Hôm nay,  

Nhà Sư Người Hk Được Bổ Nhiệm...

30/12/200600:00:00(Xem: 3238)

Nhà Sư Người Hoa Kỳ Được Bổ Nhiệm Làm Vị Đại Biểu Hoa Kỳ Đầu Tiên Trong Hội Nghị Cao Cấp Phật Giáo Thế Giới

(Được trích dịch từ trang nhà Buddhist Channel, 25 Tháng 12, 2006 -- dịch giả Tâm Diệu Phú)

Seattle, Washington (Hoa Kỳ) -- Nhà sư Phật giáo người Hoa Kỳ, Sayadaw Gyi Vimalaramsi Maha Thera, ngày nay được biết đến nhiều như là thượng tọa Vimalaramsi, vừa nhận lá thư vào hôm thứ sáu, ngày 15 tháng 12, chính thức công nhận Sư là vị Đại Biểu đầu tiên cho Hoa Kỳ tại Cuộc Họp Mặt Thượng Đỉnh Phật Giáo, đó là Hội Nghị Cao Cấp Phật Giáo Thế Giới.

Thượng Tọa Vimalaramsi là nhà sư đầu tiên sinh trưởng trên xứ sở Hoa Kỳ được bổ nhiệm làm vị Đại Biểu Hoa Kỳ đầu tiên trong Hội Nghị Cao Cấp Phật Giáo Thế Giới.

Phần việc của sư Vimalaramsi trong chức vụ mới này là sắp xếp những người đại diện Hoa Kỳ trong Hội Nghị Thượng Đỉnh được tổ chức tại thành phố Kobe, nước Nhật, vào mùa xuân 2007.

Mục tiêu của các cuộc hội nghị thượng đỉnh là nhóm lại và hợp nhất nhiều truyền thống Phật giáo trên thế giới nhằm tạo thành một thế đứng liên hiệp để sẵn sàng cống hiến cho các hoạt động nhắm tới sự thăng bằng, hòa hợp, và hòa bình thế giới cho nhân loại. Hội nghị họp mặt hai năm một lần.

Sư Vimalaramsi bắt đầu tiến hành công cuộc liên hiệp trong chuyến đi vòng quanh nước Mỹ, bao gồm chặng dừng chân kéo dài ba tuần ở thành phố Seattle trong tháng giêng của năm 2007. Sư sẽ lưu trú tại một tu viện Thái, Atammayatarama Buddhist Monastery, thuộc thành phố Woodinville, WA, trong chuyến viếng thăm này.

Sư sẽ ban tặng các bài pháp thoại về Tâm Từ-Thiền Quán hoặc là về phương thức hành thiền Tuệ Giác Tĩnh Lặng ở trung tâm hành thiền và nghiên cứu Nalanda West cùng một vài địa điểm khác thuộc vùng vịnh Puget Sound. Muốn biết thêm tin chi tiết về thời khóa sinh hoạt, xin vui lòng tìm đến trang nhà http://dhammasukha.org/Seattle/.

Chức vị Đại Biểu cho Hoa Kỳ trong Hội Nghị Cao Cấp Phật Giáo Thế Giới của sư Vimalaramsi là một dấu ấn xác nhận phẩm chất đạo Phật tại xứ sở này. Cho đến bây giờ, chưa từng có một nhà sư người Hoa Kỳ nào ngồi vào bàn họp hội nghị như vậy trong tư thế đại diện cho các mối quan tâm cùng lợi ích của nền Phật giáo Hoa Kỳ và bàn luận về một tương lai với các vấn đề phổ biến liên quan tới các truyền thống Phật giáo khác nhau. Có các vị đại diện từ hơn 50 quốc gia khác nhau đến tham dự Hội Nghị Cao Cấp Phật Giáo Thế Giới. Để được công nhận là một hội viên, thì vị sư đại biểu cho quốc gia mình phải được các hội viên khác đề cử. Để cho quốc gia này có vị đại biểu trong Hội Đồng, thì cần có một nhà sư sinh trưởng ở Hoa Kỳ với tầm sức ảnh hưởng và uy tín rộng lớn. Sư Vimalaramsi là nhà sư đầu tiên sinh trưởng ở Hoa Kỳ thu hút được sự chú ý của các nhà lãnh đạo Phật giáo thế giới.

