Hôm nay,  

Tôi Đi Bán Hoa Poppy

18/01/200900:00:00(Xem: 5302)

Tôi Đi Bán Hoa Poppy - Tố Liên

Mỗi năm xuân sắp tàn
Lại thấy Poppy nở
Khắp cả vùng trời Nam
Màu đỏ tươi rực rở...

Đúng 11 giờ sáng ngày 11 tháng 11 hôm nay, vừa nghe một phút mặc niệm bắt đầu theo lời xướng ngôn viên truyền hình, chồng tôi và tôi với hoa Poppy đã cài trên ngực áo, cả hai đứng dậy nghiêm trang im lặng để tưởng nhớ các chiến sĩ trận vong. Đến khi chấm dứt, một hồi còi giục giã thúc quân vang dội, nhìn vào màn ảnh Ti Vi, lòng tôi bồn chồn âu lo trước đoàn quân can đảm đang xung trận, từng đoàn vượt núi, trèo non, lội suối, leo trực thăng, ba lô quân dụng, súng ống oằn vai, nặng trĩu. Rồi điệu kèn chiêu hồn tử sĩ não nuột, bi ai trổi lên làm tôi càng thêm xúc động. Tôi nghiêng mình kính cẩn mà nước mắt khôn cầm, lòng rung động, xót đau thương tiếc thân phận các chiến sĩ bất hạnh bỏ mình ngoài trận mạc xa xăm. Cảnh tượng đau lòng thôi thúc tôi ngồi vào bàn viết về hoa Poppy và cảm nghĩ ngày tôi đi bán hoa này.
Như mọi người đều biết, hôm nay là ngày đặc biệt, ngày đình chiến thế chiến I (Armistic day), ngày “Tưởng Nhớ” (Remembrance day) và là ngày “Poppy Day”. Để biết về hoa Poppy, tôi xin sơ lược qua lịch sử, biểu tượng, ý nghĩa của hoa và mục đích của việc bán hoa này.
Vì sao mà hoa Poppy được trân quý và được dùng làm biểu tượng “Tưởng nhớ” từ khi chấm dứt thế chiến I (1914 - 1918) cho tới bây giờ" Đối với Úc, họ rất quan tâm đặc biệt ngày lễ này, vì qua 4 năm khói lửa trên chiến trường khốc liệt tại mặt trận Tây Âu và Trung Đông (Gallipoli), 60,000 người con thân yêu của nước Úc đã phải hy sinh.
Sau những trận giao tranh khủng khiếp, chiến trường Bắc Pháp và Bỉ đã bị tàn phá, huỷ diệt tiêu điều. Nhưng cũng chính tại những cánh đồng tiêu sơ đó, khi mùa xuân đến, Poppy là loài hoa đầu tiên đâm chồi, nẩy lộc, mọc lên tươi thắm, đỏ rực, sáng chói dưới ánh mặt trời… Mạch sống của hoa đỏ thắm tươi này xem như được nuôi dưỡng bằng máu của các chiến binh dũng cảm hy sinh tại sa trường.
Đến khi vị Trung tá Bác sĩ Mc Crae, người Canada vừa mới tới phục vụ tại Ypres chỉ 17 ngày ngắn ngủi thì một bạn đồng nghiệp, đồng đội đã tử thương bởi trái pháo vào ngày 2/5/1915. Chính Mc Crae đã hoàn thành tang lễ và chôn cất bạn mình chỉ một ngày sau đó tại nghĩa trang nhỏ hẹp bên ngoài tiền trạm quân y của ông mà không có được một lời cầu nguyện của giáo sĩ, một tiếng chuông nguyện của nhà thờ, hay một tiếng than khóc, tiễn đưa của thân nhân người quá cố.
Hôm kế tiếp, nhân ngồi sau ambulance gần tiền trạm, ông nhìn những cánh hoa Poppy phất phơ theo gió, giữa những hàng thánh giá đứng im lìm, trong bầu không khí tĩnh mịch, hoang sơ. Nhìn nấm mồ lạnh lẽo đơn sơ của bạn mà đau đớn tiếc thương, cảm xúc sâu xa, ông đã trút nổi thống khổ của mình bằng một bài thơ bất hủ “In Flanders Fields”:

