Hôm nay,  

Nhìn Sang Miên Mà Thẹn

03/03/200700:00:00(Xem: 8243)

Nhìn Sang Miên Mà Thẹn

Cả hai Ông đứng đầu Nhà Nước CSVN bây giờ đều là người thời tuổi trẻ hấp thụ nền giáo dục khoa học, dân tộc, nhân bản, khai phóng của Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng so sánh mức độ hấp thụ thì trình độ của Ông Nguyễn minh Triết, Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam bây giờ  có vẻ cao hơn của Ông Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng. Nhưng nếu so sánh việc đi xa mà học, phải nói Ô Dũng công du nhiều và thường hơn Ô. Triết.

Cả hai đều là dân Miền Nam "chánh tông" nên rất quen thuộc với lối sống của đồng bào Việt gốc Miên có hàng triệu người ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ngay trong lòng nước Việt và bên cạnh là nước Miên  sát nách vớicả Nam Phần VN. Từ ngày lên làm Thủ Tướng Ô.Dũng đã hơn một lần đi Miên giải quyết vấn đề biên giới, là vấn đề thời nào -- Quốc gia hay Cộng sản -- cũng có chuyện lôi thôi giữa hai nước. Ô. Triết mới đi chuyến đầu sang Miên để viếng thăm, lại gặp hai cuộc biểu tình của người Miên

Vào ngày 27 tháng Hai, hàng 100 sư sãi  gốc Miên  gốc Miền Tây Nam bộ VN, tổ chức biểu tình kèo đến tòa đại sứ của VNCS. Lý do biểu tình rất giản dị như bản tính chất phác của đồng bào Việt gốc Miên, là, phản đối nhà cầm quyền CSVN tại Sóc Trăng ép buộc sư sãi hoàn tục đến đổi giam 4 người vào tù .

Ắt hẳn O. Triết cũng như Ô. Dũng đều biết theo phong tục vào giáo lý Phật Giáo mà người Miên tôn thờ, nghĩa vụ vào chùa tu học của người Miên mới lớn lên là một nghĩa vụ thiêng liêng vừa đời vừa đạo. Sư sãi là giai cấp được xem là tam bảo, Phật, Pháp, Tăng. Người Miên dầu bao lớn tuổi, gặp sư sãi dù trẻ hơn mình, đều chấp hai tay bái chào.

Suốt hai thời kỳ đệ nhứt và đệ nhị của chế độ VN Cộng Hòa, người Việt tôn trọng nét đặc thù văn hóa đó và còn dành cho đồng bào Việt gốc Miên - khối thiểu số - nhiều ưu đãi và biện pháp nâng đỡ. Ở Vùng 4 Chiến thuật luôn có một phụ tá đặc trách Miên vụ, ở Quốc Hội có dân biểu, nghị sĩ gốc Miên.

Ở các tỉnh Miền Tây các tỉnh có đông người Miên như Vĩnh Bình, Sóc Trăng thì dành một số ghế dân biểu, nghị viên cho người Miên. Ở trường học thì bớt điểm tuyển vào trung học cho học sinh Miên. Văn thư hành chánh quốc gia từ thời đệ nhứt Cộng Hòa dành một chữ rất hòa đồng để chỉ người bạn khác màu da nhưng chung một nước, là chữ người Việt gốc Miên, đồng bào Thượng.

Trở  lại hiện tại, có lẽ bài học sâu sắc nhứt mà Ô Triết có thể học được nhơn chuyến công du Miên là cách đối xử của nhà cầm quyền Nam Vang đối với hai cuộc biểutình của quí vị sư sãi Miên. Cuộc biểu tình thứ nhứt có trên  100 sư sãi, 300 quân cảnh Miên chỉ chận lại cách Tòa Đại sứ  VNCS 200 mét, theo tập tục nước chủ nhà phải bảo vệ sứ quán. Nhưng theo tin Đài Á Châu Tự do cũng có vài đáng tiếc xảy ra. Nhiều dấu chỉ cho thấy là do bàn tay Việt Cộng. Có một hai quân cảnh quân phục Miên nhưng nói tiếng Miên không được, bóp cổ một nhà sư chửi sư sãi "phá hoại tình hữu nghị" (từ CS VN), chửi bằng tiếng Việt.  Điều đó làm cho sư sãi biểu tình tin đó là  những "chuyên gia" VN mà CS Hà nội đã cài để lại trong ngành an ninh Miên do  Ô Hunsen là tay chân của CS Hà nội cầm đầu nhà nước. Lúc bấy giờ Ô Hunsen cho họ nhập Miên tịch cấp tốc sau khi Bộ Đội CSVN do áp lực quốc tế phải rút về nước. Xe quân cảnh  Miên đưa sư sãi về chùa, sư sãi không tin, không chịu, thì nhà cầm quyền  Miên xin nhờ xe của phái bộ  Liên hiệp quốc chở sư sãi về một cái chùa gần Nam  Vang để phỏng vấn về việc bị  CSVN ép  buộc hoàn tục.

