Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Cơn Vật Vã Của Đảng Lao Động

08/02/200900:00:00(Xem: 2641)

Thời sự nước Úc: Cơn vật vã của Đảng Lao Động - Hoàng Đ.Thư

Trong vài tuần qua, chỉ riêng vấn đề chọn người để điền khuyết vào chỗ trống trong nội các của chính phủ Rees cũng đã tạo khá nhiều sự chú ý từ giới truyền thông và đè bẹp những tin tức khác. Không phải vì ai nấy cũng náo nức muốn biết xem người dân biểu tài ba nào trong hàng ngũ bạch đinh của chính phủ sẽ được tưởng thưởng với chức bộ trưởng, nhưng vì sự căng thăng, phân hóa trong nội bộ cánh Hữu của đảng Lao động về việc bổ nhiệm ông John Robertson, cựu tổng thư ký liên đoan công nhân Unions NSW, vào nội các. Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi bản lược dịch bài báo tựa đề “Labors last gasp of power – Hơi Thở Cuối Cùng của Chánh Phủ Lao Động” của ký giả Andreww Clennell được đăng tải trên nhật báo Sydney Morning Herald ngày 31/1/09 vừa qua, để hiểu rõ thêm tình hình rối rắm trong nội bộ chính phủ Lao động NSW hiện nay, khi mà những người có trách nhiệm lèo lái, điều hành tiểu bang đông dân nhất nước Úc này thay vì chuyên chú vào việc cứu vãn nền kinh tế đang suy sụp tệ hại của tiểu bang, hoặc cải tổ hệ thống y tế đang ngắc ngoải hay cải thiện hệ thống chuyên chở công cộng,... thì lại chỉ biết chúi mũi vào xâu xé, tranh giành quyền lợi và ảnh hưởng giữa các phe cánh bè đảng mà thôi.

*

Những tít hàng đầu của tin tức trong tuần này vẫn hết sức thảm hại một cách tàn nhẫn. “Báo động đỏ: khủng hoảng tại các bệnh viện"; “Thủ hiến quá bận rộn để làm bệnh viện hồi sinh”; “Phải dùng tiền tiêu vặt để mua thực phẩm cho bệnh viện”....
Thêm vào đó là một sự tiết lộ bất ngờ rằng hệ thống y tế tiểu bang NSW sẽ bị thiếu hụt $900 triệu Úc Kim vào tháng 3/09. Hơn thế nữa, nền kinh tế của tiểu bang đang bị sụp đổ, chính phủ vẫn chưa thuê mướn được người điền khuyết chức tổng giám đốc bộ kinh tế (Treasury Secretary), hệ thống chuyên chở công cộng vẫn tiếp tục gặp khó khăn, mạng lưới đường xá vẫn tạo nhiều sự nhức đầu thì người ta ngỡ rằng thủ hiến Rees cùng nội các của ông phải rất bận rộn để cải thiện tình hình.
Thế nhưng, hai trong số những bộ trưởng cao cấp thâm niên nhất của ông là bộ trưởng y tế John Della Bosca và bộ trưởng tài chánh Joe Tripodi lại quá bận rộn trong suốt hai tuần qua với một việc thật xa vời, và dường như quan trọng hơn cả việc đảm bảo rằng những món nợ mà các bệnh viện đang thiếu những nhà thầu cung cấp thực phẩm, vật liệu nữa.
Họ quá bận rộn để kiểm điểm sĩ số, cố thu thập thêm người yểm trợ từ tập hợp các chính trị gia trong đảng (caucus) Lao động chuẩn bị cho gà nhà trong cuộc bầu chọn hai tân bộ trưởng.
Trong suốt hai tháng trời liên tiếp cả tập hợp caucus này đã bị tê liệt chỉ vì một việc rất đơn giản là sự quyết định xem ông cựu trùm công đoàn John Robertson và một dân biểu vô danh nào đó có nên được đưa vào nội các hay không.
Đã có vô số buổi họp mặt của nhiều phe nhóm khác nhau, có nhiều lời đồn đại về sự xé lẻ và hình thành của một phe trung Hữu vì sự chia rẽ đầy lịch sử của cánh Hữu NSW, thậm chí còn có nhiều tin đồn rằng ông Rees sẽ bị hất khỏi ghế thủ hiến chỉ vì vụ phiền toái ấy.
Cánh Hữu NSW một thời vĩ đại, một thời từng là guồng máy tàn bạo và kỷ luật nhất nước Úc, dường như đang bị tan vỡ thảm hại.
