Hôm nay,  

Giáo Xứ An Bằng Tiếp Tục Bị Đàn Áp, Tiếp Tục Đấu Tranh

30/12/200800:00:00(Xem: 4938)

Đấu Tranh Cho Tự Do Tôn Giáo Tại Huế, Bản Tin 26-12-2008: Giáo xứ An Bằng tiếp tục bị đàn áp, tiếp tục đấu tranh

 LM Nguyễn Hữu Giải
I- Ký sự của Linh mục Quản xứ Nguyễn Hữu Giải
 • 11-11-2008: Công an, cán bộ huyện xã tiếp tục canh gác Đài lễ Thánh giá và khu vực nhà thờ. Loa phát thanh vẫn trung thành ngày 2 buổi tuyên truyền “chính sách (diệt) tôn giáo” của nhà nước và kết án giáo dân giáp An Bắc.
 Một số linh mục thuộc giáo hạt Hải Vân viếng Đài lễ Thánh giá trong tinh thần hiệp thông: Giuse Hoàng Cẩn, Phaolô Phạm Tá, Giuse Cái Hồng Phượng, Vincentê Lê Phú Ngọc Trản, Gioan Bosco Dương Quang Niệm, Bênêđictô Phạm Tuấn, Gioakim Nguyễn Chí Hữu, Phêrô Huỳnh Trọng, Phaolô Nguyễn Văn Hiệu, Đôminicô Trương Văn Quy.
 Từ trái sang phải: Lm Nguyễn Chí Hữu, Lm Huỳnh Trọng, Lm Nguyễn Văn Hiệu,
Lm Trương Văn Quy, Lm Hoàng Cẩn, Lm Nguyễn Hữu Giải
 • 14-11-2008: Cán bộ xã huyện họp các họ tộc làng An Bằng ở đình làng để bàn về việc thực thi quy ước “làng văn hóa An Bằng” trong thời gian qua. Mục đích chính là chỉ trích giáp An Bắc “gây mất đoàn kết” khiến ảnh hưởng xấu tới “văn hóa” An Bằng.
 • 15-11-2008: Anh chị em thanh niên sum họp cầu nguyện trước Đài Thánh giá bị công an chụp hình, ghi số xe, áp lực tinh thần.
 • 16-11-2008: Vào lúc 19g, bộ đội công an tập trung từng nhóm trên con đường trước nhà thờ. Một vài người chiếu đèn sáng lên nhà xứ và hàng cây. Một thanh niên hỏi tại sao chiếu đèn vào nhà xứ, một công an trả lời: tìm bắt chim trên cây (!"!)
 • 17-11-2008: Năm em lớp 6 (# 12 tuổi) viếng Thánh giá trong đó có em Văn Công Hòa, Lê Tiến Quốc. Lính canh gác đài lễ hỏi:
 - Cha Giải cho mỗi em 15.000đ để lên giữ đài hả"
 - Chúng em đi cầu nguyện!
 - Lên lật bàn thờ xuống mà chơi!
 - Ai lật bàn thờ là uống thuốc liều, là ăn gan trời!
 - Lên đây không sợ công an bắt à"
 - Đài tượng ni của ai mà hỏi"
 (Lính canh câm họng)
 • 24-11-2008: Công an tỉnh về gặp tôi (linh mục Giải) bàn giải pháp ổn thỏa cho cả 2 phía. Nhà nước đề nghị cấp đất, giáp làm thủ tục xin đất.
 • 25-11-2008: Giáp An Bắc nộp đơn ở xã, đề ngày 24-11-2008, ông giáp trưởng đứng đơn. Sau đó thu gom các cọc đã cắm quanh Đài lễ. (Xem hình)
- 8g: họp làng tại đình làng An Bằng, giáp trưởng An Bắc Nguyễn Đức Mân được mời và bị chất vấn về việc xây dựng Đài lễ. Vì nhiều lý do và vì việc “gây mất trật tự của giáp An Bắc”, làng An Bằng bị nhà nước đình chỉ “bằng làng văn hóa” một thời gian !"!
