Hôm nay,  

Hồi Ký: Thép Đen - Đặng Chí Bình

30/11/200800:00:00(Xem: 4362)

Hồi ký: Thép Đen - Đặng Chí Bình

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

(Tiếp theo...)

10giờ, rồi 11giờ, lù lù một đoàn tàu 4 chiếc của hải quân CS từ Đồng Hới tiến ra chặn đường của chúng tôi. Nhìn chiếc hải thuyền nhỏ bé, với những chiếc tàu to nhỏ phía trước, phía sau, tôi có cảm tưởng chiếc hải thuyền như con nai tơ đơn độc bị một đàn sói thèm thịt bao vây trên thảo nguyên bao la hoang vắng, không còn một hướng, một phương nào cho con nai vàng chạy thoát.
Vòng vây càng lúc càng xiết chặt dần, nhất là lúc này trên hải thuyền đã có 3-4 người bị thương, anh Chuyên đã bị một viên đạn đại liên gẫy nát cánh tay trái. Tôi (tức Truyện) bị một viên đạn AK bắn rách hông, xuyên vào ngựa phía phải anh Hùng đang đứng phía sau. Tầm viên đạn oan nghiệt sau khi vào tôi đã yếu đi, nên đến ngực anh Hùng nó không đủ sức xuyên qua. Hải thuyền đã bị vỡ nát nhiều chỗ, vì vậy, chúng tôi đành đau đớn nhìn nhau để mặc cho đời trôi theo giòng nước chảy ngược.
Lúc những tên cộng sản đầu tiên bước lên hải thuyền, cũng là lúc một phát súng chát chúa nổi lên, làm choáng hồn mọi người. Những tên cộng sản thụt lùi lại mấy bước, mặt nhớn nhác. Chúng tưởng chúng đã bị lọt vào ổ phục kích. Nhưng đó chỉ là phát súng cuối cùng của anh Chuyên đã tự kết liễu đời anh. Anh đã thực hiện đến cùng lời thề thiêng liêng của giòng họ: Không đội trời chung với cộng sản.
Xin nghiêng mình, cúi đầu trước anh linh của anh. Anh đã quyết tử để làm vẻ vang, sáng chói lý tưởng tự do bất khuất trước bè lũ cộng sản khát máu. Nhớ xưa (1958), cái ngày nền đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta trăm hoa còn nở rộ khắp nơi nơi ở miền Nam, anh đã chiếm giải nhất trong một cuộc thi lực sĩ đẹp, và người nữ sinh hoa khôi của miền cát trắng hiền hòa Nha Trang đã e ấp choàng vòng hoa danh dự vào cổ người trai hùng. Rồi những sắp xếp của duyên đời để anh và giai nhân ấy đã nên duyên vợ chồng, làm xôn xao lòng ngưỡng mộ của miền Thùy Dương một thời. Anh chị đã có hai mặt con. Ngày nay, sau gần ba chục năm dài, chị và hai cháu đang ở đâu" Còn sống hay thế nào" Chị và hai cháu có biết rằng anh Chuyên đã anh dũng nằm xuống cho quê hương" Chị và hai cháu hãy ngửng mặt lên với lòng tự hào đã có một người cha, một người chồng sống bất khuất xứng đáng nhưng khi anh phải nằm xuống còn làm kẻ thù kinh hồn, run sợ.
Chúng trói chặt cánh khuỷu từng người, rồi đưa chúng tôi vào bờ. Khi vào đến bờ thì anh Hùng đã chết rồi, có lẽ viên đạn đã lọt vào phổi của anh. Như vậy, anh Hùng cũng đã thực hiện được ý định của anh trước đây. Anh là người vượt tuyến vào Nam 1960. Khi anh đã đến được bờ của đất tự do, anh có tự hứa rằng: Rồi đây, thà anh chết cho tự do, còn hơn sống trở lại dưới chế độ cộng sản. Những năm tháng trước đây, mỗi khi anh thổ lộ tâm sự anh thường nói với mọi người như thế.
Chúng đưa chúng tôi về trại giam Quảng Bình, giam riêng mỗi người mỗi nơi. Riêng tôi, có lẽ phần vì bị thương, phần khác tôi chỉ là một người đưa thuyền nên chấp pháp chỉ xuống buồng hỏi sơ 4-5 lần về lý lịch cũng như sự việc. Mãi hơn 2 tháng sau tôi được đưa ra xử trước tòa án nhân dân ở Quảng Bình tôi mới gặp lại anh Tâm và anh Kinh.
