Hôm nay,  

Nói Chuyện Với Tiến Sĩ Kim Oanh, Ứng Viên Ủy Viên Giáo Dục

15/10/200400:00:00(Xem: 5069)
Mùa bầu cử đang tới gần. Cộng Đồng Việt Nam Nam California đã thể hiện rõ nét việc tích cực tham gia vào dòng sinh hoạt chính của nước Mỹ bằng cách dấn thân ứng cử vào nhiều vị trí quan trọng của hệ thống chính trị Hoa Kỳ như ứng cử vào chức vụ Dân Biểu Tiểu Bang, Thị Trưởng, Nghị Viên hay Ủy Viên Giáo Dục Thành Phố. Rất nhiều cuộc hội thảo, gây quỹ đã được tổ chức một cách rầm rộ. Nhiều dư luận bênh, chống sôi nổi đã diễn ra tại các phòng khách, trong các cuộc điện đàm, hay trên các làn sóng phát thanh cùng các tờ báo địa phương. Tuy tư tưởng có khác nhau trầm trọng, đôi khi biến thành những đối thoại gay gắt, nhưng tất cả đều nhắm vào những mục đích chung: chứng minh sự hiện diện hợp pháp của người Việt tại Mỹ, chứng tỏ mối quyết tâm phục vụ đất nước đã bao dung những người con tị nạn, đồng thời tỏ lộ khả năng đặc biệt của người Việt không thua kém bất cứ một cộng đồng nào khác trên đất Mỹ.
Trong tinh thần muốn tìm hiểu những mục đích của việc tranh cử vào chức vụ chính trị địa phương, một công việc dấn thân đầy bất trắc, hao tổn cả về tài chánh lẫn trí não, người viết đã thực hiện một cuộc nói chuyện với Tiến Sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh, Giáo Sư Đại Học Cal State Long Beach, người ứng cử vào chức vụ Ủy Viên Giáo Dục Thành Phố Garden Grove.
-H: Thưa chị, điều gì đã thúc đẩy chị dấn thân vào cuộc hành trình vất vả như thế này"
-Đ: Có nhiều điều làm tôi cảm thấy phải ứng cử vào chức vụ này. Điều thứ nhất, trong suốt nhiều năm làm nhiệm vụ một nhà giáo, tôi luôn mong mỏi được thấy tiếng Việt mình được dậy tại khắp các trường Trung Học như một ngôn ngữ toàn hảo. Những năm vừa qua, như các bạn đã thấy, Học khu Garden Grove đã chấp nhận cho dậy tiếng Việt ở cấp trung học, tại hai trường La Quinta và Bolsa Grande. Tôi rất vui khi thấy nhiều học sinh theo học lớp tiếng Việt. Nhưng chương trình tiếng Việt đó lại chưa được đầy đủ vì giáo viên dậy ở đó là những sinh viên học ra chương trình tại Mỹ nên tiếng Việt của họ cũng giới hạn thôi. Do đó, tôi muốn tổ chức những khóa tu nghiệp cho các thầy cô giáo đó và tuyển thêm những giáo viên khác nữa. Tôi biết rất nhiều người từng làm nhà giáo, nhà văn ở Việt nam, kiến thức của họ về văên hóa rất rộng. Học khu nên mời những người đó cộng tác về việc dậy tiếng Việt, đồng thời làm cách nào đó giúp cho các thầy cô giáo hiện đang dậy tiếng Việt hiểu biết sâu rộng hơn.
-H: Một khi dậy ngôn ngữ, nhà trường phải có sách và tài liệu. Vậy, theo chị, sách mà họ đang dùng trong trường là loại sách nào" Có thích hợp với chương trình và với nhu cầu của người Việt hải ngoại không"
-Đ: Dĩ nhiên, muốn dậy một sinh ngữ, cần phải có ngân khoản để soạn sách dậy. Nhưng, hiện thời, bộ sách mà họ dùng lại được soạn cho sinh viên cấp cao, cho nên đề tài không hợp với học sinh trung học. Nhất là những sách đó nhằm mục đích giúp người ngoại quốc, giúp các sinh viên về Việt Nam thích hợp với môi trường sinh hoạt ở Việt Nam. Cho nên những điều giảng dậy đó rất khác biệt với mục tiêu của mình bên này là muốn cho con cái sinh hoạt với cộng đồng mình. Ngôn từ hai bên khác nhau rất nhiều. Có những từ vựng thuộc về bên kia, giúp cho những người học xong ở đây rồi về bên kia đối thoại, trao đổi dễ dàng, nhưng với người bên này thì lại có vẻ lạc lõng, và có thể gặp các khó khăn khi gặp những từ vựng mà người bên này không thích nghe. Vì thế, tôi phải coi lại chương trình tiếng Việt ở hai trường đó, xem họ cần bổ khuyết những gì thì mình sẽ giúp. Sẽ có một chương trình giúp đỡ họ thiết thực hơn. Tôi biết các thầy cô đó cứ phải đi mượn các cuốn báo như Việt Tide hoặc các tờ báo khác để học sinh đọc thêm. Nếu bây giờ có sự liên hệ chặt chẽ, mình có thể giúp cho họ những tờ báo đứng đắn cho họ biết thêm về cộng đồng qua ngôn ngữ Việt chính thống của mình.