Lẽ ra thì việc tuyển chọn người vào ghế bộ trưởng không phải là chuyện khó khăn như thế. Tưởng cũng nên nhắc lại ông Matt Brown bị buộc phải từ chức vào tháng 9/08 vì mặc quần lót nhún nhẩy và ông Tony Stewart bị cách chức vào tháng 11/08 vì đã bị cho là lừa dối thủ hiến qua vụ việc ông bị tố giác đã mạnh tay và chửi mắng một nữ nhân viên.
Thế nhưng việc ông Rees cách chức hai vị bộ trưởng này đã mở ra một hũ mắm thật hôi thối. Ông đã không thể hoàn thành lời hứa với ông Robertson là sẽ dành cho ông này một chỗ trong nội các nếu ông ta chịu vào thượng viện. Một số dân biểu cảm thấy bất mãn và tức giận trước việc một kẻ trong cương vị tổng thư ký liên đoàn công nhân đã khiến cho một vị thủ hiến bị gục ngã và đã khiến cho chính phủ gặp nhiều khó khăn, mất uy tín với dân chúng lại có thể được tưởng thưởng như thế.
Khi ông Nathan đứng lên phát biểu lần đầu tiên trong quốc hội tiểu bang cách đây ngót hai năm thì ông có nhắc đến cái ngày tối tăm nhất của đảng Lao động, ngày 11/11/1975 khi thủ tướng Gough Whitlam bị bãi nhiệm, như một cái mốc quan trọng trong sự phát triển về chính trị của ông. Thế nhưng chính ngày 11/11/2008 mới là ngày ông phải đối diện với sự thật. Đấy là ngày mà ông đưa ra một ngân sách bổ túc (mini budget) vốn là một ngân sách bị giới truyền thông chỉ trích thậm tệ nhất.
Đấy cũng là ngày ông cách chức ông Tony Stewart sau khi bản tường trình từ một cuộc điều tra mà ông yêu cầu một vị trạng sư thi hành cho thấy ông bộ trưởng này đã nói dối. Chuyện này là phát súng khai mào cho cuộc đánh đấm trong tập hợp caucus của các dân biểu Lao động.
Ngày hôm sau ông Rees thề sẽ tiếp tục cách chức bất kỳ một bộ trưởng nào đã có hành vi sai quấy “cho dù chỉ còn sót lại có một người trong chúng tôi”.
Để xiển dương cái ngân sách bổ túc của mình, chuyện hay nhất mà ông Rees có thể nghĩ đến trong ngày 12/11 là mở một cuộc họp báo tại một bãi đất trống ở Wentworthville nơi mà một bãi đậu xe với 200 chỗ cho người dùng xe lửa sử dụng và nói rằng đấy là một dấu hiệu cho thấy chính phủ của ông chuyên chú vào việc cải thiện dịch vụ.
Ông nói: “Không còn kế hoạch suông, không còn sách lược hão, không còn những chuyện vô bổ, đây là sự chuyên chú cải thiện rất cụ thể của chính phủ”.
Nhiều người lém lỉnh trong chính phủ đã nói rằng ông Rees có thể nói thánh nói tướng về chỗ đậu xe cho người dùng xe lửa, thế nhưng bãi đậu xe có nghĩa gì khi ông lại cắt bỏ những tuyến xe lửa như tuyến đường North West Metro và trạm chuyển tiếp tây nam.
Một dân biểu Lao động đã nói như sau về sự nắm quyền của ông Rees: "Cho đến bây giờ ông ta đã nói dối bao nhiêu lần rồi"”. Và để dẫn chứng, nhắc lại những lời tuyên bố về vụ ông Rees đã phải đính chính về những lời công bố của ông trong tháng 9/08 khi ông nói  rằng cựu bộ trưởng y tế Reba Meagher đã gọi điện thoại thông báo cho ông biết bà giã từ chính trường. Bà Meagher sau đó tuyên bố rằng bà không hề làm chuyện ấy.
Người dân biểu này nhắc đến vụ xung đột giữa ông Rees và ký giả Ian Munro của nhật báo Syney Morning Herald khi ký giả Munro gặp ông Rees và người vợ sắp cưới của ông trong tháng 12/08 tại một phòng đăng bộ hôn nhân và ông Rees thoạt tiên phủ nhận mình là ai. Người dân biểu này nói:  “Khi ông ta ở Hoa Kỳ, ông ta còn nói dối ngay cả về việc ông ta có phải là thủ hiến hay không nữa”.
Một dân biểu khác nói: “Người ta ai cũng có sơ sót, nhưng gã này thì hoàn toàn không có một óc xét đoán gì cả”.
Thế nhưng, một trong số những người bào chữa mạnh mẽ nhất cho ông, một công chức cao cấp cho biết: “Ông ta chưa có đủ thời giờ. Tôi nể trọng việc ông ta muốn làm một sự thay đổi. Một số thư lại cảm thấy bất mãn vì ông ta không chịu nhảy qua tất cả các vòng xoay, đi qua đủ các thủ tục. Ông không có một sự hậu thuẫn mạnh mẽ, nhưng ông là một người rất kiên cường”.