 - Sáng nay, Đức Cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, Giám mục Phụ tá TGP Huế và cha Gioakim Lê Thanh Hoàng, Phụ trách Tông đồ Giáo dân TGP Huế, về thăm giáo xứ và viếng Thánh giá Đài lễ An Bắc.
 • 26-11-2008: Ông Nguyễn Đức Mân, giáp trưởng giáp An Bắc, bị mời làm việc tại xã. Xã không chấp nhận đơn xin cấp đất, lý do: “Xin cấp đất mà còn nói rằng trước kia chúng tôi có một mảnh đất từ năm 1961 -tức là khẳng định quyền tư hữu đất đai- thì nhà nước ai mà cấp cho!”. Ngược lại xã trao cho ông Mân mẫu đơn “Đơn xin giao đất” (theo thể thức của nhà nước).
 • 28-11-2008: Ông Văn Đình Trung, chủ tịch Hội đồng Giáo xứ, bị mời làm việc tại xã. Xã yêu cầu HĐGX làm đơn xin giao đất và tháo dỡ Thánh giá và Bàn thờ.
 • 02-12-2008: Các ông trong HĐGX bị mời vào xã làm việc với ông bí thư huyện Phú Vang. Yêu cầu không được làm máng cỏ, trang hoàng và hành lễ mừng Chúa Giáng sinh tại Đài lễ (như năm ngoái 2007, xem hình).
  • 03-12-2008: Ông Mân bị mời vào xã. Xã lập biên bản phải tháo dỡ Thánh giá, Bàn thờ, và xã trả lại “Đơn xin cấp đất”. Ông Mân yêu cầu ghi lý do vào đơn hoặc viết một văn thư trả lại đơn, xã không chịụ Ông Mân không ký biên bản và không nhận đơn lui.
 • 10-12-2008: Huyện tạm hoãn lại cuộc họp tại xã sáng nay với tôi, Hội đồng Giáo xứ và giáp trưởng An Bắc về việc liên quan đến giáp An Bắc.
 • 15-12-2008: Khoảng 12g, lực lượng đông đảo công an cán bộ huyện xã, lính biên phòng tập trung đóng thêm hai trại lớn hai bên đài lễ và tăng cường canh phòng chặt chẽ.
 Trong khi lực lượng đông đảo xã huyện bao vây và củng cố 2 trại quanh Đài lễ Thánh giá thì bỗng nhiên trên bãi biển, giáo dân và lương dân lớn nhỏ, đàn ông đàn bà, trẻ em la hét thất thanh, chạy lui chạy tới, hốt hoảng nhìn ra biển: một chiếc thuyền đánh cá đang vào bờ thì bị sóng đánh chìm, 4 ngư phủ vùng vẫy giữa sóng, cố thoát nạn. Một số ngư phủ bơi ra cấp cứu, ném thêm phao, thêm dây kéo vào. Vài phụ nữ vội gom củi đốt lên sưởi ấm cho người bị nạn. Bốn ngư phủ tên Văn Hai, Nguyễn Điệp, Phan Hùng và Văn Thanh run cầm cập vì đuối sức và gió lạnh mùa đông nhưng vui mừng vì thoát chết. Thuyền và dụng cụ đi biển cũng được vớt lên bờ. Lương giáo một lòng cứu người lâm nạn!
 Đang khi đó, dù thấy tai nạn trước mắt, đông đảo công an cán bộ xã huyện, lính biên phòng vẫn cứ đứng yên, chỉ lo bao vây Đài lễ. Chẳng một ai chạy xuống bờ cứu giúp hay thăm hỏi. Hoàn toàn không một ai trong số mấy chục “bạn dân, đầy tớ nhân dân, quân đội nhân dân” !"! Một vài người dân tức quá đến chửi thẳng vào mặt họ!
