Hôm nay,  

Không Phải Nhà Báo

17/12/200800:00:00(Xem: 5805)
KHÔNG PHẢI NHÀ BÁO
Vi Anh
Hành động của phóng viên Muntazer al-Zaidi ném giày và chưởi Tổng thống Bush trong cuộc họp báo, là, báo hại, báo đời. Dù phóng viên này có thẻ báo chí, đang làm việc cho một đài truyền hình al Baghdadiya,Muntazer  vẫn  không phải là một nhà báo. Không có hành động của một nhà báo (journalist) -- một danh từ  gọn, quen dùng để chỉ chung những người làm ngành truyền thông đại chúng, phát thanh, phát hình, báo chí. Cái chỗ đúng và việc làm đúng của y có lẽ là biểu tình bạo động chống ngoài đường phố và dùng bom tự sát ở công sở, trường học, và chợ búa ở Iraq - chớ không phảïi trong các cuộc họp báo, hỏi đáp trong vòng tương kính và ôn hoà dù quan điểm và lập trường có khác nhau.  
Dĩ nhiên phóng viên Muntazer al-Zaidi bị bắt ngay. Và dĩ nhiên hệ thống truyền hình al Baghdadiya chuyên chống Mỹ  cũng yêu cầu thả nhân viên của mình, Nhưng lại viện một lý do rất dị nghị: thả để phù hợp với quyền "tự do phát biểu" mà Mỹ đã hứa với nhân dân Iraq. Xin để một bên hành động dùng "bom tự sát bằng giày" của Muntazer al-Zaidi trong tư cách một người ở Iraq với quan điểm lập trường chánh trị chống Mỹ quá khích, vì thuộc thẫm quyền  của chánh quyền và Toà án của nước Iraq. Chỉ xin phân tích hành động của Muntazer al-Zaidi trong tư cách một nhà báo trong phạm vi có hạn của bài này.
Đứng trên phương diện thuần tuý báo chí, hành động của nhà báo Muntazer al-Zaidi là một hành động lợi dụng tự do báo chí, trái với lương tâm chức nghiệp, mà bị thúc đẩy bởi tham vọng cá nhân muốn nổi tiếng với bất cứ giá nào của một nhà báo còn trẻ. Hành động đó làm hoen ố nền báo chí của thế giới Hồi Giáo với một nền văn minh lâu đời, thâm hậu, ngay bộ  mẫu tự abc, hình học mà Tây Phương đang xài xuất phát từ nơi đây.
Trước tiên ném giày trong cuộc họp báo là một loạn hành, một bạo hành, chớ không phải thể hiện tư do báo chí, tự do phát biểu. Tự do không bao giờ vô giới hạn. Tư do của người này bị hạn chế bởi tư do của người kia. Không có thứ tự do đứng đái trước người khác, đó là công xúc tu sĩ. Dù ở Đông hay Tây, Nam hay Bác, trên thế giới này, không có tự do cái kiều ỷ  mình có quyền ăn, quyền nói, có tờ báo, có đài phát thanh, phát hình, có phương tiện truyền thông, có tư cách và qui chế báo chí lại dùng để chửi bới, tấn công người khác. Đó là tội  hình, luật pháp sẽ nghiêm trị.
Muntazer có tự do chống hay binh TT Bush. Muntazer có phương tiện phát biểu là lời nói, máy camera, có truyền hình Baghdadiya chốâng Mỹ để phổ biến. Nhưng khi làm như vậy Muntazer không còn là nhà báo nữa, mà đã trở thành cán bộ tuyên truyền, kích động chống Mỹ vì  không còn độc lập vô tư trong thông tin và nghị luận nữa. Đằng này Muntazer lợi dụng thẻ báo chí được lại gần TT Bush, trong cuộc họp báo để lấy chiếc giày ném vào và chưởi trước mặt TT Bush. Đó là hành dộng bạo lực xâm hại thân thể và xúc phạm danh dự người khác. Có dự mưu vì theo báo chí cho biết y đã từng nói ý định của y với người em và đồng nghiệp. Chẳng những có dư mựu mà có thể đây là hành động " biệt động" của tổ chức Hồi Giáo thân Iran nhằm ám hại TT Bush. Đây là trường hợp gia trọng vì theo văn minh  Hồi Giáo, là một xúc phậm tối đa khi dùng giày và chữ chó để tấn công ai. 