Sau cuộc bỏ phiếu chọn lựa hai ông John Robertson và Steve Whan để đưa vào nội các thì  ông Rees phải phát biểu trước tập hợp khoáng đại dân biểu và ông nói đã đến lúc chấm dứt sự chia rẽ trong nội bộ đảng Lao động và đã đến lúc mà chính phủ tiểu bang phải “bắt tay vào việc”. Thế nhưng, bài diễn văn này của ông chỉ được tiếp nhận một cách hờ hững. Rất nhiều dân biểu không cảm thấy được thuyết phục gì lắm.
Đàng sau  sự chia rẽ là quyết tâm của ông Tripodi và đàn anh của ông là Eddie Obeid để nắm giữ quyền hành và giữ thế lực cho phe cánh Terrigal của họ, và đồng thời dập tắt tham vọng của ông Della Bosca, vốn mong muốn được nắm chức bộ trưởng kinh tế, nhưng cuối cùng bị giao cho chức vụ mà ông ta đã từng hai lần từ chối là chức bộ trưởng y tế. Một vài người cho rằng ông Della bosca hiện đang xây dựng đế nghiệp trong tập hợp khoáng đại của cánh Hữu, thúc đẩy cho một chiến dịch chống Obeid để thống nhất những phe cánh nhỏ hơn trong nội bộ cánh Hữu để đưa phó thủ hiến Carmel Tebbut lên chức thủ hiến và đưa mình vào chức bộ trưởng kinh tế. Thế nhưng, các ông Obeid và Tripodi đã thắng trận chiến này qua việc đưa được hai ông Robertson và Whan vào nội các hôm Thứ Năm vừa qua.
Sự chia rẽ trong đảng cũng phát nguồn từ kết quả các cuộc thăm dò dân ý cho thấy chính phủ bị mất tính nhiệm của cử tri, vốn cho thấy chính phủ chỉ nhận được 26% số phiếu vòng đầu mà thôi.
Ông Rees không thuộc về cánh Hữu. Ông không hề có đồng minh hoặc kỷ niệm nào với phe này cả. Trên nhiều phương diện, ông đã trở thành thủ hiến trong tháng 9/08 là một người cô độc. Vốn là một người thuộc cánh Tả, nhưng bây giờ không thuộc về cánh nào cả, ông Rees phải cố giữ cho các ông Tripodi, Obeid và Della Bosca cũng như trung ương đảng Lao động được hài lòng.
Cánh Hữu bị phân rẽ đến độ ông cũng phải lo âu về một nhóm chỉ có 4 dân biểu mà thôi, được mệnh danh là Macarthur Four dưới sự lèo lái của bộ trưởng Graham West và cố vấn của cựu bộ trưởng Michael Knight.
Ông Rees là người đã có sáng kiến mà bây giờ đang bị nhiều bạn đồng liêu nhạo báng là cố tình tiết lộ cho nhật báo Daily Telegraph biết là ông đã triệu tập bốn bộ trưởng – Della bosca, West, Tripodi và Tony Kelly – và dằn mặt các ông này. Ông tuyên bố rằng “Chuyện này cần phải được giải quyết. Tôi không thể nào cho phép nó tiếp diễn nữa. Chia rẽ thì chết và những kẻ nào không hiểu được điều này không nên ở lại chính trường làm gì. Tôi gọi tất cả những nhân vật trọng yếu và tôi nói rằng tôi muốn nó được giải quyết”.
Khi được ký giả Sydney Morning Herald liên lạc để kiểm chứng thì một bộ trưởng cười vang và cho biết chuyện ấy không có thật và nói thêm rằng sự tiết lộ như thế chỉ đào thêm hố sâu chia rẽ mà thôi.
Ông Rees có vẻ mất uy tín đối với cánh Hữu đến độ mà một người bên phe dân biểu Paul McLeay cho biết họ đã mất hai phiếu sau khi Sydney Morning Herald trong tuần qua cho chạy một bản tin rằng ông Rees hậu thuẫn cho ông Paul McLeay, một người thuộc nhóm của ông Della Bosca, được vào ghế bộ trưởng.
Ông Reees có vẻ yếu ớt đến nỗi nhiều nguồn tin từ các dân biểu Lao Động cho biết khi ông điện thoại cho dân biểu Whan vào thứ Tư tuần qua để hỏi xem ông này có rút lui ra khỏi cuộc đua như lời yêu cầu của trung ương đảng hay không thì ông dân biểu bạch đinh này bảo ông Rees hãy “f... off”.
