Hôm nay,  

Truyện Ngắn Của Phan

18/02/200700:00:00(Xem: 8025)

Mai Liên

   … Mấy câu hỏi kiểu phỏng vấn của Tạp Chí Phố Văn làm tôi suy nghĩ là đương nhiên. Tôi mới đọc bài báo: “Nhạc sến, giai điệu quê hương”  của tác gỉa Hoàng Mai Phi, cũng trên Tạp Chí Phố Văn - 66 (số tháng 8 năm 2006). Phải nói là “phê” hết chỗ nói. Trong trí nhớ tôi cũng còn một bài viết về Nhạc sến của tác gỉa Ngô Sắc bên Báo Trẻ. Bảo đảm “phê” không kém chút nào. Nghĩa là gần đây, những người cầm viết ở Hải ngoại đã quan tâm tới Nhạc sến. Một loại âm nhạc dễ nhớ, dễ hát, dễ nghe bởi ca từ bình dân, giai điệu mộc mạc dễ đánh đàn.

    Trong tám (8) câu hỏi của Phố Văn. Tôi không viết lại những suy nghĩ đã “chín”, rất tới, của Hoàng Mai Phi hay Ngô Sắc chi cho hao giấy mực và mất thời gìơ người viết lẫn người đọc. Xin viết về câu hỏi số sáu (6)  “Anh / chị có kỷ niệm gì về nghe và hát Nhạc sến"”Đã gọi là kỷ niệm thì ai giống ai, phải không nè" Xin kể bạn nghe một trong những kỷ niệm về Nhạc sến mà tôi không quên.   

                                                                                                          Phan

    Tôi đang thất tình, buồn lắm! Ngồi nghiền ngẫm sự xấu hổ trên tinh thần khoa học mới ngộ ra hai chữ  “bất tài” mà nào gìơ ưa nhầm lẫn với “ta đây”. Ngồi đợi bớt nắng để ra sân banh, thể thao có thể điền vào chỗ trống của những nỗi đau dịu dàng một cách tích cực hơn tìm quên trong cà phê, thuốc lá.

    Nắng chia nửa bãi chiều rồi, tôi đi lấy đôi giày đá banh máng lên xe đạp. Đang thay đồ thì nghe từ xa vọng lại: “Khi mới quen nhau, anh hay nắm tay dzặn dò, cho dù cuộc đời là bể dâu trái ngang…” Nghe đứt ruột chứ hổng phải chơi. Chữ dù nghe muốn kêu lính bắt là con Mai Liên chứ không ai! Má nó đánh nó nhìn không ra con Miên lai bởi cái tội đi bán mà không rao, chỉ hát. Má nói dạy nó rao: “Ai ăn bánh cam hôn"” Nó hiểu nhưng không thích. Nó thích hát thôi. Công bằng mà nói thì nó hát không tệ. Thanh Tuyền ; Thanh Thúy mà nghe nó nhả chữ dù thì chạy trốn hết. (Nếu còn biết tự lượng sức mình). Trời mưa mà nó hát: “Tình anh bán chiếu” thì cá rô, cá sặt nhảy lên bờ tha hồ mà bắt. Tôi thích câu: “Chiếu này tôi chẳng bán đâu! Tìm em không gặp tôi gối đầu mỗi đêm…” Có lần tôi nói nó dạy tôi hát. Phải nói là… nhiệt tình cộng với sự ngu dốt của hai đứa làm hư bản nhạc.

    Đang nghĩ lan man, nhìn ra đường lộ đỏ thấy nó đậu vô gốc cây vú sữa nhà tôi vì ở đó có băng ghế, tôi tự đóng bằng cây vụn. Nó để mâm bánh cam sang bên, ngồi dựa gốc vú sữa, phê. Tôi tính xách đàn ra dzợt cho nó vài đường bolero là mát trời ông Địa luôn. Nó mà gặp đàn hát thì như lân thấy pháo. Tôi thì đang buồn con nẫu đi rồi. Mà đâu phải đi không. Chửi cha tôi rồi mới đi, tôi mới tức. Nó từ miền Trung vào, chiều chiều ra bờ sông nhà tôi, dựa dừa của tôi, mơ mộng… tôi đã không chấp cái dáng đứng kiêu sa, cách dựa cây dừa thần của tôi tạo ra nhiều hoang tưởng trong những cơn mơ về sáng thì làm sao tôi chịu nổi" Cứ để gío bay thì tóc em bay. Hoa dừa tôi rụng mỗi ngày nhiều hơn. Tôi mới ngu bất tử mà thơ rằng:

Em từ miền Trung vào

Chắc còn nhớ núi cao

Quê tôi sông nước rộng

Xin chia chung nghẹn ngào

Em từ miền Trung vào

Có muốn kể vì sao"

