Hôm nay,  

2008 Nhìn Lại Cùng Dân Biểu Trần Thái Văn

06/01/200900:00:00(Xem: 3728)

2008 NHÌN LẠI CÙNG DÂN BIỂU TRẦN THÁI VĂN

Dân Biểu Văn trong một chuyến bay thị sát biên giới Mexico & Hoa Kỳ

 

 

 

 

 

 

 

Dân Biểu Văn trong buổi hội thảo về tự do tôn giáo với Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam


Như vậy là năm 2008 đã qua  đi . Nước Mỹ và cả thế giới đã đón mừng năm mới 2009, với  tiệc champagne, pháo hoa, countdown… cũng như mọi năm. Năm 2008 trôi qua với đầy ắp những sự kiện chính trị, kinh tế. Vui có, buồn có. Nhưng có lẽ là… buồn nhiều hơn vui! Những diễn biến thất lợi về  kinh tế của năm 2008 đã để lại các bài tóan nan giải cho năm 2009.  “Ong Táo Mỹ” năm nay sẽ phải vất vả tổng kết các sự kiện dưới trần thế, để kịp báo cáo với Ngọc Hòang.Chính quyền mới của ông Obama dù chưa nhậm chức cũng đã cảm thấy trách nhiệm vực dậy nền kinh tế nặng trĩu trên vai.
 Nhân dịp này,thật là thúvi khi  tôi đã có dịp chuyện trò với Dân Biểu Trần Thái Văn, cùng anh nhìn lại một năm 2008 đầy biến động…
Tưởng cũng không cần giới thiệu nhiều về Dân Biểu Trần Thái Văn. Vì anh đã là một gương mặt quen thuộc đối với cử tri gốc Việt ở Mỹ, đặc biệt là khu vực Quận Cam Cali. Trong năm bầu cử 2008, anh đã đắc cử lần thứ ba vào chức vụ Dân Biểu Tiểu Bang của hạt 68. Trong một năm thất bát của các ứng cư viên Đảng Cộng Hòa, việc anh Văn được cử tri tiếp tục tín nhiệm là một thành tích đáng khen ngợi.
Nhìn lại năm 2008, Dân Biểu Văn cho rằng mùa bầu cử năm nay sẽ là một sự kiện được ghi nhận  vào lịch sử Hoa Kỳ. Lần đầu tiên nước Mỹ có một tổng thống da màu. Lần đầu tiên Đảng Dân Chủ có một ứng cử viên tổng thống là một phụ nữ. Đối với cộng đồng người Việt Cali, năm 2008 cũng là một cột mốc đáng nhớ. Lần đầu tiên chúng ta chiếm được 03 ghế nghị viên (tổng số là 05) của thành phố Westminster, thành phố đông dân cư người Việt nhất tại hải ngoại. Thành phố cận kề là Garden Grove, người Việt cũng có được 02 ghế. Điều này nói lên sự trưởng thành về chính trị cuả cộng đồng người Việt ở đây. Nhiều bang khác rất muốn mà không thể có được.
Cũng theo Dân Biểu Văn, sự kiện kinh tế nước Mỹ kéo theo tòan cầu bị suy thóai nặng đã chóang hết chỗ dành cho các bản tin trên báo chí về các sự kiện quan trọng trong năm 2008. Cũng vì sự suy thoái kinh tế này, mà Đảng Dân Chủ đã lấn áp Đảng Cộng Hòa trong muà bầu cử. Hạ viện liên bang Đảng Cộng Hòa mất 30 ghế, thượng viện mất 8 ghế. Đảng Dân Chủ chiếm thế thượng phong trong cả hành pháp lẫn lập pháp. Đây cũng là điều hay. Đảng Dân Chủ sẽ có  quyền đưa ra và áp dụng một cách nhanh chóng tất cả những chính sách mà họ nghĩ là có thể khôi phục được nền kinh tế Hoa Kỳ. Tuy nhiên, anh Văn không nghĩ rằng ông Bush (cùng Đảng Cộng Hòa) là người chịu hòan tòan trách nhiệm về sự suy thoái kinh tế của nước Mỹ. Nền kinh tế khổng lồ này tự vận hành theo qui luật của thị trường, sự can thiệp của chính phủ chỉ là một trong nhiều yếu tố tác động đến nó. Ong Bush cũng đã từng có cảnh báo và tìm cách ngăn chặn sự mạo hiểm của các công ty trong thị trường tín dụng nhưng thất bại. Thêm nữa, Ong Bush làm tổng thống trong một thời kỳ bất lợi. Sự kiện khủng bố 9/11 đã đưa nước Mỹ vào cuộc chiến Afghanistan, trở thành thủ lĩnh trong cuộc chiến chống khủng bố tòan cầu. Trong một bối cảnh phức tạp như vậy, thì “thời thế tạo anh hùng”, ai làm lãnh đạo cũng sẽ phải gánh những hậu quả khó lường trước được. Chưa chắc ai có thể làm tốt hơn ông Bush.


