Hôm nay,  

Tôi Hãnh Diện Và Cám Ơn Những Đồng Hương Của Tôi

02/03/200900:00:00(Xem: 2847)

Tôi Hãnh Diện Và Cám Ơn Những Đồng Hương Của Tôi – Trần Hưng Việt

LGT: Kính thưa quý đôc giả! Như đã phổ biến trên Trang Sinh Hoạt Cộng Đồng, trong chương trình phát thanh của Ban Việt ngữ 4EB-FM ở Brisbane vào hôm Chủ Nhật 15/2/2009 vừa qua, một buổi radiothon đã được tổ chức để lạc quyên giúp các nạn nhân của trận bão lụt ở phía Bắc tiểu bang Qld và cơn bão lửa ở tiểu bang Victoria. Kết quả là số tiền $8,200 đô la đã được quý thính giả đồng hương hứa tặng. Hiện nay, Saigon Times được biết ban Quản trị của Đài đang gởi Phiếu Đóng Góp đến quý vị để hướng dẫn cách thức gởi tiền về Đài. Xin quý thính giả vui lòng gởi trước ngày 6 tháng Ba để Đài có thể đúc kết và chuyển sang cơ quan Hồng Thâ,p Tự Úc Châu (Red Cross Australia).
Thưa quý vị! Sau buổi radiothon nói trên, anh Trần hưng Việt, Trưởng Ban Phát Thanh Việt ngữ của đài 4EB, đã có ghi lại những cảm nghĩ chân thành và sự xúc động sâu xa của anh. Kính mời quý đôc giả cùng chia sẻ với Saigon Times những tâm tình đó của anh Trần hưng Việt qua bài viết TÔI HÃNH DIỆN VÀ CÁM ƠN NHỮNG ĐỒNG HƯƠNG CỦA TÔI.

*

Các người bạn trong nhóm cùng những em nhỏ phụ giúp đã chào chia tay. Kiểm lại một lần nữa cho chắc chắn là các dụng cụ phát thanh trong phòng vi âm đã được tắt hết. Đã đếm xong và thu xếp các phiếu hứa đóng góp vào trong hồ sơ để đem nộp cho ban quản trị của Đài. Nhưng tôi vẫn chưa muốn xuống bãi đậu xe để ra về.
Một cảm giác lâng lâng khó định nghĩa được đang dâng lên trong lòng. Đây không phải là lần thứ nhứt mà đã nhiều lần rồi. Như hồi năm 2006 khi kêu gọi đồng hương giúp đỡ cho nạn nhân trận bão Larry ở Innisfail. Hay lần giúp nạn nhân sóng thần ở Đông Nam Á.
Mỗi lần chỉ một tiếng đồng hồ nhưng ba đường dây điện thoại gọi vào không ngưng nghỉ. Các em nhỏ chạy ra chạy vào tấp nập để đưa những mảnh giấy trĩu nặng ân tình từ phòng điện thoại sang phòng vi âm. Chỉ trong năm, mười phút đầu, mục tiêu lạc quyên được anh em đề ra đã bị vượt qua một cách dễ dàng.
Điều gì làm cho những buổi radiothon như ngày hôm nay được sự hưởng ứng như vậy" Điều gì đã khiến cho những chú bác, cô dì chỉ sống với tiền hưu trí đã không ngần ngại hiến tặng bạc trăm" Điều gì đã thúc đẩy các em học sinh dốc tất cả cho cuộc lạc quyên số tiền kiếm được hàng tuần khi đi bỏ từng tờ quảng cáo vào các hộp thư hàng xóm" Điều gì làm cho một em bé mới học mẫu giáo ban sáng đã thúc giục ba của em đóng góp ngoài chợ Inala, đến tối lại bảo ba gọi vào đài"...
Ắt hẳn phải là lòng thương người! Ắt hẳn phải phát xuất từ tình nhân ái! Nhưng tôi nghĩ lý do còn tiềm tàng sâu xa hơn, bắt nguồn từ kinh nghiệm bản thân của chúng ta. Kinh nghiệm đã trải qua những cảnh tai ương tương tự. Và kinh nghiệm đã được người bản xứ mở rộng vòng tay chào đón chúng ta cách đây gần ba thập niên.