Đến đây về phía Lê Văn Kinh tường thuật lại: Sau khi tôi nhận hải mìn, tôi và Nguyễn Văn Tâm bơi về phía 2 chiếc tàu mục tiêu của chúng tôi. Khi gần tới chiếc tàu, tuy chẳng cần ai phải nói với ai, do những kinh nghiệm qua nhiều lần công tác, chúng tôi đều im lìm lặn xuống nước, vì sợ bất ngờ người canh gác ở trên tàu nhìn thấy. Mục tiêu của tôi và Tâm tuy cùng một hướng nhưng cũng ở cách xa nhau hàng 5 chục mét, trong khi chỉ cần 5 mét đã không nhìn thấy người rồi. Khi tôi bơi đến sát con tàu mục tiêu của tôi, tôi lặn xuống phía đáy. Tôi đang chuẩn bị gắn hải mìn vào chiếc tàu thì đột nhiên như có người mang vồ đầm, phang mạnh vào đầu tôi. Tôi không thở đựơc nữa, tay tôi buông rơi cả hải mìn và hồn tôi dật dờ, lãng đãng lạ lùng, rồi tôi không biết gì nữa. Một lúc, tôi mơ màng mở mắt ra, trời đen kịt, tôi không biết đâu là phương hướng. Tay tôi sờ thấy bờ đất và tôi tỉnh dần. Trong cái hỗn mang của sự sinh tồn, tôi thấy cần phải bơi về phía chiếc thuyền con, điểm hẹn sau khi đã gắn mìn.
Khi tôi bơi về đến nơi thì thuyền con đã mất hút, tôi hoang mang, mất tinh thần. Tôi bơi khắp đây đó mò mẫm trong bóng đêm để tìm con thuyền cứu mệnh. Nhưng nỗi lòng của tôi cũng đen tối như đêm đen lúc này. Trong bóng đêm, tiếng hò hét, tiếng quát tháo xen lẫn tiếng máy tàu nổ râm ran. Thỉnh thoảng xa xa vài tràng súng AK ré lên, vọng lại, càng làm cho hồn tôi kinh đảm tái tê. Tôi lạc lõng, bơ vơ nhìn vào đêm tối. Tôi thấy rõ đời mình đang lăn xuống vực thẳm của cuộc đời, nhưng đành phó mặc nhìn nó lăn đi bằng ánh mắt não nề, xót xa. Người tôi rã rời, đầu tôi tê dại, bồng bềnh. Tôi tấp mình nằm im trong một hốc cỏ mé sông. Trời càng sáng thì đời tôi càng đen thẫm lại. Chúng đã nhìn thấy tôi, chúng hè nhau lôi tôi lên bờ. Chúng nó đạp, đá; chúng lấy báng súng phang tôi lia lịa, cuối cùng tôi lại ngất đi. Đến khi tôi tỉnh lại thì chúng đã trói gô giật hai tay về phía sau từ bao giờ rồi, chúng giong tôi về trại giam Quảng Bình. Tôi nhớ rõ, khi tôi tỉnh lại, tôi thoáng thấy anh Tâm cũng đang bị một đám đông vây lại đạp, đánh. Rồi mỗi người mỗi hướng từ đấy. Vì có nhiều người cùng bị bắt trong một vụ, nên chúng khai thác chả khó khăn gì. Không thể che giấu được gì khi chúng lấy người này để khai thác, gài bẫy người kia. Cuối cùng ai cũng phải khai thực hết. Chính vì vậy, chỉ hơn 2 tháng sau, chúng đã đem vụ án sông Gianh ra xử. Phần khác vì lý do chính trị chúng muốn đưa những tội phạm ra xử sớm để trấn an lòng người và tranh thủ lẽ phải đối với dư luận thế giới.
Phiên tòa chúng tuyên truyền rầm rộ, mời nhiều phóng viên ngoại quốc và dân chúng tham dự đông đảo. Sau một ngày, qua những thủ tục, hình thức xỉ vả, huênh hoang đe dọa, nâng lên, đập xuống của lũ vẹt không hồn, không tim chúng kết án: Nguyễn Văn Tâm, chung thân. Vì đã gài xong mìn, mà chúng đã tháo gỡ kịp trước thời gian. Lê Văn Kinh 20 năm. Nguyễn Dụ thợ máy, 12 năm. Hoàng Bài, Trịnh Văn Truyên mỗi người 6 năm. Bác Vương Tiến An già, 5 năm. Thủ, Hoàng, Thiêm... mỗi người 3 năm.
Xử xong, chúng chuyển cả nhóm về Hỏa Lò, rồi chuyển lên trại Mỏ Chén, Sơn Tây. Đến năm 1966, chúng lại chuyển anh em thủy thủ và Tâm lên trại Yên Thọ, thuộc tỉnh Phú Thọ. Riêng anh Lê Văn Kinh thì được chuyển về phân trại E thuộc trại trung ương số I, Phố Lu, Lào Cai này.