Thế nhưng, những người hỗ trợ cho ông Ress lại xem toàn bộ sự việc theo một cách khác. Một bộ trưởng cho rằng việc bổ nhiệm hai ông robertson và ông Whan như một chiến thắng cho ông Rees.  Bộ trưởng này nói: “Sáu tháng trước đây thì Robbo (tên tắt thân mật của ông Robertson) đang bận rộn hủy diệt chính phủ, thế nhưng ông Rees đã thành công trong việc đưa ông ta vào nội các. Ông muốn Robbo và ông được toại nguyện”.
Những người ngồi sau hậu trường ở trung ương đảng Lao động trên đường Sussex luôn luôn có quyền hạn thật lớn trong việc quyết định ai sẽ là thủ hiến của NSW. Họ là người phân phát kết quả của những cuộc thăm dò dân ý, nghiên cứu nội bộ và họ có quyền quyết định việc tuyển chọn người ra ứng cử, vì thế, họ có thể khiến cho thành viên của tập hợp dân biểu phải e dè, sợ sệt và bỏ phiếu theo cách họ muốn.
Và trong tháng 2/2005 thì tổng thư ký phân bộ đảng Lao động NSW lúc bấy giờ là Mark Arbib, và phó tổng thư ký Karl Bitar, tìm đến tư gia của bộ trưởng y tế lúc đó là Morris Iemma và bảo ông ta 5 tháng trước khi ông Carr giã từ chính trường rằng thủ hiến sẽ từ nhiệm. Họ đã khiến ông Iemma vô cùng ngạc nhiên khi họ cho biết, họ muốn ông kế vị ông Carr.
Người ta nói ông Iemma đã hỏi “Còn Carl Scully thì sao"”. Thăm dò dân ý cho thấy “khó được thắng cử”.  “Thế còn Craig Knowles"”. Ông này cũng có nhiều khó khăn trong khi làm bộ trưởng y tế. “Vậy còn John Watkins"”. Tay này cánh Hữu, có nghĩa là hai ông Tripodi và Obeid, không chấp nhận ông ta.
Người ta nói ông Iemma đã thốt lên “Nhưng không ai biết tôi cả!”.  Và những người đầy quyền lực này bảo ông “Đấy chính là toàn bộ kế hoạch”. Họ muốn một người sạch sẽ chưa hề vấy bùn. Chuyện nghe cứ như là một phân đoạn trong tập phim truyền hình khôi hài châm biếm Yes Minister vậy.
Vào tháng Tư ba năm sau đó thì ông Rees đang ngồi ở nhà khi ông nhận được một cú điện thoại từ một viên chức cao cấp, được tin là ông Karl Bitar, tổng thư ký lúc bấy giờ. Và vẫn bổn cũ soạn lại. Ông Rees  lúc ấy chứng tỏ khả năng của mình qua chức vụ bộ trưởng thủy cục nhưng chỉ mới bước vào quốc hội hơn một năm mà thôi.
Ông được hỏi rằng ông có hứng thú làm thủ hiến hay không nếu ghế này trống chỗ. Ông cho biết ông yểm trợ ông Iemma, nhưng nếu ông Iemma từ nhiệm thì ông sẽ có hứng thú. Các viên chức trong trung ương đảng nghĩ rằng một lần nữa, giải pháp của họ là một người sạch sẽ, không hề bị tai tiếng gì cả. Thế nhưng, khác với ông Iemma, ông Rees là một cuộc đánh bạc đen đỏ vì ông chưa hề có kinh nghiệm trong một bộ nào quan trọng cả.
Một cựu viên chức cao cấp trong trung ương đảng Lao động NSW trong suốt tháng qua đã cố biện minh cho việc chọn lựa ông Rees vào ghế thủ hiến bằng câu “Lúc ấy không còn ai khác nữa”.
Bây giờ thì cựu bộ trưởng kế hoạch Frank Sartor, thuộc cánh Hữu,  được nhắc nhở đến như một người có thể thách đấu giành quyền thủ hiến. Đương kim bộ trưởng kế hoạch Kristina Keneally, một đồ đệ (disciple) của ông Joe Tripodi cũng được xem là một ứng viên. Và cao vọng làm lãnh tụ của ông Robertson cũng được nhiều người biết rất rõ.
Với những phân hóa từ các phe phái bè nhóm trong một chính phủ đang bấn loạn trước những công việc khó khăn hiện nay thì chuyện ông Rees vẫn giữ chức thủ hiến trước cuộc tổng tuyển cử tiểu bang năm 2011 là chuyện khó có thể xảy ra. Và viễn ảnh đảng Lao động sẽ tái đắc cử vào năm 2011 lại càng là điều ai cũng tin là sẽ không hề xảy ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.