Thật vậy, nhìn những cảnh cả một khu rừng bị thần lửa thiêu rụi, chúng ta không khỏi nhớ đến những ngày An Lộc chìm trong cảnh khói đạn mịt mù. Trông thấy cảnh thiên hạ bỏ của chạy lấy người, đoạn phim của những ngày Mậu Thân khi cha mẹ, vợ chồng, con cái gánh gồng hốt hoảng tháo thân lại hiện về. Và chứng kiến cảnh các ngôi nhà chỉ còn trơ lại bức vách nám đen khiến chúng ta lại chạnh lòng nhớ lại thôn xóm xa xưa cũng đã cùng gánh chịu số phận tương tự.
Đã trải qua những nỗi khổ đó nên chúng ta hiểu. Đã trải qua những điêu linh đó nên chúng ta đau. Nhìn những dãy lều thẳng tắp làm chỗ tá túc cho hàng ngàn người một sớm một chiều, nay đã trở thành vô gia cư, những năm tháng ở Pulau, ở Sikhiu lại hiện rõ mồn một trong trí nhớ. Ai trong chúng ta không khỏi chạnh lòng khi nhìn những tấm hình trên báo chí, trên truyền hình của những em bé nạn nhân chỉ mới 8 tháng" Hay của cả gia đình cả hai vợ chồng và ba người con" Riêng đối với người viết bài này, thảm cảnh đau lòng nhứt là thi thể cháy đen của một nhóm gồm tám người lớn ngồi quây quần bên nhau thành một vòng tròn, ở giữa là một em bé không biết mấy tuổi, dường như thể họ muốn dùng thân thể của họ để che chở cho em bé đó.
Đau lòng như thế nên chúng ta động lòng trắc ẩn là phản ứng dĩ nhiên của những con người Việt Nam nhân bản. Nhưng trên đó và ngoài đó ra, chúng ta còn có món nợ ân tình phải trả. Như một người bạn đã từ lâu vẫn thường tâm sự: "Món nợ này lớn lắm ông à, chúng ta trả hoài không biết bao giờ mới hết".
Nợ ngay từ những ngày chúng ta còn ở bên trại tỵ nạn. Người dân Úc chưa biết chúng ta là ai, chưa hề gặp mặt, chưa hề nói chuyện một lần. Vậy mà họ sẵn sàng mở rộng cửa nhà để chúng ta được vào tá túc. Sau đó là từng chiếc áo, từng chữ Anh văn, từng công ăn việc làm. Họ dìu chúng ta đi từng bước một. Trên con đường tái lập cuộc sống. Để bây giờ ít nhứt chúng ta cũng đã được an cư. Thì với luân lý Á Đông, cái món nợ ơn nghĩa đó lúc nào cũng canh cánh bên lòng.
Đợi đến lúc có dịp. Đợi đến lúc cần thiết. Thì chỉ cần một tiếng gọi nhau. Chỉ cần giờ trước giờ sau. Là chúng ta không ngại ngần góp hết sức mình.
Những lúc đó, tôi cảm thấy hãnh diện vô cùng. Hãnh diện có những người đồng hương như vậy. Những người sống với tình. Sống bằng nghĩa. Không sống bằng những hận thù, bằng những khích bác. Không sống bằng tranh chấp, bằng kiện tụng, đưa nhau ra tòa để người ngoài nhìn vào với ánh mắt rẻ khinh và cười chê tập thể chúng ta.
Trong cái khốn khổ tận cùng của người dân Úc, tôi đã gặp lại được những tâm hồn cao đẹp của người dân Việt. Tôi cám ơn những tấm lòng đó đã giúp cho tôi tìm lại được niềm tin nơi sự tốt đẹp vĩnh cửu mà con người vẫn dành cho tha nhân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.