Hôm nay,  

Nhân Vật Trong Phim ‘Những Cánh Đồng Giết Chóc’ Qua Đời

17/04/200800:00:00(Xem: 20350)

Một ngày trong thời gian chế độ Khmer đỏ đang lên vào cuối thập niên 1970, ký giả Mỹ Sidney Shanberg hỏi người phụ tá người Cam-Bốt tên Dith Pran một câu hỏi hóc búa như sau:

"Dith sẽ phản ứng với một nhân viên ngoại giao người Mỹ ở thủ đô phnom Penh như thế nào khi ông ta công khai phê phán những người dân Cam-Bốt đã không đứng lên chống lại quân nổi loạn Cộng sản, vốn đang giết hại những đồng bào vô tội hàng ngày" Đó có phải vì, nhà ngoại giao nói một cách bóng gió, người Cam-Bốt không tôn trọng mạng sống con người cao như người Tây phương"

Câu hỏi treo lơ lửng trên không một số phút dài trước khi Dith tìm ra những chữ để đáp ứng một cách nhỏ nhẹ:

"Không đúng như thế đâu. Anh đã tự mình trông thấy sự đau đớn. Sự khác biệt duy nhất, có lẽ, là đối với người Cam-Bốt, sự đau khổ tan biến nhanh chóng ở trên mặt, nhưng nó đi sâu vào nội tâm và ở đó một thời gian dài. "

Với sự tàn sát khủng khiếp do Khmer đỏ gây ra - ước chừng 1. 5 triệu chết vì đói, xử tử, làm việc quá sức và tra tấn- sự đau buồn có thể bất động, nhưng đối với Dith thì không như thế. Ông cứu Shanberg khỏi chết từ bàn tay của bọn du kích trước khi đối diện với cái chết nhiều lần trong 4 năm cầm quyền đẫm máu của Khmer đỏ. Khi Schanberg đoạt giải báo chí Pulitzer về bài tường thuật của Cam-Bốt năm 1976 trên báo New york Times, ông chia sẻ danh dự với Dith.

Làm thế nào mà một người Cam-Bốt rời rạc tính toán để sống còn là điều khó hiểu, ngay cả đối với Dith. Nhưng ông vượt lên và với sự giúp đỡ của Shanberg, ông bắt đầu cuộc đời mới trên đất Mỹ bằng cách làm phóng viên nhiếp ảnh cho báo Times. Dith trở thành một người phát ngôn viên lưu loát cho những nạn nhân Cam-Bốt bị thảm sát, một vai trò ông làm tròn cho đến khi ông qua đời vì bệnh ung thư tụy tạng vào ngày Chủ nhật tại một bệnh viện ở New Brunswick, N. J. Shanberg cho biết như vậy. Dith hưởng thọ 65 tuổi.

Ông Ben Kiernan, giám đốc sáng lập của Chương Trình Diệt Chủng Cam Bốt tại Đại học Yale nói, "Dith là một phóng viên sáng suốt sống qua sự hãi hùng, và sống sót để kể lại câu chuyện của ông bằng chính lời nói của ông. Trong 30 năm Dith Pran đã đóng một vai trò quan trọng trong việc mang những tội ác của chế độ Khmer đỏ Pol Pot tới sự chú ý của thế giới, đặc biệt là nước Mỹ".

Sự chiến đấu của Dith Pran để vượt qua sự tàn bạo để đoàn tụ với gia đình ông, và Schanberg gây cảm hứng làm nên cuốn phim đoạt giải Oscar năm 1984 "Những cánh đồng chết chóc" (The killing fields). Ông được tôn vinh như một anh hùng, được vinh danh tại tòa Bạch Ốc và được phong làm đại sứ thiện chí (goodwill ambassador) của Văn phòng cao ủy tỵ nạn, nhưng ông không bao giờ quên những người sống và chết ông để lại phía sau.