Thì tai tôi đang rảnh

Tim tôi cũng chưa rào

 

Em từ miền Trung vào

Dựa dừa tôi xanh xao

Đừng dựa tôi sanh tật

Em nhớ anh dạt dào…

Nếu tôi từ Trung vào

Em có mơ ra Trung"

Nghe nói gío cửa Tùng

Chung thổi cả Bắc - Nam

 Nghĩ ba ngày ba đêm mới mở cửa mả được cái tên bài thơ nghe hữu tình hữu lý. Trang trọng điền vào chỗ trống ở trên lời đề tựa: “Lòng em mơ phương nào"” Sau đó gọi thằng quân sĩ thò lò mũi xanh, xỉa cho nó hai trăm ăn cà rem để có sức đưa thơ. Đến lúc thằng nhỏ hồi âm, tôi mừng hết lớn. Nhưng đọc qua rồi tối sầm mặt mũi, gọi thằng nhỏ lại: “Trả tao hai trăm , đi chơi đi. Tao đá đít mày bây gìơ.” Muộn. Nó ăn cà rem rồi. Tôi không kể ra đây thì mang tiếng sạo, nhưng kể sao với mấy giòng người ta viết cho tôi. Con gái Trung thơ văn giỏi tợn. Con nhỏ rành rành giấy trắng mực đen mà phán rằng:

Lòng ta mơ phương nào"

Mồ cha mi phải hỏi

Cha mi chết thử coi

Lòng mi mơ phương nào

  Tôi không bị ai đánh mà trẹo quai hàm. Không nói được gì hơn, đành ôm cuộc tình thua…đậm. Mới đầu tôi giận, tính sai đàn em coi tối tối mà nó còn ngoài gốc dừa thì gả nó cho hà bá luôn cho ta, nhưng nghĩ lại sau một loạt tin tình báo (đàn em tôi đông lắm). Cha người ta chết trong tù, không thấy vợ con thì ai mà còn lòng dạ để vu vơ với tôi. Một chút chằn lửa là địa phương tính, mình người Nam bộ phải rộng lòng cho ra mặt con cháu của tiền nhân phương Nam. Tôi viết lá thơ dài - xin lỗi không biết chuyện tang gia bối rối. Xin chia buồn cùng tang quyến… cuối cùng là xin được chia phần với thân chủ. Tôi chỉ xin mái tóc dài mẹ đã cho em, cả đôi mắt xanh cũng là của mẹ… Nhưng không có hồi âm, người vô Nam tạm trú mươi ngày để xuống tàu ra khơi… chơi với hà bá, không chơi với người. Tôi không thất tình trầm trọng sao được. Thôi. Đừng bao gìơ mơ về miền Trung nữa. Lần sau con nhỏ nào lỡ nói thương tôi thì tôi tự tử trước mặt nó, thề không cho cơ hội nói câu thứ hai: “Em hết thương anh rồi!” Chứ cái kiểu thất tình đều đều như vầy thì tôi cũng chết trẻ thôi.

    Tôi bắt đầu đi ra cửa với Mai Liên thì thấy anh hàng xóm về, anh ấy đạp xích lô, trưa về ăn cơm. Hôm nào khá rồi thì làm một giấc tới xế xế mới đi nữa. Vợ anh ấy đang ngồi bắt chí cho đứa con gái lớn chừng tám chín tuổi dưới giàn mướp cải thiện của túp lếu lý tưởng. Tôi thương, nể anh ấy lắm. Nhưng có người lạ thì tôi sợ anh ấy cái tật nói năng chẳng kể đàn ông đàn bà. Có lần nhậu với nhau, anh ấy thẳng thừng tuyên bố: “Trong hàng ông, tao chỉ sợ ông thầy Chùa chứ ông Hồ tao cũng đ… sợ!” Tôi hỏi tại sao sợ ông thầy Chùa, anh ấy giải thích: “Lỡ có đánh lộn, ông ấy nắm đầu tao được, tao nắm lại được đâu!” Nhưng ai cũng thích rủ anh ấy nhậu vì anh vui tính lắm, ly đầu bao gìơ cũng rải xuống cỏ cho mấy người anh em vì lời thề: “Thằng nào còn sống thì uống rượu phải mời anh em trước”. Tôi lớn lên sau này, đâu biết chuyện thề thốt gì của anh ngày xưa, chỉ nhớ kỳ thằng công an khu vực đi ăn đám giỗ. Ngồi nhậu chung bàn, anh ấy cũng rưới rượu trước khi uống, nó cự nự anh ấy dị đoan (cắt cổ không bằng đổ rượu), tới lúc nó xỉn còn ghép tội anh ấy phản động. Anh đứng dậy xin lỗi bàn tròn, lặng lẽ ra về nhưng mươi ngày sau thì thằng công an đi đêm bị trùm bao bố! Thôi, lúc nào rảnh tôi kể tiếp chuyện: “Người về thân đơn côi, gót mòn đại lộ buồn…” để trở lại chuyện con Mai Liên ngoài gốc cây vú sữa. Nó đang phê phê vì gío nhẹ dưới bóng râm. Ong xích lô về thấy vậy là la lên: “Con nhỏ kia! mày không lo đi bán đi. Thằng Phan nó ra nó hái vú sữa mày bây gìơ.”