Ba mươi mốt: Một Chuyện Tình Trong Chế Độ Ưu Việt

Sáng hôm nay khi toán hai xuất trại, lúc toán ra khỏi cổng trại đi gần đến cổng khu thủ công. Những anh đi đầu của toán đã bắt đầu quay rẽ  vào cổng, tôi bỗng thấy anh em trong toán xôn xao hẳn lên. Nhất là cậu Toàn và Châu, cứ rên lên ư ử. A, đây rồi, ở phía con đường dẫn ra trại chính, có một đoàn tù nữ khoảng hơn một chục chị, tuổi từ 20 đến 30. Đi phía sau có một bà cán bộ quản giáo chừng 30 tuổi. Đoàn tù đang đi rẽ vào một con đường dẫn ra phía sau khu nhà của ban giám thị. Tôi hơi ngạc nhiên, hơn 3 tháng tôi đến trại này, hôm nay tôi mới nhìn thấy một đoàn tù nữ vào trại E. Hầu như chả có con mắt nào của đoàn toán 2 lại không hướng nhìn về phía đoàn tù nữ chằm chằm, kể cả hai tên công an vũ trang và tên quản giáo Kích đi phía sau toán.
Lê Sơn đi bên cạnh tôi, mắt cũng đang đờ đẫn nhìn về phía đoàn tù nữ ấy. Tôi không kìm hãm được sự háo hức, muốn biết tại sao lại có đoàn tù nữ này, nên đành phải bất lịch sự nói:
- Họ làm gì mà vào đây thế"