Ông thành lập Dự án ý thức nạn diệt chủng Dith Pran (Dith Pran Holocaust Awareness Project) để giáo dục học sinh về sự tàn ác. Ông tìm kiếm để giữ lại bằng chứng cuộc thảm sát và mang những kẻ tội phạm ra trước tòa án quốc tế với tư cách là hội viên của ủy hội tài liệu Cam-Bốt, là một nhóm hội nhân quyền. Và ông sưu tập và biên soạn lần đầu tiên những tội ác của Khmer đỏ đối với trẻ con trong cuốn sách xuất bản năm 1998 "Những trẻ con của những cánh đồng chết chóc ở Cam-Bốt" (Children of Cambodia"s Killing Fields".

Ông thường tuyên bố, "Tôi là một người Cam-Bốt sống sót từ nạn diệt chủng và tôi phải là người mang thông tin ra thế giới".

Dith Pran là một trong sáu người con của một gia đình trung lưu. Ông sinh ngày 27 tháng 9 năm 1942 ở Siem Reap, một thành phố gần đền Angkor ở phía Tây Bắc Cam -Bốt. Ông học tiếng Pháp ở trường và tự học Anh văn.

Sau trung học, ông làm thông dịch viên cho một Nhóm hỗ trợ quân sự Mỹ ở Cam-Bốt trong 5 năm, cho đến khi Cam-Bốt cắt đứt liên lạc với Mỹ năm 1965. Khi cuộc chiến tranh Việt Nam lan qua biên giới Cam-Bốt và phe Khmer đỏ kiểm soát trọn vẹn vùng quê, ông trở thành một người hướng dẫn và thông dịch cho những ký giả nước ngoài. Đò là vì sao năm 1972 ông gặp Schanberg, một ký giả đóng đô ở Singapore cho tờ báo Times, là người nhanh chóng bao dàn bài vở tin tức về cuộc nội chiến ỡ Cam-Bốt. Người ký giả Mỹ thay đổi thất thường và người bạn Cam-Bốt sáng láng và sâu sắc trở thành bạn mau chóng, và giữa năm 1973, Dith làm việc riêng cho Schanberg như là một nhân viên bán thời gian chính thức của báo New York Times.

Dù không được huấn luyện như một ký giả, Dith luôn nhạy cảm phanh phui ra vấn đề bằng cách dùng bất cứ phương tiện cần thiết nào. Một trong những câu chuyện lớn nhất mà ông và Schanberg tường trình chung vơiù nhau là chuyện Dith hối lộ một số nhân viên trên tàu kiểm tra để mang họ đêán một thành phố nằm trên sông Cửu Long bị phi cơ B- 52 dội bom lầm, làm cho chừng 400 người vừa chết vừa bị thương. Ông lại hối lộ một tàu khác để chở họ về Phnom Penh cho người ký giả Mỹ kịp thời hạn viết bài.

Schanberg sau này viết rằng Dith chứng kiến quá nhiều những cái chết vô nghĩa đến nổi ông "bắt đầu nhìn thấy báo chí như là một cách để tiết lộ cảnh ngộ của dân tộc ông. "

Vào năm 1975, hai người gần gũi nhau như anh em. Vào ngày 17 thang 4 năm 1975, là ngàỳ phe Khmer đỏ tràn ngập thủ đô Phnom Penh. Schanberg, Dith, người lái xe của họ và hai ký giả nước ngoài khác bị một băng lính Khmer đỏ trang bị súng ống đầy đủ chận lại. Schanberg tin rằng họ sẽ bị giết tại chổ, nỗi sợ càng tăng lên bởi sự kinh hãi trần trụi hiện trên khuôn mặt vốn bình tĩnh của Dith.

Họ bị xô đẩy vào trong chiếc xe tăng của bọn lính - tất cả mọi người ngoại trừ Dith. Schanberg có thể nghe lời van nài hoảng hốt bằng tiếng Khmer của Dith và nghĩ rằng ông ta đang mặc cả cho sự tự do của riêng ông. Chỉ khi cửa xe tăng mở ra và Dith đang loay hoay phân trần thì Schanberg mới hiểu những gì Dith đã nói. Người tài xế xe người Cam-Bốt nói cho ông nghe là bọn Khmer đỏ yêu cầu Dith rời đi, nhưng Dith van nài xin ở lại.