In flanders Fields the Poppy blow
Between the crosses row on row
That marks our place; and in the sky
The larks, still bravely singing, fly
Scarce heart amid the guns below.
We are the Dead. Short days ago
We lived, felt dawn, saw sunset glow,
Loved and were loved, and now we lie
In Flanders fields.

Take up our quarrel with the foe:
To you from failing hands we throw
The torch; be yours to hold it high.
If ye break faith with us who die
We shall not sleep, though Poppies grow
In Flanders Fields.

Bài thơ này đã gây xúc động mạnh mẽ khiến Bà Michael (trong YMCA Mỹ) và Bà Guerin (trong YMCA Pháp) đã vận động để được đồng minh thỏa thuận mang hoa Poppy lên áo vào ngày 11 tháng 11 hàng năm, xem như một biểu tượng để “Tưởng Nhớ” những người lính đã hy sinh và “nhắc nhở” mọi người về sự khủng khiếp của Chiến Tranh 1914 - 1918. Sau đó, hoa Poppy đã trở thành biểu tượng "Tưởng Nhớ" cho tất cả những ai đã hy sinh trong chiến tranh.
Để nêu cao ý nghĩa của hoa Poppy, hằng năm cứ đến ngày 11 tháng 11 khắp nơi trên đất Úc, thân nhân thăm viếng, dùng hoa Poppy gắn cạnh tên các chiến sĩ hy sinh trên các bảng đen tại bảo tàng viện chiến tranh, tại các mộ bia ở các nghĩa trang… Cả ngày “ANZAC DAY” chính quyền cũng trang trọng đặt vòng hoa Poppy để tưởng niệm chiến sĩ trận vong. Ngày nay hoa Poppy được tượng trưng rộng rãi hơn, đó là sự “hy sinh và máu đổ” không hẳn chỉ là biểu tượng của “yên nghỉ” và “tưởng nhớ” như từ thế kỷ 19 ở Anh. Và năm 1921, hoa Poppy đã được đồng minh đồng ý bán để quyên tiền giúp cô nhi, quả phụ, các cựu chiến binh bị thương tích hoặc gặp cảnh khó khăn và cho gia đình khốn khổ của họ.
Vì ý nghĩa cao đẹp và mục đich nhân đạo này mà chồng tôi tham gia việc bán hoa Poppy hằng năm theo lời mời gọi của hội cựu chiến binh (RSL) và đặc biệt năm nay, tôi tình nguyện bán phụ giúp, vì lý do sức khỏe yếu kém của ông.
