Hôm nay,  

Cảm Nghĩ Của Thượng Nghị Sĩ Charlie Lynn Về Cuộc Triển Lãm Nam Bang

19/04/200900:00:00(Xem: 2570)

Thời sự nước Úc: Cảm nghĩ của Thượng Nghị Sĩ Charlie Lynn về cuộc Triển Lãm Nam Bang tại Casula Powerhouse Arts Centre - Hoàng Đ.Thư

LGT: Tại nước Úc có hàng ngàn trung tâm văn hóa nghệ thuật thuộc hội đồng thành phố địa phương như Casula Powerhouse thuộc Hội Đồng Thành Phố Liverpool; Nhưng không có một trung tâm văn hóa nghệ thuật nào, được đầu tư hàng chục triệu đô la để phát triển thành một trung tâm có tầm vóc quốc tế như Casula Powerhouse, với cả một rạp 328 chỗ ngồi, 7 phòng triển lãm nghệ thuật, hệ thống điều hoà khí hậu tiêu chuẩn quốc tế cho các phòng triển lãm, các kho chứa nghệ phẩm (an international standard climate-controlled exhibition and storage space for its collection), cùng đầy đủ các tiện nghi ăn chơi, giải trí, học tập, nghỉ ngơi, làm việc, cư trú cho nghệ sĩ.... Theo Hansard của quốc hội NSW ngày 6/5/2008, Dr Andrew McDonald đã cho biết, ngày 5/4/2008, ông cùng với Thủ Hiến NSW, Bộ Trưởng Local Government, các dân biểu vùng Wollondilly and Menai, tham dự buổi tái khai trương Casula Powerhouse Arts Centre với kinh phí xây dựng chỉ riêng giai đoạn 3 là $13.26 triệu đô la, trong đó chính phủ NSW đóng góp $7.6 triệu và Liverpool Council $5.6 triệu. Điều này cho thấy không phải nghiễm nhiên, Casula Powerhouse được sự đầu tư tiền của rất dồi dào từ chính phủ NSW và Liverpool Council. Nhiều người đã nghi ngờ, tất cả sự ưu ái hậu hĩ đó đều ít nhiều có sự giật dây hoặc đầu tư trực tiếp, gián tiếp, của CSVN. Trải qua thời gian ngót 30 năm qua, nhìn vào những việc làm của Casula Powerhouse, mọi người đã dần dần nhận ra, tuy được sự đầu tư khổng lồ từ tiền thuế của dân trong đó có tiền thuế của đông đảo người Việt tại Liverpool nói riêng và NSW nói chung, Casula Powerhouse chỉ núp dưới danh nghĩa "văn hóa nghệ thuật" để thực hiện sứ mạng "tuyên truyền", "tẩy não", "cải tạo", "nhuộm đỏ", "cộng sản hóa"... cộng đồng người Việt tại Úc. Và cũng không phải ngẫu nhiên, Casula Powerhouse đã lấy câu "Change Your Mind" làm khẩu hiệu cho trung tâm của mình. Ngụ ý của khẩu hiệu này là, qua những sản phẩm thân cộng mệnh danh "văn hóa nghệ thuật" được trưng bầy, Casula Powerhouse sẽ thay đổi quan điểm, lập trường, lề lối suy nghĩ của khán giả, mà chủ yếu là của người Việt, đối với chiến tranh Việt Nam cũng như đối với VC.
Phẫn nộ trước việc làm tuyên truyền cho VC của Casula Powerhouse và Liverpool Coucil, chiều Thứ Bảy, 4/4 vừa qua, khi Casula Powerhouse khai trương cuộc triển lãm Nam Bang, tiếp tục xuyên tạc cuộc chiến tranh VN, CĐNVTD/NSW đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối, quy tụ hàng ngàn người Việt, ngay bên ngoài cuộc triển lãm. Trong số khoảng 100 quan khách đến tham dự cuộc triển lãm, có nhiều vị cũng bất mãn trước những nghệ phẩm xuyên tạc và bôi nhọ cuộc chiến tranh VN, cùng nội dung thân cộng của cuộc triển lãm. Trong số những quan khách bất mãn đó, có ông Charlie Lynn, TNS tiểu bang NSW, người đã viết bài trình bầy những suy nghĩ của ông. Sàigòn Times chân thành cảm tạ TNS đã lên tiếng hậu thuẫn cho công lý và lẽ phải; và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả bản dịch bài viết của ông.