"Ông ta biết rằng chúng tôi sẽ không có cơ hội thoát nếu không có ông ta, nên ông van nài đừng tách ông ta ra khỏi nhóm chúng tôi. Ông ta dùng chính cả sinh mạng ông với hy vọng sẽ cứu chúng tôi." Schanberg sau này viết lại như thế.

Sau khi "nói năng ngọt ngào" với bọn lính hơn 2 tiếng đồng hồ, Schanberg nói, Dith thuyết phục họ để cho mọi người chúng tôi đi.

Họ tập trung đến tòa đại sứ Pháp, nơi có hàng trăm người nước ngoài đang tỵ nạn. Khi màn đêm buông xuống, Schanberg lẻn đến tìm Dith và bỏ ra vài ngày tính toàn kế hoạch cứu ông, trong đó bao gồm chuyện tính làm thông hành Anh giả. Nhưng những viên chức Pháp dự đoán thế nào bọn Khmer đỏ cũng bố ráp tòa đại sứ, nên nói tất cả những người Cam-Bốt phải rời đi. Schanberg nói ông nhớ hoài cái hình ảnh người cộng sự viên trung thành bị đẩy vào đám đông hỗn loạn phía bên ngoài, và nó đã ám ảnh ông những năm sau đó.

Đối với Dith, đời trở thành một ác mộng không nguôi. Bọn Khmer đỏ rất ngoan cố trong trong việc tái tạo tận gốc rễ lại cuộc sống của người dân Cam-Bốt, hủy bỏ tôn giáo, chia cắt gia đình, đẩy dân thành phố đến những trại lao động ở miền quê, đóng cửa bệnh viện và trường học, và tiêu diệt tất cả những người có nghề nghiệp chuyên môn, trí thức hay bất cứ ai dính líu đến tây phương hay chính quyền Lon Nol do Mỹ ủng hộ. Ông chứng kiến những chuyện độc ác, đặc biệt là chuyện giết chóc trẻ em, làm cho ông ray rứt dù sau này được tự do khá lâu.

Ông sống sót nhờ ăn bận quần áo như nông dân và đóng vai là tài xế taxi. Bị đầy về vùng quê, ít lâu sau ông làm việc trên những đồng ruộng từ 14 đến 18 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Bàn chân ông bị nhiễm trùng vì chỉ bọn Khmer đỏ mới được quyền mang giầy. Vì thực phẩm khan hiếm, ông ăn vỏ cây, chuột, côn trùng và hút máu từ bò để có thể chất bổ nuôi sống cơ thể. Có một dêm vì quá đói ông ăn trộm gạo nhưng bị bắt. Một tá cán bộ của ủy ban công xã đánh đập hành hạ ông bằng những dụng cụ sắc bén dùng để cắt tre. Họ tuyên bố tử hình ông. Là một Phật tử, ông cầu nguyện suốt đêm và khi trời sáng thì ông được tha mạng vì có một cán bộ Khmer đỏ mến ông và thuyết phục bọn còn lại hãy tỏ lòng bác ái.

Vào khoảng đầu năm 1979, khi Việt Nam xâm lăng Cam-Bốt và đẩy bọn Khmer đỏ ra khỏi quyền lực, Dith cảm thấy có đủ sự an toàn để trở về làng của ông. Khi nói ra sự giáo dục và những liên hệ với những người nước ngoài của ông, dân làng sửng sốt khi thấy ông còn sống. Cha ông chết vì đói, ba anh trai và một chị bị xử tử. Chỉ có mẹ, một em và vài người họ hàng khác là còn sống.

Sự khám phá ghê rợn đã khẳng định thêm ông là người may mắn như thế nào. Hai người đàn bà trong làng dẫn ông tới cánh rừng, nơi xương người vung vãi tung tóe khắp nơi. Rải đều ở những cây và làm nghẹt cả những giếng là thân thể rửa nát của chừng 5000 người dân Cam-Bốt. Những người thân thuộc của Dith nằm trong số những người đó.