Huống hồ, chánh quyền và tùy viên báo chí của TT Iraq cũng như của TT Bush rất tự do với báo chí, tôn trọng báo chí  khi chấp nhận cho phóng viên Muntazer vào gần hai tổng thống khi họp báo. Phóng viên Muntazer lại âm mưu và hành động lợi dụng để hành động bạo lực - là điều không thể tha thứ được trong sinh hoạt báo chí. Vi phạm qui điều tương kính và ôn hòa trong họp báo lòng tương kính trong cuộc họp báo.  Vi pham qui luật chủ nhà bảo vệ khách. Muốn hay không ký giả Muntazer cũng là người ở Iraq, TT Bush đến nước mình. Nếu ký giả không dùng thẻ báo chí của chánh quyền Iraq cấp  thì đâu có mặt được trong cuộc họp báo. Nếu chánh quyền Iraq và phái đoàn Mỹ không tôn trọng báo chí thì ký giả Muntazer đâu có vào được. Ký giả này vào và hành động như cảm tử quân Hối Giáo cực đoan, quân khủng bố al-Qaeda tấn công TT Bush như kẻ thù - rõ rệt là một lợi dụng quyền tư do báo chí để gây tội ác.
 Kế đến,  hành động lợi dụng báo chí của Muntazer để nổi danh cá nhân là một xúc phạm danh dự báo chí và nền văn minh  của thế giới Á rập Hồi Giáo. Ký giả Muntazer  mới 29 tuổi chọn con đường của Oâng Trùm Trưởng lão làng của CS  Liên xô là Khruschev đã làm. Lột giày ra đập lên bàn để phản đối Mỹ tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Dù Ô Khruschev  là một người làm chánh trị, một lãnh đạo Đảng Nhà Nước CS Liên xô, nhưng Oâng vẫn lễ độ hơn, chỉ dùng giày đập bàn thôi. Dù vậy bia miệng hãy còn đời nhắc đế Oâng như một người thô bỉ trong ngoại giao. Còn ký giả Muntazer bạo hơn, làm một hành động bỉ ổi hơn, lột giày dơ dáy ném vào TT Bush và còn phun ra tiếng chửi nữa.
Tự nhiên sẽ có thành phần chống Mỹ quá khích tung hô Muntazer. Nhưng văn minh Hồi Giáo không phải là những la ó hoan hô, đả đảo ngoài đường phố, những trái bom tự sát làm nổ xe ngoài chợ búa, trường học, công sở, lửa cháy, người chêt, tiếng khóc than vang trời dậy đất. Văn minh Hồi Giáo không tấn công người khách vào nhà, mà phải bảo vệ. Văn minh Hồi Giáo không lừa thế tấn công khách mời, nhà ngoại giao, sứ giả. Đại đa số dân chúng Iraq bất bình, không ai chấp nhận cái kiểu đối xử giữa con người và con người như vậy, dù người đó là kẻ thù. Còn chánh quyền Iraq, qua lời của vị tổng thống, coi đó là một hành động bạo ngược dã man đáng xấu hổ, làm nhục đất nước và nhân dân Iraq.
Trái lại TT Bush một tổng thống của một đệ nhứt siêu cường làm một chuyện rất lễ độ xã giao, đầy tình nghĩa đồng minh. Đi thăm tiễn biệt khi sắp chấm dứt hai nhiệm kỳ tổng thống mà Oâng đã dành nhiều thì giớ và công sức cho Iraq. Trước sự  xúc phạm nghiêm trọng như vậy, TT Bush khéo léo né chiếc giày không chạm con người Oâng và ví von với báo chí: "Nếu quí vị cần  sư kiện: đó là một chiếc giày số 10" và cho biết Oâng không hề "cảm thấy một đe doạ nhỏ nào".  Trên máy bay  Air Force One, Oâng nhận định với báo chí cùng đi về Mỹ, điều "kỳ quái" đó không phải là một dấu hiệu của quần chúng Iraq".
Sau cùng, một người dân Iraq Oum Mina xem cuộc họp báo trên truyền hình, nói với thống tấn xã Pháp AFP. Dù TT Bush là kẻ thù đi nữa, nhung khi anh mời kẻ thù  vào nhà anh, anh không thể đối xử theo kiểu đó. Không đàng hoàng.  Và người dân trên thế giới coi đó là một lợi dụng tự do báo chí, tư do phát biểu. Còn làng báo trên thế giới không ai coi đó là một nhà báo đang làm nhiệm vụ báo chí đúng đức nghiệp truyền thông đại chúng. Nhứt định chánh quyền và toà án Iraq sẽ lên án Muntazer al-Zaidi như một người đã có dự mưu lợi dụng báo chí để gây tội phạm, với trường hợp gia trọng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.