Đoàn người lương giáo và 4 ngư phủ thoát nạn tiến lên Đài lễ Thánh giá đọc kinh tạ ơn Chúa, tạ ơn Đức Mẹ cách sốt sắng, cảm động chưa từng thấy! Công an, cán bộ, bộ đội lui vào các trại, ngỡ ngàng trước tình nghĩa đồng bào và sự can đảm của cư dân địa phương.
 Chiều lại, tôi nhận được công văn số 43/CV-UBND xã gửi cho tôi (xem hình), HĐGX và giáp An Bắc về việc:
* yêu cầu tháo dỡ dứt điểm công trình xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ biển ở xã Vinh An; yêu cầu trong thời gian diễn ra lễ Giáng sinh năm 2008, tôi trực tiếp chỉ đạo giáo dân giáp An Bắc không được cơi nới, xây dựng bất cứ vật dụng gì tại khu vực lấn chiếm và không được tổ chức hành lễ tại khu vực lấn chiếm.
* thời gian chấp hành việc tháo dỡ phải dứt điểm trước ngày 28-02-2009; sau thời gian trên, nếu không chấp hành, UBND xã sẽ ra quyết định và tổ chức lực lượng cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
 Hiện giờ, lính biên phòng, lực lượng công an cán bộ xã Vinh An, Vinh Thanh và huyện Phú Vang ngày đêm túc trực. Họ treo một bảng “Cấm quay phim chụp hình” nơi Đài lễ.
 • 16-12-2008: Các vị thuộc HĐGX bị mời vào xã “làm việc”. Cán bộ huyện ra lệnh không được làm máng cỏ và hành lễ ở Đài lễ giáp An Bắc.
 Ban chiều, lúc 14g, tôi (Lm Giải) bị mời vào xã. Ông chủ tịch UBND huyện, ông bí thư huyện, cán bộ các ban ngành huyện, bí thư xã, chủ tịch UBND xã và một số cán bộ xã hiện diện tại phòng làm việc xã, có cả nhà báo và nhân viên quay phim làm việc.
 Ông Phan Văn Quang, chủ tịch UBND huyện, chủ sự. Ông xác định lại: đất giáp An Bắc làm Đài lễ thuộc rừng phòng hộ biển do xã quản lý, nên phải tháo dỡ Thánh giá và bàn thờ càng sớm càng tốt; dịp lễ Giáng sinh 2008 không được trang hoàng, làm máng cỏ và hành lễ tại Đài lễ! Ông còn trách giáo xứ đã chậm trễ làm đơn xin giao đất để sớm giải quyết vụ việc Đài lễ giáp An Bắc. Tôi chỉ nói về nội dung đơn xin giao đất như sau:
- Ngày 25-11-2008, ông Nguyễn Đức Mân giáp trưởng An Bắc nộp đơn xin cấp đất ở xã. Ngày 26-11-08, xã trao cho ông Mân tờ đơn xin giao đất theo thủ tục chính thức.
 - Chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu nhà nước chỉ cho chúng tôi vài ba địa điểm để chúng tôi chọn một và làm đơn xin giao. Chúng tôi đâu có đất để giới thiệu cho nhà nước chấp thuận trước rồi làm đơn xin giao sau! Chúng tôi chỉ có một khu đất hiện giáp An Bắc đang làm nơi thờ tự mà nhà nước cho là lấn chiếm. Sự trì trệ là do nhà nước chứ không phải do chúng tôi! Nên chúng tôi yêu cầu ngay ngày mai, nhà nước giới thiệu địa điểm là chúng tôi chọn và làm đơn ngay. Chúng tôi mong muốn giải quyết càng sớm càng tốt để kịp tổ chức mừng lễ Chúa Giáng sinh.
 Ông Quang đồng ý và thành lập ban khảo sát, đo đạc đất đai và làm các thủ tục ngay sáng maị Ông yêu cầu HĐGX và ban chấp hành giáp An Bắc có mặt tại xã lúc 8g sáng mai để cùng cộng tác tiến hành công việc.