    Tôi nói rồi mà, miệng anh ấy, anh ấy còn không bụm kịp thì ai bụm kịp" Tôi biết, anh ấy đã thấy tôi loáng thoáng trong cửa sổ nhà tôi nên mới nói vậy cho tôi trồi mặt ra, tán dóc với anh ấy.Vợ anh ấy cười nắc nẻ, con Mai Liên liếc anh ấy tới muốn lọt tròng con mắt. Tôi thì đâu dám ló mặt ra nữa. Cũng anh ấy ngang ngang tàng tàng:

     “Đi bán đi, để má mày đập mày om xòm cả xóm…”

     “Mắc mớ gì anh mà nói. Tui bán sao kệ tui…”

    Vợ chồng anh hàng xóm lui vô nhà ăn cơm, nó ngồi nguyên trên ghế băng, lưng dựa vô gốc cây. Mơ màng. Nó hát nữa “…khi mới quen nhau anh hay nắm tay dzặn dò, cho dù cuộc đời là bể dâu trái ngang…” Giọng ca buồn, ai oán như từng chiếc lá rơi theo gío. Từ từ nó điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe để khỏi làm phiền lòng hàng xóm. Cuối cùng nó ngủ.     

    Lá cứ nhẹ nhàng rơi xung quanh nó, chiếc lá vú sữa nhà tôi hai mặt hai màu. Mặt xanh lá cây đậm đà dịu mắt, mặt trái xanh lợt lạt vì nhiều màu bạc. Trong tiềm thức mới toanh trong tôi vang vọng tiếng anh hàng xóm: “thằng Phan nó ra nó hái…” Tôi cười câu nói dí dỏm, vui vui của anh ấy. Nhưng tôi nhìn nó lần đầu tiên sau cái nhìn quen thuộc từ đó gìơ: Nó thường để mâm bánh cam vào một nơi an toàn khả dĩ nhất. Xăn ống quần lên đến qúa đầu gối, cái túi vải nhỏ nhỏ màu nâu bạc thết là túi tiền thì nó đeo vào cổ. Vậy là nó đã sẵn sàng làm một tiền đạo sáng gía của trái banh ny-lon và lề đường. Con nít trong xóm thường chia phe đá banh, bên thua phải mua hai trăm đá cục, mượn  cái xô, xin miếng nước lạnh của chỗ mua đá cục. Vậy là bên thắng uống trước, bên thua còn nhiêu uống nhiêu. Con nít mà đã thua tiền lại phải uống sau là một điều hệ trọng hơn Dương Văn Minh tuyên bố chịu thua. Cũng vì vậy mà trận đấu nào cũng vô cùng gay cấn. Ac đời là đám nhỏ chia phe đá banh mà thấy nó là rủ rê, nó chịu tham gia trận đấu thì hai phe lại giành con Mai Liên bên tao, bởi nó đá banh hay, có chân sút lắm. Nó lại có thể lực tốt do giòng máu cha Miên, mẹ Việt. Những trận banh trên đường phố diễn ra thường là giao kèo ba trái. Bên để banh chạy qua hai cục gạch gọi là “gôn” hai trái là thua, phải hùn tiền mua nước đá -  chung độ. Tới đây thì cuộc cãi vã mới gay cấn om xòm vì đứa có tiền, đứa không. Những khi tôi ngồi quán vỉa hè trưa trưa, thấy nó móc hầu bao hai trăm chung độ cho cả phe của nó là tôi biết trận tới rất hay. Nó sẽ tung lưới đối phương bằng kỹ thuật cá nhân điêu luyện của nó. Nhưng cái hay của con nhỏ này là nó biết phe bên nó dở, yếu hơn bên kia, thì nó sẽ tận sức hơn chứ không bỏ đồng đội  - dở, để đầu quân cho bên đang thắng thế. Thật hiếm qúy một tấc lòng thủy chung trong dâu bể đời này! Nó có ý thức rất rõ ràng về hai trăm thua độ mà nó chi ra một mình là một trận đòn chiều nay vì thiếu tiền đưa cho má nó, nhưng nó…hảo hán lắm! Khi nó đã cởi áo máng cột đèn, ở trần như con trai là báo hiệu một trận banh nên coi. Chuyện rộng lượng về tiền bạc của nó cũng là một lý do mà những phe nhóm giang hồ thích kéo nó về phe đồng minh (phe mình). Bẩm sinh con người từ thuở bé đã biết lợi dụng sức mạnh và lòng tốt của người khác là triết lý Vỉa hè mà tôi nghiệm ra được trên chiếc ghế ọp ẹp của quán cóc. Câu: “Nhân tri sơ tánh bổn thiện” phải xét lại. Đừng học từ chương. Tôi đang học Văn học cổ Trung Quốc, đọc sách Khổng nên suy nghĩ vậy thôi.

