Hôm nay,  

Tt Bush, Obama Và Tiến Trình Dân Chủ Hoá

05/12/200800:00:00(Xem: 5637)
Tt BUSH, OBAMA VÀ TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ HOÁ
Vi Anh
Trên con đường đấu tranh dân chủ của chánh quyền Mỹ, lần lần người ta thấy thương TT Bush. Những học giả, nhà đấu tranh và lịch sử sẽ lần lượt đem chân lý lại cho Oâng. TT Bush đã chiến đấu trong cô đơn cho dân chủ giữa những nhà lãnh đạo siêu cường và cô đơn ngay trong sự ù lì của Bộ Ngoại Giao Mỹ và trong hàng cố vấn ở phủ tổng thống. Và với thế mạnh của quần chúng Mỹ và thế giới ủng hộ tân TT øObama, người ta hy vọng vị tổng thống thứ 44 của Mỹ này có thể vượt qua được hệ thống thư lại  ù lì của Bộ Ngoại Giao Mỹ, về dân chủ hoá,
Đó là cảm nghĩ của không ít người Mỹ gốc Việt từng đấu tranh cả thế hệ cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN sau khi đọc bài báo của một nhà đấu tranh cho dân chủ ở Liên xô, được đài phát thanh Á Châu Tự do của Mỹ phân tích.  Ôâng Natan Sharansky, một người Do Thái sanh ở Nga tên tiếng Nga là Anatoly Borisovich Shcharansky là "một nhà đấu tranh cho dân chủ nổi tiếng ở Liên Xô trước đây, từng bị giam 9 năm trong gulag Liên Xô, sau giữ nhiều chức vụ cao cấp trong chính phủ Israel, hiện là viện trưởng một viện nghiên cứu chiến lược quốc tế của Do Thái".
Đại ý, theo Oâng Natan Sharansky, "Tổng thống George W. Bush là người mạnh mẽ bênh vực cho dân chủ tại các quốc gia còn mang nhiều tính chất của những chế độ độc tài, những quốc gia còn đàn áp những người tranh đấu cho dân chủ, thường được gọi là những người bất đồng chính kiến". Nhưng TT Bush lại là "người dường như khá cô đơn trong hoạt động vì dân chủ cho những nước còn chế độ toàn trị. Bô Ngoại Giao Mỹ qua nhiều đời Tổng thống, thường không mặn mà với chuyện tiếp xúc với các nhà dân chủ ở những quốc gia còn độc tài. Bộ chỉ muốn duy trì một quy ước tạm thời nào đó với những nước toàn trị có quan hệ ngoại giao với Mỹ, cho nên xem việc tiếp xúc trực diện với những người bất đồng chính kiến như sự khiêu khích có thể làm tổn hại mối quan hệ ấy". Bộ Ngoại Giao đã từng ngăn cản các TT tiền nhiệm không tiếp xúc các nhà ly khai ở Phòng Bầu Dục là văn phòng chánh của tổng thống Mỹ. Nhưng TT Bush đã cố gắng đổi thay. Oâng thường tiếp những nhà bất đồng chánh kiến ngay tại Phòng Bầu Dục. Oâng cũng tiếp xúc công khai với nhiềøu nhà dân chủ tại hơn 100 diễn đàn khác nhau ở nhiều thời điểm. Oâng tự quyết định đi nói chuyện tại hội nghị ở Praha năm 2007, và gặp gỡ riêng với hàng mấy chục nhà dân chủ quốc tế dù hầu hết các cố vấn của ông đều ngăn cản.
 Nhưng sai hai nhiệm kỳ, TT Bush ra đi để lại tiếng thở dài của nhiều người thưòng hy vọng nơi Oâng, với câu nói trong bài diễn văn nhậm chức lần thứ nhì vào ngày 20 Tháng Giêng năm 2005, là "Tất cả những ai đang sống dưới thể chế độc tài và tuyệt vọng có thể hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ trước sự đàn áp, hay tha thứ cho những kẻ áp bức các bạn. Khi các bạn đứng lên tranh đấu cho tự do, chúng tôi sẽ đứng chung cùng các bạn".