Cũng như mọi năm, vào ngày đầu của tuần lễ trước 11 tháng 11 chồng tôi thức dậy sớm, ăn mặc chỉnh tề, áo vest, cà vạt, đeo phù hiệu trước ngực với hàng chữ RETURED & SERVICES LEAGUE AUSTRALIA. Tay xách 2 giỏ hoa Poppy, cổ mang một khay đựng hoa lẻ, bên trong khay đặt một hộp nhỏ đựng tiền. Tôi xách phụ ghế xếp và một khay hoa đến địa điểm đã được chỉ định tại một trong những cửa ra vào của shop. Khi tới nơi, vừa mở ghế xếp ra, đặt khay hoa xuống chưa ngay ngắn thì 2 đứa nhỏ Úc khoảng 5 tuổi, 3 tuổi chạy vội tới, không nói không rằng, đứa lớn bỏ vào hộp 50 xu tự động lấy một hoa Poppy, đứa nhỏ bỏ vào 20 xu cũng tự động rút một hoa. Cả hai cùng chạy lúp xúp theo mẹ nó, đang hối hả đi trước đàng kia. Tôi vô cùng ngạc nhiên với việc làm bất chợt của hai đứa bé này. Chưa nghĩ được sâu xa cử chỉ tốt đẹp lẹ làng của chúng, nhưng lòng tôi rộn lên một nổi mừng, một nổi lo. Mừng vì đã có người mở hàng mau mắn, lo vì nếu mọi khách hàng đều quyên tiền như 2 em thì có lẽ giỏ hoa này sẽ bị lỗ vốn. Nghĩ thế, nhưng tôi liền tự trấn an: Vì lòng tốt của 2 em bé đó, tôi sẽ bù lỗ, rồi tiếp tục bán hàng….
Đúng như tôi nghĩ, nhờ em bé mở hàng mau mắn nên khách tới rất đông, hết người này, tới người khác, mọi người đều hỏi: “Bao nhiêu mỗi hoa Poppy"” Tôi đều trả lời: “Đây chỉ là sự lạc quyên (just donation), tùy lòng hảo tâm của ông, của bà,…. Ông bà tới đây là đã có trái tim tốt rồi"… Thế là mọi khách hàng đều cho vào hộp $1 hoặc $2 coins, tôi trịnh trọng trao cho họ một hoa Poppy, không quên cám ơn, kèm theo nụ cười tươi tắn.
Rồi Cô Nga, người bạn thân thiết của tôi bước tới tươi cười, tôi trao cô một hoa, cô cho vào hộp tờ giấy $5 đầu tiên. Kể từ đó nhiều khách hàng cũng tặng tiền donation theo cô, từ $5 lên $10 rồi $20. Tôi thầm mang ơn cô Nga. Đây là shop của Úc ở ACT, rất hiếm người Việt Nam qua lại lối này, chỉ vài phần trăm người Việt quyên góp, nhưng cũng đủ làm tôi khích lệ và vui mừng.
Một bà Úc ẳm đứa nhỏ bước tới, nó đưa tay đòi hoa, tôi cho vô tay nó và hỏi: “ba cháu có ở trong quân đội không"" Má nó vừa trả lời thay: “Ba nó đang ở trong hải quân”, vừa cho vào hộp $10, rồi chào giả biệt, và quầy quả ra đi. Tôi chỉ kịp cám ơn ngắn gọn.