   Cho tới một hôm, nó xông vô quán tôi đang ngồi, quán chị Hằng. Nó nói: “Cô Hằng bán cho con hai trăm đá cục, cho mượn cái xô, cho xin miếng nước.” Chị Hằng thoả mãn những yêu cầu của nó, nhưng cứng rắn răn đe: “Con qủy. Mặc áo vô. Con gái lớn rồi mà cứ ở trần…”  Nó cười nhe răng trắng bóng. “Nực qúa cô Hằng ơi! Dzới tụi nó níu áo con… rách, con bị đòn”. Chị Hằng nghiêm khắc, nói: “Mày đá banh một lát nữa, má mày đi ngang thấy thì mày cũng bị đòn.”

     Má nó là bà mua ve chai, cũng cả ngày dãi nắng dầm mưa như nó. Tôi không hỏi gì thêm nhưng chị như chưa qua cơn giận hay trách nhiệm vô hình của người phụ nữ gì đó, chị nói thêm: “Con gái gì mà dzú mớm lồ lộ ra rồi, còn ở trần.” Tôi không a dua nên chị im luôm. Ngồi lặt mớ rau cho bữa ăn chiều nhà chị.

*

 Giòng ký ức trôi trôi trong đầu tôi, dừng lại gốc vú sữa với người thiếu nữ mới lớn, đang hồn bướm mơ tiên… Làn da ngăm ngăm bánh mật, thân hình khuôn vàng thước ngọc theo nghĩa thể thao. Tôi thích đôi mắt người Sơn tây của nó - Những chiều cô quạnh với mâm bánh cam ế vì mưa gío. Nó vô năn nỉ từng nhà mua giúp con vài cái đi. Tội lắm.

    Tôi nhìn đến mắc cỡ với chính mình… Gío mơn man cánh áo cơ hàn lam lũ, làn tóc chắc chưa bao gìơ ô uế bởi xà bông hay dầu gội đầu. Tiền đâu nó mua những thứ ấy" Những sợi tóc cháy nắng vàng hoe như râu bắp lơ thơ theo gío. Lá rụng lơ là như thằng tôi mắc dịch. Mặt xanh như biểu hiện thành tâm của con người ái mỹ trong tôi nhưng mặt bạc thèm thuồng, khát vọng… đến con người. Tôi hình dung, tưởng tượng đến đâu rồi không biết nữa. Cơn gío qua đây thơm mùi nắng. Miếng ny-lon đậy mâm bánh cam tróc ra một góc cho ruồi nhặng bu. Tôi như con ruồi và vị ngọt trên bánh cam kia, mê dại. Tôi giận anh hàng xóm chỉ điểm tầm bậy tầm bạ, rồi giận mình đạo đức… gỉa. Nhưng tôi đã nghiệm ra điều cần nói với anh ấy: Con nít đứa nào cũng thích sữa vì bản năng sinh tồn. Nhưng khi lớn lên thì những đứa bé gái thích làm ra sữa để khẳng định mình. Những đứa bé trai thích vị đắng, cay của men nồng vì thất bại nhiều hơn thành công trong đời, nhưng tiềm thức - sữa trong nó không mất đi mà dồn vào hai cái bình.

    Tôi đi ra sân để đậy lại tấm ny-lon trên mâm bánh cam cho nó. Nó tinh lắm. Ngủ vậy mà thoáng bóng người là nó đã chộp được tay tôi: “An cắp bánh hả"” Nó không nghe trả lời gì ráo nên mở mắt ra.

     “Ua. Anh Phan. Muốn ăn bánh cam hả"”

     “Tao thấy ny-lon bay, ruồi bu nên ra đậy lại thôi.”

     “Mua giùm em mấy cái đi.”

     “Hết tiền rồi!”

     “Mà anh muốn ăn hôn"”

     “…”

     Tôi ngượng với làn vải mỏng vì cũ, vì cha nội hàng xóm ăn nói tầm bậy tầm bạ… mà trúng tùm lum tùm la, mới ác nhơn!

     “An cái đầu mày! Đi bán đi.”