 • 17-12-2008: Ban công tác đặc biệt của huyện, xã và giáo xứ đi chọn địa điểm. Giáp An Bắc đồng ý chọn khu đất Đồn Bồ thuộc thửa đất số 14, tờ bản đồ số 06 với diện tích xin giao là 600m2. Thủ tục đơn từ sẽ gởi vào xã huyện tỉnh. Chờ quyết định.


 • 19-12-2008: Ông Mân và ông Chuyên “làm việc” tại công an huyện suốt buổi sáng. Ông Mân bị xét hỏi lý lịch. Các ông bị xét hỏi việc xây dựng Thánh giá và bàn thờ là đúng hay sai. Rồi công an yêu cầu cam kết không làm máng cỏ và hành lễ tại Đài lễ. Các ông vẫn khẳng định là đúng vì đất là đất của giáp có trước năm 1975 và đã làm đơn xin phép làm Đài lễ tại mảnh đất đó. Các ông không viết cam kết về lễ Giáng sinh.
 Làng An Bằng đòi quyền sở hữu đất đai !
 Ban chiều, lúc 14g, tại hội trường xã Vinh An, cán bộ huyện xã, đại diện làng An Bằng khoảng 30 vị, HĐGX An Bằng, ông giáp trưởng An Bắc tụ họp lạị Ông Dương Văn Ngọc, phó chủ tịch UBND huyện, làm chủ sự. Ông thông báo nhà nước chấp thuận cấp cho giáo xứ An Bằng 600m2 đất Đồn Bồ do nhà nước quản lý để giáp An Bắc làm đài lễ.
 Thế nhưng, iếp đó khoảng 10 vị bô lão làng phát biểu: đất Đồn Bồ là đất làng! Với nhiều lý do khác nhau (trong đó có lý do “đất long mạch”, nói theo ngôn ngữ phong thủy của lương dân), làng không đồng ý! Ông Văn Đình Trung, chủ tịch HĐGX, cũng phát biểu đồng tình với làng vì đất Đồn Bồ là đất truyền thống của làng. Ông Nguyễn Đức Mân, giáp trưởng An Bắc, còn thêm rằng: ngày khảo sát đất, tôi đã thưa với chính quyền rằng chúng tôi không mừng được cấp đất rộng hơn, cao hơn, vì đất của giáp chúng tôi dù hẹp dù thấp, vẫn là đất truyền thống và linh thiêng của chúng tôi. Tôi đồng ý với làng!
 Một người đề nghị nên tìm một hai mảnh đất khác gần đó để cấp cho giáp. Ông Ngọc đồng ý. Đại diện huyện, xã, làng, giáo xứ, giáp liền kéo nhau lên vùng giáp An Bắc... Cuối cùng ông Ngọc cho lập biên bản lấy đất ông Lê Chế và đất ông Lê Đạt cho giáp chọn lựa, yêu cầu giáp họp giáo dân và gởi cho ông biên bản lựa chọn của giáp để sớm giải quyết.
 Lúc 18g30, giáp họp bàn và góp ý kiến theo yêu cầu của huyện. Giáp kết luận: “1- Chúng tôi không dám nhận đất của làng hoặc của người dân đã sử dụng, dù đó là giáo hoặc lương. 2- Mảnh đất thờ tự của giáp đã được ba đời đồng thuận dâng cúng cho giáp làm nơi thờ tự từ năm 1961 đến naỵ 3- Chúng tôi xin chính quyền tạo điều kiện cho giáp chúng tôi được an tâm thờ phượng Chúa tại mảnh đất truyền thống của giáp chúng tôi, vì mảnh đất chúng tôi đã có bề dày lịch sử”.
 • 20-12-2008: HĐGX gửi biên bản của giáp An Bắc cho huyện.
 • 21-12-2008: Xã trả lui biên bản và nói bằng miệng đó là chuyện nội bộ của giáp.