-H: Trước đây, trong một lần phỏng vấn trên đài truyền hình, chị đã cho biết về sắc luật 78 có liên hệ đến cộng đồng mình. Xin chị cho thêm chi tiết.

-Đ: Như trước đây tôi đã nói, hiện đang có sắc luật 78 nhằm khuyến khích cộng đồng chúng ta hợp tác với học khu và nhà trường trong việc viết lại phần sử học, phần lịch sữ chiến tranh Việt Nam cho phong phú hơn. Sắc luật này rất ly kỳ do một nhóm các giáo chức vùng Đông Nam Aù hợp tác với học khu, vận động lâu lắm mới được thực hiện. Lý do là vì trên vùng Fresno, cách đây hai năm có hiện tượng các học sinh trung học và một số các em mới lên đại học bị khủng hoảng tư tưởng rất nhiều dẫn đến việc tự tử. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có 8,9 học sinh tự sát. Sắc luật 78 mới lập ra một Task Force, một Ủy Ban nghiên cứu tại sao có hiện tuợng đó. Trong Task Force có đủ các social worker, những nhà giáo dục, những người trong hệ thống cảnh sát của thành phố. Sau đó, cơ quan nghiên cứu của đại học Long Beach cũng cộng tác giúp Ủy Ban này. Cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân. Đó là vì cộng đồng Đông Nam Aù, gồm Việt, Miên, Lào, trong thời gian qua tị nạn ở đất nước này, đã nhận được rất nhiều nguồn thông tin do báo chí của dòng chính nhìn vào cuộc chiến Đông Nam Á. Đa số nhìn vào cuộc chiến vừa qua rất tiêu cực. Họ cho đó là sự nhục nhã. Có rất nhiều người muốn quên đi, nhiều nguời Mỹ không muốn nhắc đển chuyện đó nữa. Người khác lại coi đó là một sai lầm của lịch sử. Cho nên khi dậy đến phần chiến tranh Đông Nam Á, họ đã tạo ra một bầu không khí tiêu cực, khiến cho học sinh đâm ra hoang mang. Một mặt cha mẹ nói mình là người Việt, người Miên, người Lào; mình qua đây vì nguồn gốc tị nạn. Ngược lại, dư luận lại không muốn chấp nhận mình. Ở trường học lại nói mình qua đây là môït lầm lỡ! Mặc dù mình có nói tiếng Anh giỏi thế nào đi nửa, học giỏi thế nào đi nữa, bạn bè lại coi không phải Mỹ trắng, cứ nhìn mặt là biết ngay, Tất cả những yếu tố đó, làm cho tuổi trưởng thành đă hoang mang về căn tính rồi lại bị ảnh hưởng bởi vấn đề đó, cho nên mất phương hướng, làm chuyện sai trái. Nhiều học sinh Việt Nam trở thành băng đảng, trộm cắp. Có nhiều nguời Social Worker vào nhà tù thiếu niên thấy hoảng vì học sinh người Việt mình nhiều lắm. Nhà tù phải tạo ra những tấm bảng có tiếng Việt, ngày xưa chỉ có tiếng Spanish thôi. Con số học sinh Việt trong nhà giam tăng rất nhiều. Trong khi đó, thiếu niên Hmong lại tự tử, thiếu niên Miên, Lào lại theo băng đảng, súng đạn này kia. Vì vậy, phải có một chương trình nào để thay đổi hiện trạng tiêu cực này. Và học khu mới nhắm vào việc giáo dục, đưa ra nguyên một chương về chiến tranh Việt Nam. Học khu yêu cầu các giáo chức giáo nào dậy môn đó, phải có "project" cho học sinh làm việc. Những người làm giáo dục phải nghiên cứu sử truyền khẩu, phải hỏi lại ông bà, cha mẹ, là những nhân chứng lịch sử, làm cho vấn đề cân bằng lại. Điều đó đem lại hiệu quả rất tốt. Từ đó, tôi muốn học khu Garden Grove, là một học khu lớn, có nhiều trường lớn, cũng nên áp dụng như thế. Thực tế, chương trình này không chỉ nhắm vào học sinh Đông Nam Á thôi mà cho tất cả học sinh trong nuớc Mỹ hiểu được lịch sử của người Đông Nam Á. Vì bây giờ không phải lịch sử Việt nữa mà là lịch sử của nước Mỹ. Cộng đồng mình phải có một chỗ đứng rõ ràng trong lịch sử Mỹ.