     “Ngủ dậy… cho ngáp vài cái đã chứ!… khi mới quen nhau anh hay nắm tay dzặn dò… cho dù cuộc đời là bể dâu trái ngang…”

     “Đi bán đi! Mày mà hát nữa… tao dzặn họng mày bây gìơ!”

     “Sao hôm nay anh Phan dữ qúa dzậy"”

     “Buông tay tao ra, đi bán đi.”

     “…”

    Nó không nói gì nữa, đội mâm bánh cam lên đầu, liếc tôi một cái ứa gan. Ngúng nguẩy ra đi. Nhớ con nhỏ chửi cha tôi, nhìn bộ gío đủ mậu binh. Nhìn con nhỏ này đi… thấy mậu lúi.

     Ong gìa đầu bạc trong xóm thả bộ ra sông hóng gío, ông nhìn con nhỏ muốn rách áo. “Hèm! con Mai Liêm lúc này trổ mã rồi ha Phan"!” Tôi không trả lời mà chỉ cười xã giao. Trong đầu tôi qủa quyết chân lý ban nãy là đúng. Thậm chí có thể tóm gọn lại: “Những đứa bé trai khi không còn thích sữa thì chúng thích hai cái bình cho tới gìa.” Tôi sẽ đàm đạo tới nơi tới chốn với anh hàng xóm, khi có dịp. Tôi thủng thẳng đạp xe ra sân banh .

*

 Mùa hè nóng bỏng trên những con đường đất đỏ quê tôi. Những cơn mưa hạ lầy lội khắp hang cùng ngõ hẻm. Hình như đâu cũng có dấu bàn chân của nó, lúc này nó khổ hơn với lũ nhỏ ưa chơi rắn mắt. Cứ con nhỏ hai tay vịn mâm bánh cam trên đầu thì mấy thằng qủy con lén lén theo sau, nắm cọng dây nịt lưng của nó giật cái bóc, rồi cả bọn cười ha hả. Nham nhở hơn con nít là mấy cha gìa dịch, hít hà. Còn nói như không nói những điều ngu si, nói xấu tôi không tiếc lời vì con Mai Liên tuyên bố thẳng thừng: “Anh Phan đàng hoàng nhất trong cái đám lộn xộn ở xóm này…” Làm má tôi lên tăng xông theo nó. Về rủa tôi: “Thằng qủy mày. Mày đi vượt biên cho khuất mắt tao. Đừng ở nhà… mà… mà… gàn rở với con Miên lai.” Tôi khônhg dám cãi bà gìa tôi thiệt, nhưng suy nghĩ trong đầu tôi… là của tôi: “Người ta có thể ra Tòa đổi tên, nhưng trong giấy nhập vô địa ngục trần gian này là Tờ Khai Sanh, chẳng ai có quyền chọn lựa cái tên của chính mình, nói chi tới tên cha me hay Quốc tịch. Tôi buồn cho nó lai Miên bị miệt thị trong khi những đứa lai Mỹ đang lên gía nhanh hơn vàng vì những gia đình có tiền mua đứt tụi đó, làm giấy tờ ma (gỉa) để họ được xuất cảnh diện con lai. Có lẽ lần đầu tiên tôi chửi thề và dòm lên ông Trời.

    Được một dạo êm êm, mọi sinh hoạt xóm nghèo mặc nhiên chấp nhận con Mai Liên đã lớn, (lúc này có mặc áo ngực, không ở trần nữa). Bữa đó chiều, tôi đi sinh nhật người chị của một thằng bạn, nó dặn anh em ngủ nhà nó, sáng đi học luôn. Bữa tiệc đạm bạc nhưng vui, tàn tiệc đương nhiên chị nó đi theo người mà chị nó dụ được mất tiêu rồi. Cả đám tôi ăn mày má nó được con vịt. Thế là cháo vịt, gỏi vịt khề khà mấy ông cụ non. Thuở ấy, tôi râu tóc như  Robinson nhưng tánh tình hiền hậu (không tin tôi thì hỏi Mai Liên). Vậy mà cha nội hàng xóm của bạn tôi nói: tôi du đãng, du côn.  Tôi giận qúa bỏ về. Nghĩ anh ấy lớn mà yếu xìu nữa chứ, mình thì nóng tánh. Ở lại không hay. Về gần tới nhà tôi mới thấy thấm thía câu: Giận qúa mất khôn. Mình không nhậu thì đi ngủ trước, lên lầu ngủ. Tại sao bỏ về chi giữa khuya lơ khuya lắc. Gìơ này về gõ cửa cho bà gìa chửi nữa. Tôi nghĩ đến cái băng ghế của tôi ngoài gốc vú sữa. Tôi an tâm. Nhưng về đến nơi thì nó đang nằm co ro, thút thít. Lạ.