Dith sau này có nói đến những cách đồng giết chóc (killing fields), vốn được tìm thấy gần ở mỗi làng khắp cả nước như sau, "Cỏ mọc cao hơn và xanh hơn nơi chôn những xác người. "

Dith được đề cử làm xã trưởng bởi những người giám thị Việt Nam nhưng rồi buộc phải từ chức vì họ tìm ra ông đã từng làm việc cho một ký giả người Mỹ. Lo sợ bị buộc tội, ông trốn đi bằng cách đi bộ chừng 100 dặm tới một trại tỵ nạn nằm dọc theo biên giời Thái Lan.

Schanberg vẫn tìm kiếm người bạn Cam-Bốt từ buổi chia tay bắt buộc 4 năm trước, đã tìm thấy lại người bạn này sau một số ngày Dith vào trại tỵ nạn. Dith thổn thức nói với Schanberg "Tôi được tái sinh. Đây là cuộc đời thứ hai của tôi."

Đời sống mới của ông mở ra đầu tiên ở San Francisco, nơi vợ ông là bà Ser Moeun cùng 4 đứa con định cư sau khi chạy khỏi Phnom Penh trước khi sụp đổ. Từ một người suy dinh dưỡng, Dith hồi phục lại sức khỏe, họ dọn nhà đến New York, nơi mà báo Times huấn luyện ông thành một phóng viên nhiếp ảnh. Ông được biết đến nhờ những hình ảnh chú tâm đến con người.

Những năm xa cách đã có tác dụng xấu lên cuộc hôn nhân nên rốt cuộc dẫn đến chuyện ly dị. Năm 1989 ông trở về Cam-Bốt với những thành viên của Ủy Ban Tài Liệu Cam-Bốt, trong đó có Bác sĩ Haing S. Ngor, người đã dóng vai Dith trong phim "Những cánh đồng chết chóc" (The killing fields ). Ngor doạt giải Oscar với phim này vì lối diễn xuất mãnh liệt thần sầu của ông, một phần vì cũng như Dith, ông đã sống qua sự kinh hoàng không thể tưởng tượng nổi.

Ông cùng với Dith chia sẻ chung một mục đích: nhìn thấy Pol Pot ra tòa vì tiến hành một trong những cuộc tàn sát tệ hại nhất của thế kỷ 20. Nhưng Ngor chết năm 1996 vì bị cướp bắn trên đường phố Los Angeles. Dith thề sẽ tiếp tục cuộc chiến đấu của họ để làm cho tên cựu độc tài phải trả lời về những tội ác của hắn.

Hai năm sau cái chết của Ngor, Pol Pot chết khi đang bị quản thúc tại gia ở Cam-Bốt chỉ trong vòng vài giờ sau khi có những thông báo cho biết phe Khmer đỏ sẽ mang hắn ta ra tòa án quốc tế. Cái chết của hắn ta có thể do bệnh tim, có thể do tự tử, mà cũng có thể do phe Khmer đỏ giết đi vì không muốn hắn ta ra tòa án khai thêm những tội ác diệt chủng ghê tởm của phe Khmer đỏ. Cái chết của Pol Pot làm ngăn trở hy vọng của Dith trong việc tìm kiếm công lý và khả năng hòa bình.

Dith nói với báo Los Angeles Times vài năm trước đây như sau, "Không có bác sĩ nào có thể chữa lành tôi, nhưng tôi biết có những tên như Pol Pot còn bệnh hơn tôi nữa... bởi vì hắn tin vào chuyện giết người. Hắn tin vào chuyện bỏ đói trẻ con.

"Chúng tôi đều có sự kinh hoàng trong đầu. Ở Cam-Bốt, kẻ giết người và nạn nhân đều có chung một bệnh. "

Một điều cần nói rõ ở đây là Cộng sản Việt nam đã xua quân qua lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot nhưng không vì thế mà có thể cho rằng chế độ Cộng sản Việt Nam tốt lành hơn chế độ Pol Pot, mà thật ra chế độ Cộng sản cũng tàn ác không kém. Sau ngày chế độ khát máu Khmer đỏ sụp đổ, có những nhà triển lãm trưng bày hàng núi xương sọ của những nạn nhân. Nhìn những núi xương sọ này người ta liên tưởng đến hàng dãy xương sọ của những nạn nhân tết Mậu Thân 1968, do Cộng sản Việt Nam chôn sống trong những mồ chôn tập thể và sau đó được khai quật để làm lễ chôn cất tập thể. Cộng sản Miên hay Cộng sản Việt Nam cũng có chung một bài bản giết người tập thể kinh tởm. Cộng sản Việt đổ quân qua tiêu diệt bọn diệt chủng Pol Pot là cũng vì tranh chấp chính trị chứ không phải qua Miên để cứu dân tộc Miên bị Pol Pot tàn sát.