 Sau đó một bà Úc cẩn thận, cười chào và hỏi nhỏ tôi một câu trước khi tặng tiền.
- Bà có mang phù hiệu không"
Tôi liền trả lời: “Chỉ có một phù hiệu, chồng tôi đang mang trên áo. Hôm nay chồng tôi bệnh, tôi phụ giúp ông ta”. Bà Úc quay sang nhìn phù hiệu với vẻ hài lòng rồi cho vào hộp $2, tôi lễ phép trao hoa cho Bà, vừa cám ơn ngoài miệng, vừa mang ơn trong lòng, vì Bà đã cho tôi sự thận trọng, mỗi khi làm việc thiện mà có dính líu tới tiền bạc.
Một bé trai khác trạc độ 7 tuổi, đứng với đứa em gái và bà mẹ trước khay hoa, em tự động để nhẹ xuống khay $1 miệng yêu cầu tôi một mạch: “Bà bán cho tôi một hoa, em tôi một hoa, mẹ tôi một hoa, ba tôi một hoa, chú tôi một hoa". Em nói tới người thân nào tôi lẹ làng đưa hoa cho em tới đó, trong khi mẹ em cứ lần lượt cho thêm tiền vào hộp. Tôi không biết là bao nhiêu, nhưng lòng tôi nghĩ ngợi nhiều về em. Đứa bé này có biết ý nghĩa, mục đích của việc em mua hoa không" Ba mẹ em có giải thích cho em hiểu không" Hay chỉ thấy hoa đẹp với màu tươi thắm rồi mua cho thỏa thích. Tôi không nghĩ hoa Poppy này là trò chơi của em. Có lẽ em đã hiểu phần nào qua lời giải thích của ba mẹ.
Vô cùng cảm động trước một cụ già người Úc khó khăn chống gậy bước vào tươi cười, vừa chào tôi vừa cho tiền vô hộp, tôi lễ phép chào lại, cám ơn và trịnh trọng trao ông một hoa Poppy. Trước khi chống gậy ra đi, ông khen một câu làm tôi mát lòng: “You are very good for doing this job”.
Bất chợt một ông Úc trung niên dừng lại, nhìn tôi với đôi mắt sáng như sao, kèm theo nụ cười cởi mở tươi như hoa Poppy, nhanh nhẹn cho tay vào túi áo trên lấy ra $20 để nhẹ vào hộp rồi tự giới thiệu: “Tôi là hải quân đây”, xong đi xẹt trở lui, nhanh như chớp. Tôi chỉ đủ thời gian cười đáp lại với lòng kính phục.
Thường tuổi đời 17 bẻ gảy sừng trâu, mộng mơ, mới lớn, hiếm em nào chú ý đến việc từ thiện, thế mà có em trai trẻ Úc đã gieo vào lòng tôi niềm cảm mến sâu xa. Trong lúc đẩy một hàng dài trolley cho Woolworth nặng nề, mệt nhọc giữa trưa nắng, vừa đẩy, em vừa nhìn tôi trong im lặng. Tôi cũng vừa nhìn em, vừa thương xót: có lẽ em này đẩy xe kiếm thêm tiền để đi học, khổ cực không khác gì hoàn cảnh của mình thuở mới đến đây! Đang miên man nghĩ ngợi thì em đã cất xe xong, trở ra mồ hôi còn rịn trên trán, vừa cởi áo khoác lao động, vừa mỉm cười như để chào tôi, vừa cho vào hộp $20, vừa khoát tay, vừa vội vã ra đi, không lấy một bông hoa nào! Em là ai" Cha mẹ em, anh chị em có trong quân ngũ không" Có thân nhân nào đền nợ nước không" Em đẩy xe cho shop, kiếm thêm tiền đi học thì có lẽ gia cảnh em không khá giả gì!... Em không mặc áo cà sa mà sao lòng đầy Phật tính" Lòng nhân đạo của em đáng được các bạn đồng trang lứa giở nón chào thua.
Một ông Úc đứng tuổi, khó khăn bương tới bằng hai chân khập khểnh dường như một thấp, một cao, quờ quạng hai tay một ngắn, một dài, không một nụ cười, không một lời chào hỏi, nhìn tôi với ánh mắt u buồn, nghĩ ngợi thâm sâu, như oán trách điều gì đó. Tôi lễ phép chào và thận trọng đặt hoa Poppy vào lòng bàn tay ông. Ông cho tiền vào hộp rồi nói với tôi câu ngắn gọn mà trên gương mặt đượm vẽ ảo não, âu sầu: "Chiến tranh khủng khiếp quá bà ơi! Chiến tranh đã tàn phá thân thể tôi đây, tại sao người ta gây ra chiến tranh hả bà"" Rồi ông quay mặt, chập choạng bước đi, không ai chào giã biệt ai. Câu nói trách hờn của ông làm lòng tôi chùng xuống. Tại sao ông đã bị tàn phế mà ông còn đến đây giúp đỡ" Ông giúp cho ông, cho vợ con ông hay ông giúp cho những kẻ khốn cùng hơn ông" Tài sản qúi giá nhất của con người trên cỏi đời này là sinh mạng. Sá gì đất đai, của cải, vô tri, vô giác mà phải đi gây chiến, tranh giành, đoạt lợi, gieo tang tóc cho bao nhiêu người vô tội, cuộc chiến nào rồi khi tàn đao binh, thì cũng chỉ có mươi người vui, nhưng có triệu người buồn!...