     “Sao mày ngủ đây"”

     “Má em đuổi em đi luôn rồi!”

     “Là sao"”

     “Hồi chiều em đi bán, thấy người ta coi bói dữ qúa! Em cũng coi thử. Có bốn trăm một quẻ hà. Bà thầy nói em sau này có số sống ở nước ngoài. Giàu sang phú qúy… Em nói bả sạo, em không trả tiền. Bả bớt xuống… ít nhứt em cũng có quới nhơn giúp đỡ. Còn nói nữa giàu rồi thì đừng quên bả. Nhiều chuyện lắm! Cuối cùng em mới biết bả dụ em quên coi chừng cho tụi ma cô bưng nguyên mâm bánh cam của em đi mất!”

    “Thôi. Tao hiểu hết rồi. Mai tao nói má mày bỏ qua cho. Mai mốt đi bán nhớ cẩn thận đó. Thằng nào bưng được mâm bánh cam của mày chắc cũng sư phụ của Đạo chích thời Xuân Thu.”

    “Đạo chích là ai dzậy anh Phan"”

    “Tao nè. Ngủ đi.”

    Hai đứa bỗng dưng im lặng, tôi không biết đi đâu bây gìơ"! Nó nghĩ gì" Tôi cũng không biết luôn. Im lặng hơi lâu, ánh trăng xuyên lá cành xuyên qua cành lá. Nó ngồi thu lu như cu thằng chết mà tôi thì còn sống. Tôi ngía qua nhà anh hàng xóm, thấy manh chiếu rách tả tơi mà chị vợ ưa ngồi bắt chí cho con. Tôi nói với nó:

      “Mày qua bên kia ngủ đi, nằm chiếu rách cũng đỡ hơn nằm ghế. Để ghế cho tao.”

      “Tối nay anh Phan ngủ ngoài hả"”

      “Tao ngủ trong nhà mới lạ, ngủ ngoài từ hồi mày còn ở trần đá banh.”

      “Anh nhiêu tuổi rồi anh Phan"”

      “Hăm mốt.”

      “Anh học lớp mấy rồi"”

      “Lớp hai.”

      “Dzậy là anh hơn em một lớp. Hồi đó em lớp một… rồi nghỉ luôn. Mà sao anh Phan lớn qúa rồi mà mới lớp hai à dzậy"”

      “Mệt mày qúa! Qua bển ngủ đi cho tao ngủ.”

      “...”

      Tôi nằm trên ghế băng, trăng xuyên lá cành xuyên qua cành lá. Nghĩ  mình chán học thiệt nhưng mai ra cũng còn chỗ để đến là chỗ chán. Nó. Ngày mai đi đâu"! Tôi ngía qua bên kia, nó ngồi trên manh chiếu rách, dựa tường. Nhìn tôi. Đôi mắt người Sơn tây long lanh trong ánh trăng ngà nhưng không còn thấy chút gì táo tợn của ngày xưa nữa. Tôi sợ! Tôi biết mình hèn nên trở hình số 4, ngủ như tôm luộc. Tôi ngủ trong chiêm bao nơi miền Sơn cước với Sơn nữ của lòng mình.

    Đêm về sáng sương sa xuống lạnh. Nó ngồi trong lòng tôi, tay tôi quàng qua bụng nó. Là những gì ý thức đưa tôi về hiện tại sau cơn mơ. Tôi lòm còm bò dậy, ngồi với nó. Nó khóc. Tôi hỏi:

    “Sao mày không ngủ"”

    “Vai em đau qúa, nằm không được.”

    Nó tháo mấy cái cúc áo ra để cho tôi coi vai nó bầm tím những nhát đòn gánh khệnh vào, đang sưng húp. Tôi sờ lên những vết tím bầm để xoa dịu cơn đau trong tim nó. Tôi chơi ăn gian, chết liền. Người ta có chó đến đâu cũng không ăn xương chó. Con chó khác con má chỗ đó. Nhưng nó kéo tay tôi xuống ngực nó. Nó nhìn tôi không chớp mắt, trăng trong mắt nó đẹp lắm. Nó vô ngôn.

    “Em cho anh hết đó. Ngày mai em đi rồi.”

    Tôi không dám xúc phạm nó nên rút tay ra, ngồi yên. Hoang mang. Bình tâm lại tôi mới hỏi nó:

“Em tính mai đi đâu"”

   Nó ngước đôi mắt sáng hơn trăng nhìn tôi. Lệ chảy.

    “Em không đi bán bánh cam nữa đâu. Em đi kiếm việc làm.”

    Nó nói xong khóc thành tiếng mà ráng ém trong họng vì sợ có người nghe. Nó bình tâm lại, nói tiếp:

    “Cảm ơn anh Phan gọi em bằng em. Mai mình không gặp nữa đâu.”