Chuyện quá khứ là vậy. Còn tương lai của năm 2009 thì sao" Thế độc quyền của Đảng Dân Chủ buộc Cộng Hòa phải tái cấu trúc nội bộ của mình. Cái thiếu của Đảng Cộng Hòa hiện nay là chưa tìm ra được một nhân vật thật xuất sắc để lấy lại niềm tin của giới cử tri. Theo truyền thống bầu cử ở Mỹ, đảng đương quyền sẽ yếu đi trong quốc hội. Trong hai năm tới, Đảng Cộng Hòa phải cố lấy lại vị trí của mình trong kỳ bầu cử quốc hội.
Theo Dân Biểu Văn, cũng đừng lo lắng ông Obama theo đuổi một chính sách “xã hội chủ nghĩa” quá! Khuynh hướng của tổng thống Mỹ bây giờ phải trung dung hơn. Bằng chứng là ông đã tỏ ra mềm dẻo hơn khi nói đến chính sách “đánh thuế mạnh vào người giàu” như đã từng tuyên bố. Ong Obama cũng đã bắt đầu lên những kế họach để khôi phục nền kinh tế, tạo công ăn việc làm mới. Lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch sẽ là những ngành hứa hẹn trong những năm tới.
Về kinh tế Mỹ, anh Văn cho rằng mọi chuyện có thể còn tệ hơn trong đầu năm 2009, trước khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Nhanh lắm thì cũng phải đến giữa hoặc cuối năm tới. Bang Cali bị ảnh hưởng nặng, ngân sách năm sau có thể thâm thủng tới 18 tỉ Đô! Mọi biện pháp đang được cân nhắc để bù vào con số thâm thủng này: cắt ngân sách, tăng thuế, xin viện trợ từ liên bang…Rất có thể đợt khủng hoảng này là hồi chuông cáo chung cho xã hội tiêu thụ kiểu Mỹ: người dân được kích thích mua sắm, tiêu xài trên mức mình kiếm được để làm động lực phát triển xã hội! Người Mỹ sẽ phải nhớ lại bài học tiết kiệm mà họ đã quên từ lâu.
Trong bối cảnh chung khá bi quan như vậy, anh Văn lại có cái nhìn lạc quan hơn đối với cộng đồng người Việt ở Mỹ, đặc biệt ở Quận Cam Nam Cali. Anh nhận thấy ảnh hưởng của suy thóai kinh tế đối với cộng đồng mình không mạnh như cộng đồng bản xứ. Một phần vì người Việt thường kinh doanh những ngành rất thực tế, như chợ, nhà hàng, dịch vụ y tế… Một phần là vì qui mô kinh doanh của mình cũng nhỏ. Qua 29 năm sinh sống ở đây, trải qua bao cuộc suy thóai kinh tế ở My, anh thấy người Việt mình vẫn có cách vượt qua các khó khăn. Do người Việt ra đi từ một quốc gia nghèo, nên chịu gian khó giỏi. Sống cần kiệm là một đức tính của dân mình có, mà lại rất cần trong thời buổi khó khăn.
 Trở lại với thành phố Westminster, 3 nghị viên gốc Việt (tức là đa số) sẽ là cơ hội tốt để người Việt thực hiện những chương trình vừa có lợi cho cộng đồng, vừa có lợi cho thành phố.  Anh Văn nghĩ đến những lễhội, sinh họat văn hóa của người Việt ở khu Bolsa thuộc Westminster. Làm sao để biến Little Sài Gòn thành một thủ đô văn hóa thực sự của người Việt hải ngọai, biến nơi này thành một trung tâm thu hút khách du lịch của nước Mỹ, tương tự như China Town của San Francisco vậy. Hiện nay, Little Sài Gòn chưa mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt mình lắm.
Khi được hỏi về công việc của mình trong năm 2009, năm bắt đầu nhiệm kỳ cuối của mình, Dân Biểu Văn cho biết anh muốn tiếp tục vận động cho một số dự luật có lợi cho cộng đồng người Việt. Thí dụ như luật giúp đỡ người cao niên mua nhà dành cho người già dễ dàng hơn; luật miễn thuế dành cho một số mặt hàng nhu yếu phẩm…Anh Văn rất hãnh diện được làm dân biểu của bang Cali, vì đây là một bang quan trọng, có khuynh hướng tiên phong của nước Mỹ. Những dự luật của Cali thường sẽ trở thành khuynh hướng chung của các tiểu bang khác sau đó.      
Tiễn biệt 2008. Chào đón 2009. Dân Biểu Văn muốn một lần nữa gởi lời cảm ơn đến tòan bộ cử tri người Việt gốc Mỹ ở Cali. Cho dù năm mới sẽ bắt đầu bằng khó khăn, nhưng cộng người Việt mình vẫn có quyền hy vọng vào sự thay đổi cho một năm mới…
Đòan Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.