 • 22-12-2008: Ông giáp trưởng An Bắc đưa biên bản lên ông phó chủ tịch huyện.
 Thời gian này (từ hôm 15 tháng 12, ngày chính quyền đóng thêm 2 trại giáp 2 bên Đài lễ), cán bộ, công an huyện và các xã trong huyện cùng với bộ đội biên phòng gia tăng canh gác ngày đêm. Một bảng cấm quay phim chụp hình dựng ở Đài lễ. Xe cộ của họ thì dựng nghênh ngang trong sân trước Đài Thánh giá và bàn thờ. Trưa ngày 20-12, giáo dân thấy cán bộ công an ngồi ăn cơm trước Đài lễ. Có kẻ còn ngồi tại bệ bàn thờ. Vùng đất sạch đẹp thanh tịnh bây giờ bị ô nhiễm vì những đồ thải uế tạp, đi qua không ai chịu nổi. Dưới bãi biển gần đó cũng thế!
 • 23-12-2008: Ban sáng một số hiền mẫu lên Đài lễ cầu nguyện trước Thánh giá. Những người canh gác thấy vậy liền lên giọng nói cười to tiếng, rộn ràng, cố ý quấy phá. Một anh làm cử chỉ tục tĩu thô lỗ trước mặt một bà lớn tuổi đang cầu nguyện (không thể tả ra đây!)
 Ban chiều, lúc 16g30, ông Chế, bà Cả, chị Ánh, chị Phượng và vài người nữa đến cầu nguyện. Trước Đài lễ, các cán bộ, công an, bộ đội huyện xã chơi bóng đá như tại một sân bóng. Ba anh, lưng quay về Thánh giá, đứng tiểu tiện trước mặt anh chị em đang sốt sắng đọc kinh. Họ cố ý làm những hành vi thô tục, xúc phạm. Mọi người rơi lệ tiếp tục cầu nguyện. Xong buổi kinh nguyện, ông Chế cũng như mấy bà lên tiếng phản đốị Ông Chế nói to: “Các anh phải biết đây là nơi tôn nghiêm, phải gìn giữ môi trường sạch đẹp, tránh làm ô nhiễm, phải tôn trọng người khác”.
Khoảng 40 cán bộ, công an huyện xã và lính biên phòng trong những trại bao quanh Đài lễ phớt lờ. Không biết ai là người chỉ huy để hỏi tội. Một bà điện thoại lên công an huyện Phú Vang phản đối và báo động rằng với tình trạng gây hấn trầm trọng như thế, rồi đây khó tránh khỏi va chạm! Thật không thể tưởng tượng nổi! Quá sỉ nhục! Những con người kỳ quái!
 Kết: Vậy là giáo xứ An Bằng trở lại từ đầu cuộc đấu tranh, quyết bênh vực đến cùng mảnh đất thiêng ở giáp An Bắc.
 Nhận định của Nhóm Phóng viên
 Những gì đang xảy ra tại giáo xứ An Bằng không khác gì những vụ việc tại giáo xứ Thái Hà, Hà Nội mới đây, tại cơ sở của các Nữ tu Bác ái Thánh Vinhsơn (32 bis Nguyễn Thị Diệu, quận 3 Sài Gòn) và tại cơ sở của các Nữ tu Dòng Thánh Phaolô (3 Tô Thị Huỳnh, Vĩnh Long) trong những ngày nàỵ (Xin xem các bản tin trên trang mạng của Dòng Chúa Cứu Thế
http://dcctvn.net).