    Nó dúi đầu vào ngực tôi. Rấm rức. Lâu lắm.

    Đèn trong nhà tôi sáng lên, tôi kề tai nó nói: “Em phải cẩn thận nha. Lớn rồi. Hiểu không"” Nó gật.

“Em đi nghen.”

     Tôi móc túi quần, còn nhiêu đưa cho nó hết. Nó bá cổ tôi hôn vĩnh biệt, tôi hôn gò má nó. Nó vừa khóc vừa đi, mắt tôi cay sè.

     Nó đi trong tiếng gà gáy sáng, tôi nhìn theo nó tới khuất dạng trong sương mới trở vô ghế băng nằm gỉa ngủ. Tôi không ngờ nó biết cám ơn mà thấm thía nhất là cám ơn lần đầu tiên tôi gọi nó bằng em. Tôi nằm thao thức tới má tôi kêu vô nhà. Tôi đánh răng một tay, rửa mặt một tay… làm gì cũng một tay. Cái tay đã chạm vô ngực nó tôi tính để giành đêm đêm ngửi mùi hương. Giữ được tới trưa trong lúc vô nhà vệ sinh với bạn bè, Tôi quên mất nên vốc nước rửa mặt bằng hai tay. Thế là hết.

    Tôi cũng như những người trong xóm, theo dõi tin tức con Mai Liên bỏ nhà đi rồi. Tôi có khác họ là khác cái nhìn bà mua ve chai. Tôi ước gì bà ấy đi biệt xứ cho đỡ chướng mắt tôi. Chuyện con Mai Liên dần dần không ai nhắc tới nữa. Quy luật của thời gian là thế. Tôi cũng không nhớ đến nó nhiều từ khi người ta mở rộng lòng lề đường. Bắt tôi đốn cây vú sữa và dời dẹp cái băng ghế nhiều kỷ niệm. Rồi vài năm xa vắng. Tôi đi dạy học ở Duyên hải, đời lênh đênh sông chán thì ra biển. Tương lai là hai từ bị bôi trong Tự điển. Đến hôm mừng quốc khánh 02/09. Bên Nông trường Thanh niên xung phong mời chúng tôi qua đá trận banh giao hữa, phục vụ đồng bào. Tôi theo đội banh tổng hợp của nhiều ban ngành trong địa phương tôi đang công tác, dân ái một bóng đá và học trò tôi đông lắm. Cả mấy mươi người dồn xuống chiếc ghe lớn, vượt sông nước đi thi đấu.

   Trận đấu đang hồi gây cấn, tôi với thằng bạn dạy Lý đá cặp, là niềm hy vọng của địa phương mình. Hai đứa đang tung hoành, làm mưa làm gío trên sân đối phương. Ở quê ít có dịp cho chúng tôi thi triển những học hỏi được từ bóng đá - kỹ thuật. Dân địa phương mê bóng đá nhưng chỉ có sức thôi. Hôm nay đối phương là một tập thể Thanh niên xung phong. Họ là một đội mạnh chứ chẳng chơi nên tôi phải cố gắng nhiều. Trận đấu có tỷ số cao nên vô cùng hào hứng. Qua hiệp hai đã 2 - 2 , tôi theo bóng dọc biên mà tấn công, tấn công… bóng lăn ra ngoài vạch vôi, tôi chạy theo lượm bóng thì chạm mặt nó trong đám tù nữ được cho coi đá banh mừng Quốc khánh. Tôi đang thời sung mãn về thể lực, đang như con ngựa bất kham trên sân, bỗng rụng rời tâm khảm, rã rời chân tay. Tôi đoán nó hy vọng tôi không nhận ra nó sau bốn năm không gặp! Nhưng.

    Bữa tiệc Nông trường khoản đãi khách phương xa cũng xôm tụ lắm. Tôi ngồi nhậu với anh chàng Thanh niên xung phong mà trên sân anh ấy là hậu vệ góc ; tôi tiền đạo cánh nên chạm mặt nhau hà rầm. Nhưng anh ấy thích lối chơi banh hiền của tôi ; tôi cũng thích lối chơi không thô bạo của anh ấy nên mới thành bạn ngồi kế nhau tâm sự trong bữa tiệc này.   