*

Trong phần khai mạc cuộc triển lãm Nam Bang tại Casula Powerhouse Arts Centre, ông Alan Griffin, tổng trưởng Bộ Cựu Chiến Binh Úc, đã có lời nhận xét hết sức khiêm tốn, gần như tự trào, về sự hiểu biết của chính ông về “nghệ thuật”, đặc biệt là với ông, một người bị bệnh “loạn sắc” (colour blind). Tuy nhiên, ông cũng phải nhận xét là có vài tác phẩm "nghệ thuật" được trưng bầy tại Casula Powerhouse đã “tạo nên sự đối nghịch" (confronting). Có điều, ông không muốn lên tiếng phán xét, chê bai vì “nghệ thuật”, theo ông, tùy theo quan điểm và sự suy xét của mỗi người. Tôi cũng là một trong số nhiều người cùng chia sẻ ý nghĩ ấy với ông.
Cuộc biểu tình phản đối Casula Powerhouse ngay phía ngoài cuộc triển lãm với rất đông người tham dự tay cầm lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa là dấu hiệu đầu tiên và rõ rệt cho thấy nhận xét nói trên của ông bộ trưởng quả thật là chí lý.
Vụ “đốt con chó” truyền thống quả thật khá lý thú và được tán thưởng rất nhiều. Một trong những điều lý thú nhất, đối với tôi, là được xem một tác phẩm của Sean Gladwell, con trai của một cựu quân nhân từng tham chiến ở Việt Nam. Cha của anh, ông Mark, là một người bạn cũ của tôi và quả thật vô cùng xúc động, khi tôi được gặp lại ông sau nhiều năm xa cách. Ông đã phải chật vật với nhiều khó khăn gian khổ sau khi cuộc chiến chấm dứt.
Tôi bị hút hồn mê mẩn bởi tác phẩm mang những ám ảnh thê thảm (haunting) tựa đề “Hình Ảnh Một Người Chết” – Image of A Dead Man – của Ron Beattie. Tôi đã từng thấy rất nhiều cái áo như thế được khoác lên thân thể của rất nhiều cựu quân nhân. Tôi bước qua những bức tranh miêu tả các mẩu chuyện của những người cộng sản miền Bắc Việt Nam và tự hỏi, chẳng lẽ cuộc biểu tình ở ngoài kia là để chống đối những câu chuyện như thế này hay sao" Tôi thấy những câu chuyện này cũng có phần lôi cuốn và không có gì trong những câu chuyện này khả dĩ làm xúc phạm ai cả. Sau đó, tôi mới nhận thức được chính những gì mà Casula Powerhouse không nhắc đến mới thật sự là một sự xúc phạm.