Vào tuần lễ 7-14 tháng 11, sư Vimalaramsi đã bay sang Kobe, Nhật Bản, để hoàn thành thủ tục bổ nhiệm vào chiếc ghế đại biểu cho nền Phật giáo Hoa Kỳ trong Hội Nghị Cao Cấp Phật Giáo Thế Giới.

Sư đã đi một vòng lớn miền Nam nước Nhật và đàm thảo về tình trạng Phật giáo thế giới với các

nhà lãnh đạo khác. Sự bổ nhiệm này đã được đề nghị bởi thượng tọa Nandisena, vị Đại Biểu từ

Mễ Tây Cơ. Có vài hội viên khác trong Hội Đồng đã yểm trở sự bổ nhiệm này, bao gồm:

(1) bậc thầy quá cố của Sư, Sayadaw U Silinanda, đã khuyến khích Sư trong nhiều năm qua; (2) cố đại sư K Sri Dhammananda, bạn thân và là vị ủng hộ cho Sư; và (3) bạn và là huynh đệ đồng môn, sư Buddharakkhita, vị đại biểu cho Uganda ( xứ Cộng Hòa thuộc miền Đông châu Phi). Như là một vị Đại Biểu Hoa Kỳ, hiện thời sư Vimalaramsi nỗ lực thắt chặt các quốc gia lại với nhau trong công tác xem xét lại các nguyên bản kinh sách cùng các phưong pháp thực tập trong nhà Phật, cũng như nhận rõ các pháp học và pháp hành này vẫn còn thích đáng ra sao trong thời nay.

Đây là một niềm vinh hạnh chưa hề có dành cho một nhà sư tu tập theo truyền thống Nguyên Thủy và sinh sống trong rừng trên dãy núi Ozark thuộc tiểu bang Missouri. Sư dâng tặng đời mình cho sự hành thiền, nghiên cứu, học hỏi, giảng dạy, và biên viết về pháp môn thiền quán Phật giáo hơn 30 năm nay. Sư Vimalaramsi trở thành một vị tu sĩ Phật giáo vào năm 1986, nhờ có hứng thú nồng nhiệt về thiền tập. Sư sang xứ Miến Điện vào năm 1988, để thực tập thiền cho thêm sâu sắc tại một trung tâm thiền danh tiếng, đó là Mahasi Yeiktha ở thủ đô Rangoon.

Tại nơi đó, Sư đã hành thiền từ 20 cho tới 22 tiếng đồng hồ mỗi ngày trong tám tháng. Vào năm 1990, Sư trở lại Miến Điện và tham dự một khóa tu chuyên sâu kéo dài hai năm tại thiền viện Chanmyay Yeiktha (Chanmyay Yeiktha Meditation Center). Vào năm 1995, Sư được mời đến cư trú và giảng dạy tại một tu viện Nguyên Thủy lớn nhất ở Mã Lai Á, nơi đây cứ mỗi hai tuần thì Sư nói pháp thoại cho đám đông thinh chúng lên tới 500 người.

Trong thời gian ở Mã Lai Á, Sư có viết một quyển sách hướng dẫn sự thực tập chánh niệm về hơi thở, với nhan đề là “Kinh Quán Niệm Hơi Thở - Sách Chỉ Dẫn Thực Hành Chánh Niệm về Hơi Thở và Hành Thiền Tuệ Giác Tĩnh Lặng” (The Anapanasati Sutta – A Pratical Guide to Mindfulness of Breathing and Tranquil Wisdom Meditation). Hiện nay có gần một triệu bản in được phân phối khắp nơi trên thế giới bằng năm thứ tiếng khác nhau. Sư Vimalaramsi là vị Trú Trì của Thiền Viện Pháp Lạc (Dhamma Sukha Meditation Center) thuộc thành phố Annapolis, MO, do Tổng Hội Phật Pháp Liên Hiệp Quốc Tế (United International Buddha Dhamma Society, Inc.) cùng phối hợp điều hành.

Sư cũng đang xây cất một trung tâm tu học trong rừng (Forest Retreat Center). Đây sẽ là trung tâm nghiên cứu và tu tập theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy của người Hoa Kỳ đầu tiên trên miền đất Hoa Kỳ.

Để biết thêm tin tức về quá trình tu tập cùng mẩu chuyện về hành trình tâm linh của sư

Vimalaramsi, hãy tìm đọc trang nhà www.dhammasukha.org.

Có thể liên lạc về bài dịch với Tâm Diệu Phú (tamdieuphu@gmail.com).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.