Hôm nay,  

Rút Quân Sớm Khỏi Iraq?

28/09/200400:00:00(Xem: 5102)
Bây giờ thì nhiều chiến lược gia Hoa Kỳ bắt đầu nói tới chữ "rút quân." Và nói một cách nghiêm túc. Mới hồi tháng trước, họ không nói tới chữ này khi bàn về Cuộc Chiến Iraq. Không phải nghĩ tới chuyện rút khỏi Iraq là vì Mỹ thua trận... không phải thế, vì thực ra Mỹ còn có thể chịu đựng ở Iraq lâu hơn. Lý do chính chỉ là vì thấy cần phải rút quân thôi. Còn là để tập trung nỗ lực cho cuộc chiến chống khủng bố Al-Qaeda, vì lâu nay đã phân tán lực sang Iraq không cần thiết. Đó là suy nghĩ của nhiều nhà phân tích, kể cả các chiến lược gia Cộng Hòa.

Tờ báo của các nhà báo, Editor & Publisher, hôm 26-9-2004 ghi nhận rằng đột nhiên chữ "rút quân" xuất hiện trên môi mọi người, "Cho tới vài ngày qua, 'rút quân' là chữ bị bỏ quên trong cuộc tranh luận ngày càng tăng về chính sách Mỹ ở Iraq. Đột nhiên, chỉ trong vài ngày, nó nằm trên miệng mọi người, ngay cả chỉ để bác bỏ khaí niệm này.

Một tựa đề trên tờ New York Times ngay trang nhất phần Sunday Week in Review hỏi, 'Chuyện Gì Xảy Ra Nếu Mỹ Rút Quân"'"
Đó mới là chuyện báo giấy, lúc nào cũng daỳ cộm với các bài phân tích dài dòng, mở ra đọc là buồn ngủ liền. Nhưng khi chuyện rút quân đưa lên thảo luận trên TV thì là thành vấn đề lớn, vì dân Mỹ bình thường vẫn lười đọc mà lại ưa xem TV. Nhưng khi đưa tin lên báo hay TV, thì nhiều phần phải có mớm ý từ các viên chức Bạch Ốc hay Pentagon.

Tờ E&P ghi nhận rằng các nhà phân tích được phỏng vấn trên các chương trình TV chủ nhật thì giễu cợt về "chữ rút quân," nhưng Robert Novak, biên tập gia của tờ New York Times lập lại trên TV rằng ông tin là các cố vấn cao cấp của TT Bush "bí mật tin chuyện phải tất nhiên như thế, đâu đó [sẽ rút quân] trong năm tới." Tất nhiên là các tay bảo thủ bác bỏ liền, vì không lẽ nhìn nhận là đánh Iraq lại làm trật đường rầy cuộc chiến chống khủng bố hay sao.

Joseph Galloway, nhà biên tập về quân sự của Knight Ridder, một hệ thống báo chí và truyền thông trong đó có tờ SJ Mercury News ở Bắc Calif. thường được cộng đồng VN tìm đọc, phân tích rằng Mỹ chỉ còn có 3 giải pháp để lưạ chọn về Iraq. Galloway từng theo các đơn vị quân sự Mỹ khi khởi đầu cuộc chiến Iraq, và cả các cuộc chiến khác trước đó. Thứ nhất, tăng gấp đôi quân bộ chiến để dẹp loạn quân, nhưng lại không có ai thấy sẵn lòng hối thúc chuyện này; thứ nhì, cứ tiếp tục như hiện nay, đều đặn thiệt hại trong khi loạn quân tấn công ngày càng quyết liệt hơn; thứ ba, "Chúng ta đi ra."

Vậy thì có cách nào rút quân một nửa hay một phần không" Vì không lẽ bỏ rơi luôn Iraq"
Tuy nhiên, Galloway ưa chuộng cách mà ông nói là các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đang cân nhắc, "[Đề nghị] rút quân bằng cách thiết lập các vùng quân Mỹ nơi biên giới Iraq đã được chú ý và đang được thảo luận bởi các nhà hoạch định chính sách quân đội, theo như chúng tôi được tiết lộ.
"Rút quân mà không chiến thắng sẽ để cho dân Iraq tự quyết về đời họ, và nhiều phần sẽ có nội chiến giữa người Sunni và Shiite trong khi vùng Kurd bán tự trị ở phía Bắc sẽ đứng ngoài.
"Rút quân như thế sẽ kết thúc giấc mơ của phe tân bảo thủ Cộng Hòa về xây dựng dân chủ, và một chỗ làm căn cứ cho Mỹ, trong Trung Đông. Cũng là khai tử giấc mơ của họ muốn làm kinh hoàng Syria và Iran để buộc cư xử tốt hơn....

