Hôm nay,  

Từ Vn Nhìn Biểu Tình Thái

17/04/200900:00:00(Xem: 3890)
Từ Vn Nhìn Biểu Tình thái
Vi Anh
Thế là sau khi chánh quyển ban hành lịnh khẩn trương, quân đội Thái Lan đã ra tay bao vây chừa con đường rút cho dân biểu tình để giải tán cuộc biểu tình, đem lại trật tự cho thủ đô Bangkok. Chánh quyền của thủ tướng Abhisit Vejjajiva dùng biện pháp tư pháp, ban hành lệnh bắt Cựu Thủ Tướng Thaksin và 12 cộng sự viên là những người giật giây phong trào cũng như những lãnh đạo trực tiếp của phe Aùo Đỏ. Và cuộc biểu tình bạo động đã tạm thời chấm dứt, sau khi làm cho 123 người bị thương và ít nhất 2 người thiệt mạng và quan trọng hơn là, làm cho Thủ Tướng Thái Lan phải di tản các lãnh đạo và hoãn hội nghị ASEN do  Thái Lan tổ chức ở thành phố Pattaya.
Tin của Thông tấn Xã VN, được biết khi Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn tấn Dũng cầm đầu phái đoàn nhà cầm quyền Hà Nội lên đường về nước vào chiều 11-4, Oâng có tuyên bố, "Rất tiếc, vào phút chót, nước chủ nhà Thái Lan đã phải quyết định hoãn các hội nghị này do diễn biến phức tạp trong tình hình nội bộ của Thái Lan. Thủ tướng Chính phủ nước ta đã bày tỏ sự cảm thông với nước chủ nhà Thái Lan, mong muốn tình hình sớm ổn định để Thái Lan tiếp tục phát triển đất nước và đảm nhiệm thành công trọng trách Chủ tịch ASEAN. Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ cao để Thái Lan thực hiện tốt cương vị này, góp phần tăng cường vị thế và hợp tác ASEAN và hợp tác giữa ASEAN với các bên đối tác.."
Qua tình hình Thái Lan, không ít những nhà theo dõi, phân tích, học giả ngoại quốc về  Đông Nam A sự vụ (trong nước gọi là "chuyên gia" )  cho rằng các cuộc biểu tình ở Thái Lan làm chậm đi những cải tổ dân quyền của CS Hà nội; tức nói mặt tiêu cực, bất lợi  cho người dân Việt. Nhưng ít  thấy ai nói ảnh hưởng tích cực của cuộc biểu tình đối với người dân Việt và quân đội nhân dân của chế độ CS Hà nội.
Thực ra phong trào biểu tình ở Thái Lan là một chuổi những cuộc biều tình đã kéo dài cả ba năm nay, chớ không phải ít ỏi gì. Phe Thủ Tướng xuống chống Thủ Tướng lên, Thủ Tướng lên rồi lại xuống và phe ông này lại chống Thủ Tướng lên. Mỗi phe chọn một sắc áo, Đỏ, Vàng, Xanh. Nhưng bắt đầu bạo động vào những ngày gần đây thôi. Nổi đình nổi đám nhứt là khi những biểu tình Aùo Đỏ chận xe Thủ Tướng Abhisit  và làm Thủ Tướng phải hoãn hội nghị ASEAN và phải di tản các lãnh đạo quốc gia đến tham dự ø. Báo chí lỡ cuộc không lấy được tin và hình nhưng lại được một bữa đại tiệc mà chánh phủ Thái dành cho các các lãnh đạo quốc gia nhưng đã đi mất rồi. Sau biến động làm mất măït ngoại giao của Thái này, Thủ Tướng ban hành tình trạng khẩn trương. Theo báo Pháp Le Figaro đi một cái tựa châm biếm, là quân đội Thái Lan ''đang chờ cơ hội phục kích'', đã ra tay đem lại an ninh trật tự cho đường phố thủ đô.
Chuổi biểu tình dài hạn này chỉ  là một vở kịch nhiều màn ba phe, bốn phiá do người dân Thái diễn trên sân khấu mà đạo diễn, giật dây, nhắc tuồng là những thế lực chánh trị đang giằn co, xung đột với nhau sau cánh gà. Một là cựu Thủ Tướng Thaksin Shinawatra đang lưu vong, mị dân, mua lòng dân nghèo ở nông thôn, mua luôn lá phiếu để nắm chánh quyền và khai thác  làm giàu cho cá nhân, gia đình, bè bạn. Thị dân và thành phần có học thấy bắt ghét nên liên minh với quân đội lật đổ Thaksin và toà án phát động tố quyền xét xử khiến Oâng phải tại đào lưu vong. Phe biểu tình Aùo Đỏ là của Oâng này.

