Hôm nay,  

Phóng Sự: Tôi Đi Xin…Phân Bón

6/8/200700:00:00(View: 7343)

Người dân tự xúc phân bón vào bao.

Đó là một buổi sáng Thứ Bảy khá đẹp trời, tôi rủ mẹ cùng ngồi vào xe, tới trụ sở Sở Vệ Sinh, ở góc đường Hazard và đường Beach, TP Garden Grove để xin phân bón miễn phí. Chúng tôi thong dong mà đi, hớn hở như đi dạo shopping vậy.

Chín giờ sáng, chúng tôi mới lò dò tới nơi. Những gì trông thấy khiến cả hai mẹ con tái mặt: hai, ba chiếc xe cảnh sát chặn kín con đường vào phía trước cổng Sở Vệ Sinh. Loay hoay một hồi mới tìm được chỗ đậu xe, tôi hết hồn khi thấy cảnh sát ghi ticket một bác lái xe truck mới vừa cặp vào lề đường có lằn sơn đỏ. Chúng tôi càng tá hỏa khi thấy cô bác ai nấy đều cặp nách những bao là bao: bao chỉ xanh, bao nhựa và còn cả xe kéo, xe đẩy, cả xe của siêu thị…Nhiều người còn cầm cả xẻng, đủ loại lớn nhỏ, dài ngắn khác nhau. Thấy mình ‘trắng tay,’ tôi tiu nghĩu nghĩ bụng, ‘chắc đi chơi một vòng rồi về thôi, chứ mong gì mà lấy được phân.’

Lần đầu tiên tới đó, chúng tôi tưởng phân bón được vô báo sẵn, mạnh ai nấy vác lên xe rồi ù chạy thôi. Tôi không biết rằng đã có những cô bác đi từ 5 giờ sáng, ở các thành phố đổ về, kể cả Riverside, chứ không riêng gì thành phố chung quanh Little Sài Gòn. Họ tới sớm, vừa được nhân viên người Mỹ khiêng từng bao phân đặt lên xe, còn được tặng mỗi người một chiếc áo thun mới cáu. Tới trễ một chút, ‘đặc quyền đặc lợi’ không còn, nhưng ai cũng có thể xông vào bãi phân còn đang bốc khói để…cào, và cào, xúc vô bao, đưa lên xe đẩy, kéo ra xe hơi đậu cách đó tới hàng trăm thước. Cảnh sát sợ cô bác sợ khiêng vác nặng, tha hồ dí xe vô cổng sở Vệ Sinh nên đã cô lập một khoảng đường. Điều đó đúng, nhưng tội nghiệp biết bao nhiêu người không có mang theo xe đẩy, xe kéo…

Giám Đốc Sở Vệ Sinh Diệp Miên Trường tiếp xúc với người dân.

Tôi lôi mẹ vào bên trong sân Sở Vệ Sinh, ngó qua ngó lại định tìm một kế hay, nhưng rồi đành để bà đứng đó mà chạy…Tôi ra xe lục tìm được một cái bao nhựa nhỏ và cái thùng giấy, định bụng ‘hốt được chút nào hay chút đó.’ Nhưng không, mẹ tôi giỏi hơn tôi nhiều. Bà ‘ngoại giao’ giỏi, xin được 3 cái bao nhựa. Bà còn mượn được cái xẻng của một chị dễ thương, trạc 40 tuổi. Tôi mừng rỡ xông vào…xúc, tha hồ xúc. Mặc kệ những cú hích khi nặng, khi nhẹ thoi vào hông, vào tay, vào mông, thậm chí vào đầu…Mọi người chen lấn nhau giành lấy phân. Tôi nghe nhiều tiếng cãi cọ, cằn nhằn, và rồi một chị hét lên: ‘Trời ơi có mấy cái bao phân mà cũng chửi nhau loạn xạ, kỳ thiệt.’ Tôi chỉ biết xúc, và xúc…Nhưng khi bao đầy rồi, tôi lùng bùng không biết cách nào bê mấy cái bao ra tới cổng, nói chi tới tận ngoài xe hơi.