Trước hết là chuyện toàn thể bộ máy thống trị của Cộng sản được vận hành để trấn áp nhân dân: từ đảng viên cán bộ chính quyền mọi cấp, lực lượng công an quân đội, đến các thành viên Mặt trận Tổ quốc (thậm chí cả cựu bề trên kiêm phó chủ tịch Ủy ban Đoàn kết và giáo viên trường nhà nước như tại 32bis Nguyễn Thị Diệu). Mọi phương sách từ hợp pháp (có vẻ thế) đến bất hợp pháp đều được bộ máy đó sử dụng để hăm dọa, bức bách người dân phải nhượng bộ hầu cướp đoạt tài sản của họ (tòa án luật rừng, văn thư phi lý, phương tiện quấy rối, lệnh cấm ngang ngược, danh hiệu “văn hóa” hão…). Nơi mọi thành viên của bộ máy trấn áp này, người ta thấy cùng một kiểu cách hành xử: gian dối, nham hiểm, nhẫn tâm, vô liêm sỉ, bất chấp pháp luật khi thi hành công việc, nhưng trái lại dửng dưng vô cảm trước nỗi khổ của nhân dân (vụ lụt tại Hà Nội đầu tháng 11 và vụ việc chìm ghe tại An Bằng). Còn các dân oan và giáo oan thì bao giờ cũng bị chụp mũ “lấn chiếm trái phép”, “khiêu khích chính quyền”, “vi phạm pháp luật”, “không vì lợi ích của nhân dân”… Tất cả những cái đó làm nên các đặc tính cố hữu của chế độ Cộng sản, một chế độ chỉ biết bạo hành gian dối, cướp bóc tước đoạt, đồng thời tạo ra những con người máy mù quáng và vô tâm, mất hết tính người và tình người để làm công cụ cho chế độ.
Xét riêng vụ việc An Bằng, văn thư của xã Vinh An cưỡng buộc di dời Thánh giá Bàn thờ, cấm cử hành thánh lễ Giáng sinh 2008 tại Đài lễ giáp An Bắc trong khi chưa đền bù thỏa đáng cho Giáo xứ, rồi việc vây bủa và làm ô uế Đài lễ của bộ máy thống trị từ huyện đến xã, tất cả đều là hành động vi phạm tự do tôn giáo cách trắng trợn. Ngoài ra, việc nhà cầm quyền lấy đất thiêng của làng rồi lấy đất riêng của dân cấp cho giáp An Bắc bộc lộ âm mưu thâm độc chia rẽ lương với giáo, thôn làng với họ đạo. May mà hai bên đã khẳng định sự đoàn kết với nhau đồng thời khẳng định quyền tư hữu đất đai (của cá thể cư dân lẫn của tập thể thôn làng) bất chấp nguyên tắc công hữu (đảng hữu) ngang ngược, bất công và phi lý của Cộng sản. Việc làng An Bằng đứng lên phản đối chính quyền xã huyện để bênh vực quyền tư hữu đất đai của làng như thế là một nét mới!
 Cũng xin được nhắc lại với Quý vị: trong hơn ba mươi năm trời, nhà cầm quyền địa phương không hề đặt vấn đề về khu đất Đài lễ ở giáp An Bắc. Chỉ từ khi giáo xứ xây dựng vững chắc Đài lễ và từ khi có quy hoạch (từ đầu năm) là làm con đường dọc theo bờ biển (nhà cầm quyền nói là đường quốc phòng nhưng ai cũng biết trỏng đó là đường du lịch), giáo xứ mới được thông báo đấy là “rừng phòng hộ”, cần phải trồng cây giữ đất (đang khi nhiều hecta rừng phòng hộ ven biển trong huyện đã bị nhà nước cho các công ty đốn sạch để lấy chất titan, còn tại khu vực đài lễ, giáo xứ chẳng những không chặt mà còn trồng thêm dương liễu). Dù sao, vì cho rằng UBND xã nói thật, giáo xứ đã tỏ thiện chí bằng cách theo gợi ý của nhà cầm quyền, làm đơn xin cấp một miếng đất mới theo kiểu hoán đổi (để giữ vững nguyên tắc quyền tư hữu đất đai). Tuy nhiên, thái độ của nhà cầm quyền ra sao thì chúng ta đã thấy rõ qua bài ký sự trên đây.
Nhóm Phóng viên FNA tường trình từ Huế, lúc 18g ngày 26-12-2008.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.