"Cuộc rút quân khỏi Iraq sẽ cho chúng ta củng cố và tái tăng lực vào nỗ lực ở A Phú Hãn, và củng cố đồng minh chúng ta, Tướng Pervez Musharraf ở Pakistan. Mỹ cần củng cố an ninh và tái thiết ở A Phú Hãn và ngăn cản việc lật đổ Musharraf và khả năng cực đoan Hồi Giaó lên nắm quyền ở Pakistan, một nước có bom nguyên tử. Hãy nghĩ tới chuyện Osama Bin Laden có trong tay một quả bom nguyên tử.
"Bây giờ thì đó sẽ là hiểm họa thực sự đối với Mỹ và dân Mỹ."

Tuần báo Newsweek hôm 24-9-2004, với nhan đề bài viết của Mike Turner cũng nói rất rõ, "Giữ Nguyên Trạng Không Phải Là Lựa Chọn." Cần ghi rằng, Turner là đaị tá không quân hồi hưu, là cựu chiến lược gia quân sự làm trong Bộ Tổng Tham Mưu Hoa Kỳ (US Central Command) để vạch ra hai chiến dịch Desert Shield (Lá Chắn Sa Mạc) và Desert Storm (Bão Sa Mạc). Trước khi về hưu năm 1997, Turner có 4 năm làm nhà hoạch định chiến lược cho Tham Mưu Trưởng, đặc trách về Trung Đông/Phi Châu sự vụ.
Nơi baì này, Turner viết, "[Mỹ] có thể là đã thua ở Iraq rồi." Oâng nói, điều ngạc nhiên là dân Mỹ vẫn còn tin vào màn hình TV, nhưng:

"Từ một điểm nhìn quân sự thuần túy, cuộc chiến tại Iraq là một tai họa tuyệt đối. Bạch Oác đã không đưa ra một nỗ lực dù là qua loa nào trong việc định nghĩa tình trạng điểm đến chính trị mà họ muốn khi lật đổ Saddam Hussein, làm cho không thể nào định nghĩa một cách chính xác cuộc thành công quân sự dài hạn. Do vậy, kể như không thể đưa ra một chiến lược rút lui hợp lý cho quân Mỹ. Hệt như Việt Nam, quân đội một lần nữa được yêu cầu dọn sạch các mảnh vỡ của một chính sách ngoaị giao thảm bại. Chúng ta bị ngập mũi vào một cuộc nổi loạn lâu dài, một cường quốc Ky Tô Giáo chiếm đóng tại một quốc gia Ả rập đầy dầu mỏ.

"Quốc gia đó bây giờ đã không và trước kia cũng chưa bao giờ là một quốc gia đơn độc. Một Iraq dân chủ và thống nhất, bao gồm người Kurd, Shiite và Sunni là ảo tưởng ngu ngốc tệ hại nhất.
"Hai phần ba các lữ đoàn tác chiến của Mỹ bây giờ đã buộc chân vào Cuộc Chiến Iraq, mà hoàn cảnh hiện thời, gọi được là không thể thắng nổi. Đã xa lánh gần như tất cả các đồng minh có thể giúp, quân Mỹ đơn giản trở thành mục tiêu. Nếu TT Bush tái đắc cử, chỉ có 2 trường hợp có thể có ở Iraq:
"Hoặc là trong 4 năm nữa, Mỹ sẽ có thêm 5,000 tử sĩ và vô số người Iraq bị giết với chi phí 1 ngàn tỉ đô la, mà vẫn còn chưa gần với thành công hơn là mức chúng ta đang đứng hiện nay;
"Hoặc là chúng ta sẽ rút đi, và chúng ta sẽ chứng kiến sự khai sinh vùng đất nuôi dưỡng bạo lực cho quân khủng bố Shiite, còn nguy hiểm cho dân Mỹ hơn là đối với một Saddam bị cấm vận ghìm chân."
Đó là phân tích thuần túy quân sự, không cần bàn chuyện "cuộc chiến giữa Thiện và Aùc" như lời TT Bush thường kêu gọi. Bởi vì quân sự thì cần chiến thắng, có nghĩa là cần giây phút nghỉ ngơi giữa hai cuộc chiến. Vấn đề là phaỉ định nghĩa cụ thể, Mỹ muốn gì và muốn ngừng nơi đâu.

Turner cho rằng, "[Cuộc chiến này]... đã tăng lực cho Al-Qaeda vượt quá những gì mà bọn đồ tể đó có thể tự dàn dựng nổi, và đã làm phân tán ý định và tài nguyên quý giá của Hoa Kỳ xa khỏi hiểm họa thật vào thời điểm có thể là tệ hại nhất."