Kế tiếp, tôi đến bên bức tường lớn nhất, dễ nhìn thấy nhất có vẻ như đang trưng bày những bức hí họa về chiến tranh. Tôi tự nghĩ, có lẽ những bức hí hoạ này là một tí khôi hài nhẹ nhàng miêu tả óc khôi hài dí dỏm của các cựu quân nhân Úc khi còn ở Việt Nam. Nhưng tôi đã lầm. Toàn bộ bức tường này là một sự nhục mạ tục tằn, không tí gì hài hước cả và tất cả đều nhắm vào cựu thủ tướng John Howard.
Tôi tự hỏi, cái quái quỷ này thì có liên hệ gì đến chiến tranh Việt Nam chứ" Tôi biết rằng cuộc triển lãm nhằm nói về những hậu quả của chiến tranh Việt Nam, thế nhưng việc chế diễu, nhục mạ sự cương quyết của ông John Howard để đưa quân Úc tham chiến chống khủng bố ở Iraq và A Phú Hãn quả thật là một chuyện quá lạc đề so với chủ đề của cuộc triển lãm.
Một bức hí họa cho thấy ông Howard đánh rắm trong lúc một tay đu tòng teng trên cây và tay kia cầm quả chuối. Bức hí họa có hàng chữ “George W. Bush cần một con vượn không có óc. Một con vượn sẵn sàng bán linh hồn của nó cho qủy... mày là một thằng c...c... chó đẻ khốn nạn ích kỷ”. Rồi còn nhiều hình tệ lậu hơn thế nữa. Người “nghệ sĩ” này rõ ràng là điên khùng mất trí rồi. Người chọn tác phẩm (curator) đã sai lầm khi cho phép những thứ độc chất đầy tính xúc xiểm thô bỉ của ông ta được trung bày như “nghệ thuật”.
Một tác phẩm khác miêu tả một người lính Hoa Kỳ ở Việt Nam cũng “tạo sự thù nghịch” không kém. “Hắn bước sang đấy, xé toạc quần áo của người đàn bà và dùng một con dao cắt âm hộ của nàng, gần như trọn đường dao cắt ngược lên đến gần nhũ hoa của người đàn bà và moi hết ruột gan của bà ra, kéo nó ra khỏi và vất nó sang bên. Sau đó, hắn khom người quỳ xuống và bắt đầu lột từng mảnh da ra khỏi thân xác của bà và để bà nằm đó... như một dấu hiệu của một cái gì đó”.
Tôi chợt nghĩ: “Khoan đã. Thế còn những sự dã man tàn nhẫn của bọn VC đối với người miền Nam thì sao"” Trong lúc sự tàn nhẫn của người Hoa Kỳ được phơi bầy với đầy đủ tất cả những chi tiết máu me rùng rợn trong những cuộc điều tra về tội ác chiến tranh thì bọn cộng sản thản nhiên thủ tiêu người lên tiếng tố giác chúng. Đấy là sự khác biệt căn bản giữa xã hội dân chủ và xã hội cộng sản.
Rõ ràng tất cả những thủ đoạn dã man tàn nhẫn của bọn cộng sản đã được che giấu, phủi sạch khỏi cuộc triển lãm. Bây giờ thì tôi bắt đầu thấu hiểu được những lý do khiến những người biểu tình ngoài kia phản đối.
Các trại tù “học tập cải tạo” của cộng sản cũng là những hậu quả nghiêm trọng sau cuộc chiến đối với rất nhiều người Việt Nam hiện đang sinh sống ở Úc. Một số không ít những người đã từng bị “tốt nghiệp” từ những trại này, vốn đã phải mang vô số những vết thương tâm hồn cũng như vết thẹo thể xác sau vô số năm bị tra tấn, bị nhồi sọ ở những trại tù cải tạo, đều thấy họ đã bị cuộc triển lãm của Casula Powerhouse phản bội.
Trở về với John Howard. Nếu cuộc triển lãm Casula Powerhouse đã nhạo báng, châm chọc ông John Howard, vậy cựu thủ tướng Gough Whitlam thì sao" Hồ sơ của nội các được bạch hóa trong những năm gần đây cho thấy mức độ [tủi hổ] mà chính phủ Whitlam cố làm hài lòng chính phủ cộng sản Bắc Việt. Ông Whitlam không cho phép người tỵ nạn Việt Nam hoặc “thuyền nhân” đến Úc. Thậm chí, ông ta còn phản bội những người Việt Nam làm việc cho tòa đại sứ của chúng ta nữa. Mệnh lệnh thật đáng tủi hổ mà ông đã gởi đi trước khi Sài gòn sụp đổ là “Nhân viên địa phương [người Việt] của đại sứ quán sẽ không được xem là bị nguy hiểm vì mối quan hệ của họ với đại sứ quán của Úc và vì thế, không được, lập lại, không được, cấp giấy phép nhập cảnh Úc”.
Sau khi ông Whitlam bị cách chức thì thủ tướng Malcolm Fraser của đảng Tự Do mới lật ngược lại cái quyết định vô nhân đạo ấy và cung cấp nơi trú ngụ an toàn cho nhiều ngàn người Việt Nam tỵ nạn, hay “người tầm tỵ”, nói theo ngôn ngữ bây giờ. Ông John Howard là một thành viên quan trọng của nội các Fraser khi quyết định này được đưa ra.
Nếu không có các ông Malcolm Fraser và John Howard thì sẽ không có cộng đồng Việt Nam ở Úc. Và sẽ không có bất kỳ một “hậu quả” nào từ hậu chiến tranh VN từ những nghệ sĩ gốc Việt để trưng bày. Tất cả những chuyện này không hề được nhắc đến trong cuộc triển lãm mang danh Nam Bang.
Tôi hoàn toàn không phải là một nhà phê bình nghệ thuật và tôi cố gắng giữ cho mình có một quan điểm cởi mở về cuộc triển lãm cũng như về điều mà nó được cho là đại diện. Nhưng tôi đã ra về với một cảm nhận thật rõ rệt và mạnh mẽ rằng nó chẳng qua chỉ là bàn đạp cho những kẻ thù ghét John Howard và những tên thân cộng sản để chúng thỏa chí thoá mạ bôi bẩn, không hơn không kém.

Charlie Lynn Cựu Quân Nhân Úc tham chiến tại Việt Nam PO Box 303 Camden 2570 Charlie@kokodatreks.com.au

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.