Còn TT đắc cử Barack Obama, cũng theo nhận định của Natan Sharansky "Ông Obama đang ở vị trí vững mạnh hơn nhiều để lãnh đạo, so với những người tiền nhiệm. Ông có thể sử dụng sự mến chuộng sâu rộng của quần chúng cùng với ảnh hưởng đáng kể của ông đối với công luận Mỹ và quốc tế, để yểm trợ những người đấu tranh vì dân chủ trên khắp thế giới." TT Obama là người có một dĩ vãng đấu tranh cho dân chủ khi chưa tham chính. Oâng dạy luật hiến pháp mà dân quyền là xương sống của nhân quyền. Oâng đã xác tín và xác ngữ khi tranh cử TT, "Quyền tự do đầu tiên và căn bản hơn hết mà Hoa Kỳ phải giành lấy cho mọi người, là quyền tự do chính trị". Oâng đã tuyên bố như thế hẳn hòi, hồi tháng 5  trong một bài viết giấy tráng mực đen khi Ôâng đề cập tới những người bất đồng chính kiến bị giam cầm trong những xà lim tăm tối chỉ vì nói lên sự thật.
Với vị thế mạnh từ nhân dân Mỹ và từ lòng ngưỡng mộ của nhiều lãnh đạo quốc gia trên thế giới, người ta nghĩ Oâng có thể vược được sức ì và sức cản của Bộ Ngoại Giáo với một hệ thống thư lại còn hơn con rùa ở Bộ Quốc Phòng. Nền dân chủ Mỹ là dân chủ đại diện. Chánh quyền Mỹ là chánh quyền pháp trị do những người đại diện dân làm ra. Nhưng chánh quyền không thể nào vận hành, luật pháp không thể thực thi nếu không có hệ thống thư lại (bureaucracy). Nền dân chủ Mỹ là nền dân chủ vào bậc nhứt nhì của các nước kỹ nghệ tiền tiến, nhưng dân chủ Mỹ vẫn bất toàn vì hệ thống thư lại rất lớn mạnh. Chánh quyền Mỹ sẽ kẹt cứng nếu không có trên 3 triệu công chức liên bang (chưa tính quân đội) và khoảng trên 18 triệu công chức làm việc cho tiểu bang và quậân hạt, thành phố. Những công chức này không do dân bầu và cũng không có trách nhiệm với dân như người dân cử. Nhà chánh trị xã hội học Weber nói, "Khi đã thành lập hoàn chỉnh, hệ thống thư lại, là một trong những định chế cấu trúc của xã hội, nhưng là một định chế khó phá hủy nhứt."
Tổng thống, thống đốc, giám sát viên, thị trưởng, những vị này cũng ít nhiều bị lệ thuộc hệ thống thư lại. TT không thể đi nơi nào mình muốn khi cơ quan mật vụ viện dẫn hàng trăm văn tự, tiền lệ an ninh để ngăn cản. TT không thể tiếp một nhân vật nào đó khi Bô Ngoại Giao viện dẫn 1001 lý do quyền lợi Mỹ trong ngoại giao để ngăn trở. Mà Bộ ngoại Giao là Oâng Tổ của con rùa hành chánh, chỉ sau Bộ Quốc Phòng thôi. Một cây xẻng cho người quân nhân Mỹ đào hố cá nhân ngoài thị trường chỉ đáng giá 10 Đô, qua hệ thống hành chánh quan lại, đấu thầu của Bô Quốc Phòng, ngân sách tức tiền thuế do dân đóng phải trả 100 là chuyện thường.
Trở lại vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền VN mà người Mỹ gốc Việt đã đấu tranh 33 năm. Ai còn chờ Bộ ngoại Giao Mỹ bật đèn xanh hay đèn đỏ, thì sẽ trở thành con rùa lật ngửa của con rùa Bộ Ngoại Giao Mỹ. Trái lại lần lượt lấy quần chúng bao vây lãnh tụ dân cử như việc vận động để chánh quyền địa phương và tiểu bang mà có kết quả như phong trào cờ vàng. Kiên tâm vận động dân biểu nghị sĩ đưa vấn đề nhân quyền VN vào Quốc Hội, một lần không thành, hai ba lần không thành thì nhiều lần cũng sẽ thành. Như nhận xét của nhà đấu tranh từng bị ngục tù CS là Natan Sharansky,TT Obama có thể sữ dụng sự mến chuộng sâu rộng của quần chúng Mỹ cùng với ảnh hưởng đáng kể của ông đối với công luận Mỹ và quốc tế, để yểm trợ những người đấu tranh vì dân chủ trên khắp thế giới. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, CS Hà nội mong muốn TNS McCain đắc cử hơn TNS Obama, một phần là vi TNS Obama là biểu tượng của thay đổi, còn CS Hà nội thì muốn Mỹ giữ nguyên trạng đường lối dân chủ hoá VN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.