Nhưng có thật là Al-Qaeda đã nguy hiểm hơn trước thời Cuộc Chiến Iraq như các bài phân tích của E&P, New York Times, Knight Ridder và Newsweek vừa nói"

Theo bài viết "The New Face of Al-Qaeda" (Khuôn Mặt Mới Của Al-Qaeda) trên tờ Los Angeles Times, số ngày 26-9-2004, tình hình không đơn giản gọi được là "nguy hiểm hơn," mà phaỉ gọi là "cực kỳ nguy hiểm hơn," bởi vì Cuộc Chiến Iraq đã biến phong trào mang ý thức hệ này thành một mạng lưới nới lỏng, không còn trực tiếp chịu sự chỉ huy của Al Qaeda nữa, nhiều tính tự phát, địa phương. Bài viết khảo sát từ nhiều quan điểm, từ nhiều phỏng vấn chuyên gia quốc tế, thực hiện bởi 4 phóng viên Douglas Frantz (từ Morocco và Istanbul), Josh Meyer (từ Washington), Sebastian Rotella (từ Paris) and Megan K. Stack (từ Sana, Yemen).

Dưới đây là trích đoạn:
"Ngay cả trước cuộc tấn công 9/11, Al Qaeda đã là một mạng lưới tổ chức nới lỏng, nhưng các lãnh tụ trung tâm chỉ huy toàn bộ các chiến dịch. Từ khi mất căn cứ ở A Phú Hãn và nhiều lãnh tụ đó, nhóm này đã thoát ra khắp nơi nhiều cán bộ và tái xuất hiện như một phong trào ý thức hệ nguy hiểm.
"Osama bin Laden bây giờ dùng như khuôn mặt tinh thần nhiều hơn là một Tổng Quản Trị, và Cuộc Chiến Iraq đang giúp tập trung sự giận dữ của dân quân, theo hàng tá cuộc phỏng vấn trong các tuần gần đây ở nhiều lục địa. Aâu Châu và các nước Hồi Giáo cởi mở đã trở thành mục tiêu. Và thay vì trải qua cuộc huấn luyện dài lâu ở các trại A Phú Hãn, tân binh mau chóng học ý thức hệ tại nhà và lên đường tấn công ngay... Mỹ vẫn là mục tiêu, nhưng các viên chức chống khủng bố được báo động bởi hiện tượng Al Qaeda chuyển từ các cuộc tấn công đòi nhiều năm dàn dựng sang các cú đánh nhỏ hơn, nhiều hơn mà có thể làm mau chóng với chút ít tiền hay không cần bên ngoài giúp. Aûnh hưởng những trận tấn công nhỏ naỳ có thể lớn lao. Nổ bom ở Casablanca hồi tháng 5-2003 làm rung chuyển nền dân chủ mới có ở Morocco dẫn tới bắt hàng loạt và lạm dụng dân chủ. Nổ bom 4 chuyến xe lửa ở Madrid hồi tháng 3 dẫn tới chính phủ sụp đổ và rút quân khỏi Iraq.

"Các viên chức nói, phong trào khủng bố hưởng lợi nhờ thông điệp Hồi Giaó cực đoan lan rộng toàn cầu giữa tân binh, những người được thúc đẩy bởi lý thuyết chống Tây Phương của Al Qaeda, bởi tình hình Israel tàn bạo với dân Palestine, và bởi cuộc nổi dậy ở Iraq.

"Bất kỳ lượng định nào rằng phong trào khủng bố toàn cầu đã bị đẩy lui hay là một đơn vị phong trào đó, Al Qaeda, đang thua chạy thì là quá lạc quan và hầu như chắc chắn là sai," theo lời M.J. Gobel, giám đốc Asia-Pacific Foundation, một nhóm nghiên cứu ở London. "Lý thuyết của Bin Laden đang tự trải khắp thế giới. Hủy diệt xong Al Qaeda cũng không giải quyết nổi vấn đề."

Phong trào Al-Qaeda bây giờ trông như một ý thức hệ nhiều hơn là một tổ chức, trải ra toàn cầu với vài nguyên lý căn bản: niềm tin rằng Hồi Giáo phải dự thánh chiến chống lại Tây Phương Ky Tô-Do Thái giáo, một cảm xúc sâu thẳm của sư căm phẫn khi thấy dân Hồi Giáo ở Palestine và Iraq bị tàn sát, và niềm tin rằng chính phủ thế tục cần thay thế bởi các chính phủ Hồi Giáo.

Tất nhiên, để chống một ý thức hệ trong tình hình hiện nay, người ta không thể chọn một chiến trường cụ thể, hay tận diệt những người có suy nghĩ như thế. Nhưng các nhà lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ đã thấy rằng, ngay cả ở một chiến trường cụ thể là Iraq, khi đối đầu với một ý thức hệ pha lẫn tôn giaó và chính trị, vũ khí sẽ không đủ để chiến thắng.

Chỉ còn một giải pháp ít đau đớn nhất cho tất cả mọi phe ở Iraq: Mỹ sẽ rút quân dưới cái dù Liên Hiệp Quốc, một cơ chế mà TT Bush đã gạt qua bên lề khi gây chiến. Vấn đề khó chỉ là như thế nào, và với điều kiện nào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.