   Tôi hỏi thăm về nó khi đã có đủ lòng tin người bạn mới. Anh ấy cũng thật thà cho tôi biết: Nó bán bia ôm ở Quận mười. Bị hốt khi có chiến dịch năm ngoái. Bị đưa đi trại Phục hồi nhân phẩm nhưng trại của Thành phố không đủ kinh phí nuôi đám nữ tù. Họ tống nó xuống đây là Nông trường của Thanh niên xung phong để trồng đước, nuôi tôm… Nó thuộc loại hiền, ít nói nên được rút về Đại đội làm chị nuôi, không phải ra đồng, chỉ nấu cơm cho đám cán bộ khung của Đại đội. Anh nói xa nói gần trong đại ý có xé mắm thì có mút tay, nó không đói đâu. Chua chát nhất là anh ấy nói câu: “Nhà nước không có gạo để phục hồi nhân phẩm cho dân thì đưa xuống đây để chà đạp luôn phần nhân phẩm còn lại trong một cô gái thơ ngây!” Anh ấy rượu vào hình như không sợ ai nữa, nhưng tôi cản không cho nói thêm. Dù sao tôi cũng mừng được một khoản là nó không đói, còn đổi cái gì để lấy miếng ăn là định mệnh! Ngồi kể sơ sơ về quan hệ nó với tôi. Bạn nhỏ trong xóm, gìơ nó lâm nguy, tôi nhờ anh chuyển số tiền tôi đang có cho nó mua quần áo mặc. Nhìn nó rách rưới, te tua qúa. Anh cảm động tấm chân tình của tôi nên tự ý ngỏ lời giúp tôi gặp mặt nó. Anh thu xếp cho tôi ra bờ kinh, lệnh cho nó đi rửa tô, rửa nồi. Chúng tôi gặp lại nhau sau bốn năm xa cách. Nước mắt tôi ứa ra trước hình ảnh tiều tụy, rách thấy thương của nó. Tôi nghẹn ngào nói nhỏ sau lưng nó đang rửa nồi dưới kinh.

     “Sao ra tới nông nỗi này vậy em"”

     “Tưởng anh không nhìn em nữa chứ"”

     “Mình là anh em mà!“

     Nó ráng làm chậm để có thời gìơ, khóc. Tôi cũng không biết nói gì hơn! Tiếng bạn bè gọi tôi ơi ới: “Về Phan ơi!… tối rồi.” Tôi gỉa bộ rửa chân trên cầu kinh là miếng ván bắt ra giữa giòng nước phèn đóng váng. Mắt tôi nhìn xem có ai để ý! Sẵn lưng áo nó hở ra một khoảng da, tôi nhét cuộn tiền vô lưng quần xả xệ. Nó quay lại nhìn tôi trong nước mắt - không nói năng. Tôi nói lời gĩa biệt:

     “Em mua đỡ bộ quần áo mặc đi, anh sẽ trở lại thăm em.“

     “Đừng. Đừng tới đây chi, anh Phan ơi!“

     “Buồn cũng vậy thôi, ráng lên nghen. Anh sẽ trở lại.“

     “...“

     Nó nhìn tôi như thu hết con người khốn nạn của tôi vào mắt nó. Nó nói lời vô ngôn như năm xưa.

“Phải như hồi đó anh Phan lấy hết… thì em đâu có gì buồn! Gìơ đâu có gì cho anh Phan nữa. Em dơ dái lắm!“

      Nó nói giọng Nam sệt bằng đôi môi ca hát suốt - ngày xưa.

 Tôi đi trên con đê như đường về âm phủ. Câu nói lúc còn dại khờ vang vọng mãi tới chiếc ghe đang chờ tôi chứ không phải chiếc ghế băng dưới gốc cây vú sữa năm nào. “Em cho anh hết đó…” Oi! Mai Liên.

    Tôi có buồn khi về lại nơi tôi dạy học, có nghĩ đến việc lãnh lương sẽ qua thăm nó. Nhưng đời tôi là những bon chen không ngừng trong cuộc sống cũng đê hèn và gỉa dối như thời đại tôi. Lòng từ bi sáng nở tối tàn, tham vọng thì âm ỉ qua đêm. Tôi vùi đầu vô một loạt bài viết về: “Kinh nghiệm giảng dạy” ngõ hầu thăng quan tiến chức nếu bài viết của tôi được in vào sách Tâm Lý Giáo Dục.

    Nó vẫn chờ tôi trong vô vọng đến một cơn sốt rét ác tính đã hóa kiếp thân em. Khi tôi hay tin thì những bài viết đầy mưu toan cũng vừa mở ra cho tôi một sinh lộ. Tôi ném hết xuống sông. Chữ nghĩa của một thằng khốn nạn thì dạy ai chứ"!

   Nhưng dù sao tôi cũng còn được sự khinh bỉ mình để sống đàng hoàng hơn khi nghe những bài diễn văn đại tràng của tai to mặt lớn. Chỉ một cơn co thắt cơ bụng thì lời hay ý đẹp hóa ra phân vì đại tràng là ruột gìa mà. Nhưng người ta cũng vẫn còn thích rao giảng lắm, trong cuộc đời này.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.