giải.
Nội dung thi đấu của môn “Eventing” được xem là hào hứng và hấp dẫn nhất qua lịch trình thi đấu vào ngày thứ hai trong những điều kiện đầy thử thách của các đường đua cự ly dài, với địa hình có nhiều trở ngại như: gò đất cao, hào rãnh hoặc chướng ngại vật v.v…
Mã Thuật Western
Reining: Đây là mục thi đấu biển diễn những “bộ pháp” của ngựa mang ý nghĩa tương đồng với môn “Dressage” của trường phái “Mã Thuật British” và bao gồm các hình thức tranh tài đa dạng như: Circles, Flying Changes, Rundown, Sliding Stop, Backup, Spin, Heistate, Roll Back. Ngoài các hình thức quy định này, “Reining” cũng có mục “Free Style” dành cho các tuyển thủ phô diễn tự do những kỹ thuật điều khiển ngựa có nền nhạc đệm theo. Trông bề ngoài, tuy bộ pháp của “Reining” có vẻ nhàn hạ, thong thả nhưng thực sự kỵ mã phải có kỹ thuật cao để điều khiển ngựa ở từng cử động nhỏ nhặt nhất. Hơn nữa, ngoại trừ hình thức “Free Style”, tất cả những hình thức tranh tài khác của “Reining” đều bắt buộc sử dụng một tay nắm dây cương và không được đổi tay trong suốt thời gian biểu diễn với những đặc tính:
- Circles: điều khiển ngựa đi theo vòng tròn với điều kiện chu vi càng lớn thì tốc độ càng nhanh.
- Flying Changes: là bộ pháp bất đối xứng của những bước tiến thoái, chẳng hạn như tiến bên trái, lùi bên phải và ngược lại. Sau đó, chuyển từ bộ pháp thành các bước nhảy.
- Sliding Stop: điều khiển ngựa đi nhanh rồi cho dừng lại bất chợt, kế tiếp hạ mông ngựa xuống thấp và thúc chân vào mình ngựa để phóng lên phía trước về bên trái hoặc bên phải tùy theo phương hướng tuyển thủ chọn lựa. Khi ngựa phóng đi được trên 10m thì giật cương thắng ngựa lại qua hình thức trượt. Lúc này, trọng tâm của ngựa di chuyển về phía sau nên nếu kỵ mã điều chỉnh được mức thăng bằng qua cách nới lỏng tay cầm cương để cổ ngựa cử động tự do thì ngựa sẽ không dùng sức nhiều khi dừng lại.
- Backup: cưỡi ngựa theo bộ pháp bình thường nhưng đi lùi về phía sau.
- Spin: dùng hai chân sau của ngựa làm trục rồi điều khiển ngựa xoay vòng tròn, tối đa là xoay 4 vòng.
- Hesitate: là động tác dừng ngựa và đứng lại, được sử dụng nhiều nhất ở giữa những hình thức biểu diễn khác nhau.
- Roll Back:: sau khi biểu diễn hình thức Sliding Stop thì điều khiển ngựa xoay một vòng 180 độ rồi tiếp tục bộ pháp đi như bình thường.
Cutting: Là hình thức kỵ mã điều khiển ngựa để kéo bò rời khỏi đàn trong thời gian ngắn nhất. Bộ môn này phát sinh từ các mục trường chăn nuôi miền tây Hoa Kỳ. Trong mục đích chủng ngừa, lấy giống, phân loại v.v.., những người chăn nuôi phải tách bò ra khỏi đàn bằng cách ngồi trên lưng ngựa dùng giây tròng vào cổ bò và kéo đi. Từ công việc này, giới “cowboy” đã nảy sinh ý tưởng cạnh tranh về kỹ thuật tách bò ra khỏi đàn nên trở thành khởi nguồn của môn “Cutting”.
Ngoài yếu tố thao tác nhanh nhẹn trong một thời gian ngắn, môn “Cutting” còn quy định các tuyển thủ không được gây hỗn loạn trong đàn bò. Chính vì vậy, các tuyển thủ phải điều khiển ngựa đi nhẹ bước đến một góc thích hợp nào đó của đàn bò và nhanh chóng quăng giây kéo bò ra khỏi đàn. Từ lúc tiến vào sân, các tuyển thủ phải thả lỏng dây cương trong tư thế cầm một tay nhưng đến khi kéo bò ra giữa sân thì lại đổi qua kỹ thuật xiết chặt dây cương và tay còn lại vừa nắm dây kéo vừa chặn yên ngựa trước hạ bộ để giữ thế thăng bằng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.