Cuộc biểu tình thứ hai là một cuộc biểu tình tuần hành từ Nam Vang đi tỉnh Siem Reap có Đế Thiên Đế thích kỳ quan thế giới nơi có nhiều du khách ngoại quốc có mặt. Cuộc biểu tình dư trù kéo dài nửa tháng, đi bộ 250 km vào cuối tháng hai cũng là thời gian công du Miên của Ô. Triết. Cuộc biểu tình tuần hành  đi qua và dừng chân tại nhiều thành phố và làng mạc, tổ chức hội luận về nhân quyền, để đánh động lương tâm dân chúng và đòi hỏi nhà cầm quyền Miên phải để cho người dân bày tỏ ý kiến của mình.

Ô. Kem Sokha, đại diện ban tổ chức, cho biết, nhà nước chỉ cho tự do ngôn luận trên giấy tờ nhưng thực tế "nhà nước vẫn cố tình tìm cách cản trở, giới hạn các hoạt động biểu tình hay tuần hành; nhân quyền và tiếng nói của người dân sở tại vẫn chưa được tôn trọng đích thực. Vì vậy, cuộc đi bộ diễu hành lần này nhằm kêu gọi mọi người cần phải có hành động cụ thể, yêu cầu chính phủ phải mở rộng và tôn trọng các quyền căn bản của công dân" (RFA).

Qua hai cuộc biểu tình nói trên ở Miên, chắc Ô. Triết đã thấy quyền của người dân Miên cao hơn quyền của người dân Việt. Trên phương diện dân chủ và tiến trình tiến hóa, người dân Việt đã đi sau. Và nếu Ô Triết còn chút điểm lương tâm VN, còn nhớ được một ít điều của nền giáo dục khoa học, dân tộc, nhân bản, khai phóng mà Ông đã hấp thụ hồi nhỏ, ắt hẳn lương tâm Ông cắn rứt lắm. Cắn rứt vì ngay trong quốc gia dân tộc đã nuôi dạy Ông, cái chế độ cai trị mà Ông đang là người đứng đầu nhà nước đã tước đoạt quá nhiều quyền căn bản của người dân.

Thực vậy theo phóng sự có âm chứng của RFA, Anh "Sáu, một trong những người từng nhiều lần tham gia ký tên cùng với bà con khiếu kiện ở miền Tây xin tổ chức biểu tình để yêu cầu chính quyền giải quyết bất công. Anh cho biết:"Mình mà tổ chức là công an họ dẹp ngay, khó mà làm được. Bây giờ lực lượng an ninh họ canh dữ lắm, nhất là đối với các nhà dân chủ có tiếng. Mấy lần người dân quận 9 và các tỉnh cũng kéo lên biểu tình, giương cờ, biểu ngữ, hoặc ghi trên nón lá thì công an đi rà sát bên.Người đi đường không ai được tiếp cận, hoặc có nhà báo nào dám hỏi han gì cả. Sau khi mọi người giải tán đi về, công an tới từng nhà đe dọa, hăm he, nên có người cũng sợ, rồi từ từ mất đoàn kết. Bao nhiêu lần cũng có xảy ra phong trào vậy nhưng không đạt được kết quả. Trong lòng dân khắp nơi cũng có nhiều điều bức xúc lắm. Thế nhưng người ta để trong lòng, khi nào có sự kiện gì lớn lao thì họa may mới dám đứng ra lên tiếng, chứ bây giờ ai cũng sợ và ngại vì chưa có tinh thần, khí thế. Chứ một khi có được phong trào nào mạnh dạn thì có thể là mọi người sẽ ủng hộ dữ lắm. .."

Anh Sáu nói tiếp 'Điều 69 và 70 của Hiến pháp Việt Nam nêu rõ công dân được thực thi các quyền tự do căn bản kể cả tự do ngôn luận, tụ tập, biểu tình theo khuôn khổ của pháp luật. Hơn nữa, Hà Nội cũng đã tham gia vào Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị trong đó có điều 21 công nhận quyền tự do tụ họp ôn hòa của người dân.Thế nhưng, dường như những điều luật cam kết chưa thấy được tôn trọng thì đã ra đời Nghị định 38 của chính phủ hồi tháng 3 năm 2005, tăng cường giới hạn quyền tự do tụ tập và biểu tình của công dân, quy định người tổ chức phải xin phép và được cho phép trước khi thực hiện.

Và có thể dùng lời của một dân biểu  của Mỹ theo sát tình hình độc tài đảng trị của CS Hà nội, là DB Chris Smith để kết luận: "Việt Nam [ CS] có một hồ sơ nhân quyền đáng hổ thẹn (shamful)."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.