-H: Hiện nay có hai ứng cử viên Việt cùng tranh cử vào chức vụ này, cộng với một Ủy viên đang hoạt động, giả dụ cả ba người đều làm việc trong Ủy ban, liệu có thiên vị gì cho người Việt hay không"
-Đ: Điều mà mình không thể quên được là mình đang sống trong đất nước Hoa Kỳ, vào Hội Đồng Giáo Dục của học khu, mình phải đại diện cho toàn thể học sinh trong học khu, không phải chỉ là đại diện cho học sinh Việt Nam mà thôi. Thống kê cho thấy số học sinh Việt Nam chỉ là 28%. Số học sinh đông nhất là cộng đồng Latino. Nói chung, học sinh người Latino học thấp nhất. Đó là mối quan tâm hàng đầu của tôi. Mình phải làm sao cho học sinh Latino cùng tiến lên với những học sinh khác, phải vận động nhiều phương thức khác nhau. Không thể nào quên được một cộng đồng lớn như thế. Từ trước tới giờ, đường lối làm việc của tôi là mình cũng phải quan tâm tới cộng đồng khác, trong khi làm cho trẻ em mình thành đạt trong dòng chính, mình không quên nhiệm vụ là đã sống trong lòng nước Mỹ, phải giúp đỡ những cộng đồng khác cùng phát triển với mình.
-H: Câu hỏi chót, với những sách nói về Việt Nam in cho trẻ em đọc, có nhiều điểm sai lạc như có hình nón cối tượng trưng cho chiến sĩ Việt Nam, có ảnh Hồ chí Minh... Chị nghĩ thế nào về điều này" Có thể nào yêu cầu hủy bỏ chúng đi được không"
-Đ: Sách học không phải do cộng đồng mình tạo ra, cho nên có nhiều sách có tầm suy nghĩ khác với mình. Về vấn đề này, có người cho rằng mình phải kiểm soát mọi sách vở giáo dục để không có hình ảnh nào mà mình không thích. Theo tôi, mình không có khả năng để kiểm sóat tất cả sách vở mà chính phủ in ra. Hơn nữa, trong một xứ Tự Do, các trường đại học đều khuyến khích học sinh Tự Do suy nghĩ, Tự Do trao đổi lý luận. Cho nên, thay vì đòi hỏi một điều không thực hiện được, chúng ta phải áp dụng hai phương pháp: Trước hết là làm thế nào để giúp trẻ em chúng ta phát triển khả năng lý luận, cân nhắc điều đó có đúng vối kinh nghiệm của mình hay không, có đúng với những điều mình hiểu biết trong cuộc sống hay không. Điều này rất quan trọng. Nếu trẻ em mình có khả năng lý luận rồi thì không sợ ai mang tin tức sai lầm, quyến rũ mình đi sai đường được nữa. Mình phải tạo cho chúng khả năng suy nghĩ chín chắn. Vì không thể nào ngăn chặn được sách vở, cha mẹ phải trao đổi với con, và cũng không nên chỉ nói là đây là "Việt cộng, không được đọc", mà nên giải thích cho con cái hiểu. Tỷ dụ như hỏi con rằng nếu hòa bình mà Việt cộng tạo ra thật sự tốt đẹp thì tại sao lại cứ phải đi Mỹ, tại sao hàng trăm ngàn người lại phải vượt biên, hy sinh mạng sống" Tại sao cả hàng triệu người phải bỏ nước ra đi bằng mọi hình thức" Qua phương cách trao đổi như thế, con cái sẽ tìm ra cách tự đặt vấn đề, và sẽ phân biệt được điều nào đúng, điều nào sai. Thứ hai, ngoài phương thức trao đổi lý luận như thế, mình cũng nên tìm cách để tự in sách của mình với những lý giải đứng đắn và hợp lý. Có được như vậy, con em chúng ta mới hòa đồng một cách tốt đẹp vào đời sống cộng đồng Việt Nam tị nạn trên đất Mỹ.
Chu Tất Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.