Hai là Thủ Tướng Abhisit Vejjajiva đương nhiệm lên cầm quyền nhờ  liên minh được với Quốc Hội. Aùo Vàng là phe ủng hộ Oâng ta. Còn một phe áo xanh là người của Thủ Tướng thân nhân của Ô. Thaksin, lập một chánh phủ Thaksin mà không có Thaksin nên bị lất đổ bằng biện pháp tư pháp cộng với lập pháp. 
Ba là quân đội Thái Lan luôn đứng đằng sau sân khấu, trầm tĩnh và cẩn trọng chờ và xem, như phục kích vậy, lúc nào chăc thắng sẽ ra tay. Quân đội Thái Lan đã làm chánh trị rất nhiều, và lâu, đã từng làm 18 cuộc đảo chánh từ khi Thái Lan trở thành một nước quân chủ lập hiến từ năm 1932. Tây Phương dị ứng vì khác mô thức Tây Phương xây dựng trên chánh quyền dân cử và dân sự. Dân Thái bắt đầu  mất cảm tình và tức giận  quân đội khi dùng súng bắn giết những người biều tình chống chánh quyền do quân đội nắm, năm 1992. Trong cơn khủng hoảng chánh trị với phong trào biểu tình kéo dài này, khởi thủy là do chính Quân đội lật đổ chánh quyền dân sự của Thủ Tướng Thaksin năm 2006,  tự tay quân đội cầm quyền 15 tháng và giao lại cho chánh quyền dân sư với lời xin lỗi rất chánh trị, ngoại giao. Mãi đến thứ hai 13- 4 vừa qua, sau khi người biểu tình gây trở ngại cho hội nghị ASEAN và Thủ Tướng ban hành tình trạng khẩn trương, quân đội  mới ra quân, chỉ dùng vài thiết vận xa và quân nhân chỉ bắn chỉ thiên để  chia cắt  đám đông và lùa vào công trường nhưng chừa cho  những người biểu tình một ngỏ rút êm để giải tán. Không ai hề hấn gì cả.
Bốn là Quốc Vương Thái Lan Bhumibol,một vì vua được người Thái vô cùng kính trọng. Nhưng Oâng chỉ trị vì chớ không cai trị thể theo chế độ quân chủ lập hiến như vương quốc Anh. Thủ Tướng mới là người năm chánh quyền và cai trị. Từ ngày vua Bhumibol lên ngôi năm 1946, đã có 25 Thủ Tướng lên rồi xuống, và 18 hiến pháp ra đời. Thông thường Oâng ít khi tuyên bố điều gì trong những cơn khủng hoảng chánh quyền Thái Lan, trừ trong cuộc khủng hoảng chánh quyền năm 1992, quân đội dùng súng bắn vào người biểu tình.
Trở lại phong trào biểu tình ở Thái Lan, Nói chung hầu hết những chuyên gia về VNCS trong cũng như ngoài nước, đều cho rằng biểu tình Thái Lan có thể làm chậm tiến trình cải tổ ở VN. Nhưng không hay rất ít nói đến ảnh hưởng đối với Quân Đội CS Hà nội và nhân dân VN, dù quân đội Thái như đã thấy đóng vai trò quyết định. Quí ông này nói nhà cầm quyền Hà nội cải tổ, tiến trình cải tổ mà không nói cải tổ cái gì, cải tổ làm sao, cải tổ tới đâu. Trong khi thực tế cho thấy CS Hà nội có cải tổ  cái gì đâu mà  mau hay chậm. Lúc nào CS Hà nội cũng coi an ninh là ưu tiên 1, nên điều chắc chắn là CS Hà nội sẽ lợi dụng tình hình biểu tình ở Thái Lan để siết thêm  dân quyền.
Ai cũng biết nước nào cũng vậy quân đội ít khi ưa công an. Thời chiến không thấy công an ở chiến trường, chịu đói chịu khát, chịu bôm  chịu đạn , nhưng thời bình  công an cảnh sát lại ló mặt ra làm ông hoàng ông trấm đối với dân. Trong cuôc cách mạng ở các nước CS Đông Aâu, quân đội vẫn như quân đội Thái lan cẩn trọng đứng sau cuộc xung đột của công an mật vụ với dân, chờ thời cơ chăc ăn, cao trào cách mạng chắc thắng thì quay trở về với dân chúng biểu tình, đứng ra dứt điểm chế độ bằng võ lực để tự cứu và bảo lưu quyền hành trong cuộc cách mạng nhung, cam, hoa tulip ở các nước CS Đông Aâu.
Còn người dân VN  thấy dân chúng Thái Lan đã hơn một lần lật đổ thủ tướng, chống tân thủ tướng, người Thái Lan dám làm và làm được, thì ngưòi dân Việt đâu có thua gì người Thái Lan. So sánh đó có thể giúp cho người dân đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN trong nước lên tinh thần.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.