Đang nghĩ suy về những cái không đâu của kiếp người thì ông Úc khoảng hơn 60 tuổi xăng xái tiến thẳng tới tôi. Gương mặt rạng rở, mắt nhìn tôi với ánh hào quang tay cho vào hộp $20. Miệng tươi cười, vồn vả hỏi tôi rất thân tình, xem như ông với tôi quen biết tự bao giờ, ông tự động giới thiệu một mạch về mình: “Vietnamese hả" Tôi tham gia trận Long Tân nè. Tôi ở Việt Nam từ 1965 đến 1969, vòng vòng tại căn cứ Núi Đất, Bà Rịa, Biên Hòa, tôi thương dân Việt Nam lắm, hiền lành, chịu khó, siêng năng. Tôi bị thương nhẹ may mắn được trở về đây”.
Tôi vui vẻ nói: “Cám ơn ông, và tất cả những chiến binh Úc đã giúp đở Việt Nam chúng tôi. Nhờ ông chúng tôi cũng rất may mắn được đứng đủ đôi trên đất nước của ông, mặc dù chồng tôi cũng bị thương tật nhiều chỗ. Tôi phải cố làm việc thiện để đền đáp lại công ơn của người Úc. Đây là chồng tôi, ông ta sinh trưởng tại Biên Hòa, và sống ở đó từ nhỏ cho tới ngày sang Úc. Nghe hai tiếng Biên Hòa, ông vui hẳn lên, liền rời tôi, mau mắn bước qua chào hỏi chồng tôi, tiếp tục trò chuyện, trong khi tôi bận lo bán thì ông ta ra đi lúc nào, tôi quên trao đổi tên họ, điện thoại. Rất tiếc!
Chỉ vỏn vẹn bốn tiếng đồng hồ bán hoa Poppy mà tôi rất hân hạnh được tiếp xúc và tâm tình ngắn gọn với những người Úc đã hy sinh phần thân thể vì chiến cuộc, nhưng may mắn được trở về cùng gia đình, tổ quốc sống cuộc đời âm thầm đau khổ! Còn biết bao nhiêu chiến sĩ khác can đảm xông pha giúp nước, nhưng đã hy sinh vì tổ quốc hoặc vì những dân tộc khác như dân tộc Việt Nam. Họ đã tan xác trên không trung, dìm thân dưới đáy biển, chết khô trong ngục tù, phơi thây ngoài trận địa, thịt nát xương tan ở chốn rừng sâu núi thẳm, hồn phiêu phách lạc, vất vưởng đó đây, không mồ, không mả, không bia đá, không bảng vàng, không lưu danh sử sách... thì cha mẹ, vợ con, anh chị em của họ đau khổ biết dường nào! Thi Sĩ Đằng Phương vô cùng xót xa đã an ủi linh hồn của họ, tuyên dương công trận và tri ân sự hy sinh cao cả của họ bằng bài thơ hùng tráng , thống thiết bất diệt “Anh Hùng Vô Danh”:
“Họ là những anh hùng không tên tuổi,
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh”…
Phần tôi, để tri ân chính phủ Úc, người Úc đã cưu mang biết bao nhiêu gia đình Việt Nam, thông cảm nổi đau của vợ con thân nhân người lính, tôi nguyện noi gương sáng của thi sĩ Đằng Phương, nối gót việc làm cao đẹp của chị Huê ở Hội Carers, Anh Hậu ở bưu điện Canberra, tôi sẽ tiếp tục gia nhập hội từ thiện Úc, làm việc thiện như đã làm, tôi sẽ tình nguyện bán hoa, mua hoa Poppy mỗi năm vào dịp cuối xuân, mãi mãi trân quý hoa Poppy như hoa của tình thương và cốt nhục, của những hy sinh cống hiến, để sự sống và hòa bình, tình yêu và hạnh phúc mãi mãi sinh sôi nảy nở trên những đổ nát tan tác và bất hạnh của chiến tranh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.