Trong suốt bốn năm cai trị tàn ác của Pol Pot từ năm 1975 đến 1979, một nước đàn anh bảo hộ và viện trợ tối đa cho bọn diệt chủng Pol Pot chính là Trung Cộng do Mao trạch Đông và Đặng tiểu Bình cầm quyền. Khi Việt Cộng đem quân qua lật đổ Pol Pot, đại sứ Trung Cộng và các nhân viên ngoại giao trú đóng tại thủ đô Phnom Penh đã phải trốn chạy bằng đường bộ qua Thái Lan. Trung Cộng vì căm thù Việt Cộng đánh đàn em Pol Pot của mình nên đã xua quân qua biên giới Việt - Hoa để dạy Việt Cộng một bài học. Đúng là anh em trong khối xã hội chủ nghĩa đánh nhau bể đầu sứt trán như thế thì nhân loại còn lâu mới đi đến thế giới đại đồng như tổ sư Mác tiên đoán !

Bọn Phát - xít Đức tuy tàn bạo nhưng chỉ tàn bạo với người khác chủng tộc chứ không tàn bạo, giết chóc đồng bào chúng. Chỉ có Cộng sản Miên, Cộng sản Việt mới đang tâm tàn sát đồng bào ruột thịt của mình. Cộng sản Tàu cũng giết vài chục triệu dân Tàu trong cuộc cách mang văn hóa dưới thời Mao trạch Đông. Cộng sản Nga cũng giết hàng triệu người Nga bằng những trại tập trung dưới thời Stalin. Giết hại đồng bào ruột thịt của mình một cách tàn bạo đã là đặc tính cố hữu của bất kỳ Đảng Cộng sản nào. Tội ác diệt chủng của Cộng sản Việt nam có thể nói từ cuộc cách mạng ruộng đất từ thập niên 1950, mà con số nạn nhân lên tới hàng trăm ngàn, rồi đến vụ thảm sát Mậu Thân ở Huế, với con số nạn nhân lên tới hàng ngàn người, và sau cùng là những trại cải tạo sau 1975 để trả thù những sĩ quan và nhân viên chế độ cũ miền Nam. Những trại cải tạo này là những pháp trường không có tiếng súng vì tù nhân chết vì đói, vì bệnh tật, vì làm việc quá sức. Cộng sản Việt Nam đã đạt đến mức độ tinh vi trong việc giết người không để lại dấu tay thủ phạm. Con số tù nhân chết trong trại cải tạo Việt Nam sau 1975 cũng lên tới vài chục ngàn người.

Dith Pran là một nạn nhân của chế độ diệt chủng Khmer đỏ. Khi đến bến bờ tự do, ông đã mạnh dạn tố cáo tội ác của bọn man rợ này cho thế giới loài người biết. Nhờ sự tố cáo của ông cũng như những đồng bào bất hạnh của ông mà thế giới dần dần ý thức được hiểm họa Cộng sản tàn ác và kinh tởm như thế nào trong chuyện diệt chủng. Hiện nay đang có một tòa án thế giới mở ra ở thủ đô Phnom Penh để xử những tên lãnh đạo Khmer đỏ. Chúng sẽ phải trả giá cho tôi ác giết người của chúng.

Câu hỏi kế tiếp mà mọi người đang trông chờ là chừng nào bọn lãnh đạo Cộng sản Việt Nam phải ra tòa để bị xử tội diệt chủng như bọn Khmer đỏ đây"

Los Angeles, một chiều oi bức giữa tháng 4 năm 2008

TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG

Email: dalatogo@yahoo. com

* Viết theo bài "Survived the slaughter in Cambodia "của Elaine Woo đăng trên báo Los Angeles times ngày 31 tháng 3 năm 2008.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.