Tôi vừa lòn tay xuống định bê cái bao lên cao để mà ‘bế’  như bế em thì bao bị rách, rơi xuống đất cái phạch. Tôi nhìn sang bên cạnh, một chị khệ nệ khiêng, vừa than: ‘Trời ơi sao phân mà nó nặng vậy nhỉ"’ Chúng tôi cùng phì cười. Số phân đó giá chỉ vào khoảng 5 – 6 đồng bạc, tới cửa hàng mua vừa khỏe, vừa sạch. Khi xúc, bấu vào bao phân rách, tôi mới phát hiện ra cái mùi của nó hôi không chịu được. Tôi ngồi phịch xuống đất, hí húi cột lại chỗ rách. Bỗng một người, cũng đàn bà, trẻ hơn tôi, nhưng có vẻ khỏe hơn, khom lưng nhấc cái bao của tôi lên. Chị thở hổn hển nói: ‘Chị muốn mang đi đâu"’ Và rồi chị ôm cái bao gọn hơ, chạy ra ngoài cổng, đặt xuống nhẹ nhàng. Tôi chạy theo, chết trân, kinh ngạc. Đúng rồi, ở đời còn có nhiều người tử tế ngoài sự tưởng tượng của tôi.

Mẹ đã hơn 70 vẫn cố bê một cái bao nhỏ từ trong sân ra cổng. Hai chúng tôi dồn hết vô thùng giấy và cùng khiêng đi. Tôi lại ngạc nhiên lần nữa khi thấy một chị từ xa tiến tới, đưa cái xe đẩy cho tôi. Chúng tôi mừng húm, nếu không có chiếc xe đẩy này không biết mẹ con tôi làm cách nào để đưa ba bao phân, mỗi bao không dưới 10 pound ra tới xe. Cám ơn rối rít những người có lòng tốt, tôi thầm nhũ lần sau sẽ mang theo năm mười cái bao nhựa dầy, xe đẩy, xẻng để có thể giúp đỡ những người mới đi lần đầu thiếu kinh nghiệm.

Tôi cứ cười tủm tỉm trên đường về. Chuyến đi này, chúng tôi vừa có phân xài không tốn tiền, vừa có kinh nghiệm trong những lần sau, lại vừa vui vì hiểu chính xác rằng cuộc đời này vẫn còn có nhiều người tử tế.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trà dầu là một cách uống trà do người dân tộc Yao, sống trong vùng núi tự trị huyện Kung Thành Quế Lâm sáng chế.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trước đây mùi hắc làm lộ tẩy – hương vị khó chịu, không thể nhầm lẫn của khói thuốc lá. Và bạn biết ngay, bằng cách nào đó, khói bên nhà hàng xóm đang trôi dạt vào nhà bạn.
Lễ Tạ Ơn là dịp để các gia đình có dịp quây quần trong những buổi họp mặt, tổ chức những chuyến đi chơi xa hoặc những buổi ăn tối với những thức ăn truyền thống của ngày lễ trong không gian ấm cúng và hạnh phúc.
Tình hình Hồng Kông từ gần 6 tháng biểu tình phản kháng liên tiếp đã cho thấy có nhiều dấu hiệu rất đặc biệt về cuộc bầu cử này.
Hoà thượng Thích Trí Quang vừa viên tịch hôm 8/11/2019 tại chùa Từ Đàm, Huế, sau 96 năm ở cõi trần.
21.11.2019: Động Đất ở Tỉnh Xayaburi Bắc Lào - Bản tin đầu tiên người viết nhận được qua 1 text message từ Paris, sau đó tin được đăng tải trên báo Figaro ngày 20.11.2019 lúc 17 giờ 05: Séisme de magnitude 6,1 au Laos / Trận động đất 6.1 ở Lào
có 278 ứng cử viên Dân chủ chiếm chức vụ trong số 452 chức vụ của hội đồng quận kết quả sơ khởi sáng thứ Hai. Phe thân chính phủ, đã giành được khoảng 3/4 số ghế trong các cuộc bầu cử trước đó vào năm 2015, đã sụp đổ ồ ạt và chỉ còn lại có 42 chức vụ
Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California. Họa sĩ Duy Thanh sinh ngày 11 tháng 8 năm 1931 tại Thái Nguyên. Ông học vẽ năm 1952
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.