Anh chẳng trả lời tôi, mắt anh vẫn hướng về phía xuân xanh ấy. Nhìn mắt anh, tôi có cảm tưởng nó lồi hẳn ra và bất động như mắt giả. Hình  như anh không nghe thấy cả câu tôi vừa hỏi. Toán 2 đã đi vào cổng lán, vậy mà còn nhiều cái đầu vẫn ngoái lại phía sau như người ta vừa nhìn thấy một cái vật gì quý lắm, kỳ vĩ lắm trong cuộc đời không bằng. Cũng như miếng ăn, khi người ta bị đói nhiều ngày, cho nên cái uy lực của nữ giới lúc này cũng thật kinh hồn! Rồi cả buổi sáng và cả  buổi chiều, suốt ngày cái chủ đề phụ nữ đã trở thành chính yếu trong lúc bàn tán hay chuyện trò của toán 2. Nhân thế, hôm nay qua Lê Sơn và Quý cụt tôi mới biết thêm được nhiều vấn đề của trại. Chỉ có tôi mới thực là ngố Tầu, mãi hôm nay tôi mới hiểu, thường ngày vẫn có một đoàn tù nữ từ trại nữ vào chỗ lán may (phía sau khu nhà giám thị) vừa học vừa may do một anh tên Hoàng Xuân Oánh ở trong trại E chỉ dạy và phụ trách.
Thảo nào, những ngày trước đây, có lần tôi thấy một anh chừng bốn chục tuổi từ ngoài cổng trại đi vào một mình, khi trại đã sắp điểm  vào buồng lúc chiều muộn. Anh Đồng thì phải, chỉ anh đó nói là Oánh thợ may, án chung thân, rồi tôi không để ý nên cũng quên đi.
Thường thường thì mọi khi, đám tù nữ thợ may vào đến trại cũng đã 8 giờ là lúc toán 2 đã vào lán thủ công làm việc được hàng giờ đồng hồ rồi. Chiều 4 giờ toán nữ đã trở về K2 (trại nữ), trong khi toán 2 mãi 5 giờ mới nghỉ tay lao động. Do thế, chả bao giờ gặp nhau hay trông thấy nhau. Hôm nay, hẳn bên đám tù nữ có một chuyện gì đặc biệt nên mới vào sớm như vậy, để rồi gây ra một mối bất an trong lòng những người tù toán 2 trong một số ngày.
Cũng ngày hôm nay tôi mới hiểu được so sơ về anh chàng Oánh này, khi tôi tỏ vẻ trầm trồ ca ngợi cái vị trí ngon lành, độc đáo được phụ trách một đoàn tù nữ trong giai đoạn hạn hán, hanh khô này của anh ta. Tôi nói như vậy, thực ra cũng không ngoa, không cường điệu. Ông bà mình thường nói "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén", đấy là  trong lẽ bình thường của người đời. Trong trường hợp này thì khí thế còn cao hơn nhiều. Những người tù nam và những người tù nữ, hàng tháng, hàng năm, có khi hàng chục năm không trông thấy nhau. Họ là những người tù chớ không phải đi tu, thì phải nói là như lửa với dầu xăng ấy chứ. Hễ cứ để gần nhau là tất nhiên phải nổ.
Vụ án của Hoàng Xuân Oánh cũng một thời sôi nổi điển hình của thành phố Hải Phòng năm 1960. Oánh là chủ nhiệm một hợp tác xã may mặc lớn ở Hải Phòng. Anh ta có một người vợ trẻ với đứa con một tuổi. Khi người vợ có mang, rồi đến ngày khai hoa nở nhụy của đứa con thứ hai, được bố mẹ vợ cho đứa em gái 17 tuổi, đang họp lớp 9 (hệ 10 năm) từ quê ở Kiến An lên giúp chị. Ông bà phần vì thương đứa con gái phải vượt cạn một mình, phần vì tin tưởng vào người con rể có uy thế, học thức đã được nhà nước VC giao cho làm chủ nhiệm một hợp tác xã may mặc lớn, nên đã để cho đứa con gái còn hơ hớ tuổi xuân lên giúp chị.
Rồi chuyện đi về, ở ăn sao đó giữa Oánh và cô em vợ thì không ai biết được, kể cả bố mẹ vợ cũng như chính vợ của Oánh, cho tới khi nội vụ đổ bể; sự việc phải ra trước vành móng ngựa, người ta mới hỡi ơi.... Nội vụ như sau:
Người em vợ đó tên Hồng Hạnh, bị ông anh rể cho ăn trái cấm nên đã có thai. Cô Hạnh lo sợ quá, khi cái bụng càng ngày càng to, làm sao để che giấu được làng xóm và bố mẹ. Chàng Oánh thì cũng bấn xúc xích lên, còn mặt mũi nào để nhìn bố mẹ vợ và ngay cả vợ mình. Hơn nữa, có thể cái địa vị bở béo của chàng cũng sẽ tan theo mây gió. Bởi vậy, Oánh đã tính toán rất kỹ một kế hoạch, nhưng có lẽ vì tính kỹ quá thành ra tính quẩn. anh đã chuẩn bị một âm mưu để giải quyết với người em gái vợ. Anh viết một lá thư đầy tình nghĩa nồng thắm, thương yêu hẹn Hồng Hạnh ở một cánh đồng vắng, nơi cũng đã từng nhiều lần hẹn hò với Hạnh trước đây. Lúc này, Hồng Hạnh đã có mang được 5-6 tháng. Gặp nhau giữa đất trời bao la trên cánh đồng lúa đang vào thời kỳ giáp hạt. Trước khi Oánh thực hiện ý đồ của y, y còn muốn diễn lại câu thơ trữ tình của cụ Nguyễn Công Trứ với Hồng Hạnh một lần nữa: Giang sơn một gánh giữa đồng. Thuyền quyên ứ hự, anh hùng nhớ chăng"
Sau khi đã ứ hự với Hồng Hạnh xong, Oánh liền rút trong bọc ra một con dao nhọn dài hơn 20 cm. Lúc này Hồng Hạnh đã chợt hiểu, mặt không còn hạt máu, cô liền quỳ xuống giữa cánh đồng, lậy Oánh như tế sao. Nước mắt đầm đìa, cô khẩn nài xin Oánh đừng giết. Rằng đời  của cô đã tàn rồi cũng không thiết sống nữa, nhưng xin hãy tha cho đứa con còn trong bụng chưa được chào đời. Hồng Hạnh xin cam chịu mọi hình phạt búa rìu, tủi nhục của cuộc đời để cho đứa con được ra đời rồi Hồng Hạnh sẽ tự tử, hoặc lúc đó Oánh giết thì cô không còn oán than gì nữa. Nhưng Oánh lúc này như một tên hung thần cứ đâm túi bụi vào thân hình một con người mà vừa trước đó mấy phút, Oánh còn đắm say, cuồng bạo yêu đương.
Trong khi Oánh đã đâm hàng chục nhát dao rồi mà Hồng Hạnh vẫn còn cố gắng quỳ lên chắp tay để lạy Oánh xin tha cho mình và tha cho đứa con, cho tới khi gục xuống chết hẳn. Tên Oánh đã chuẩn bị sẵn một chiếc xẻng con, y tìm một chỗ khuất nẻo nào nông một hố để lấp xác Hồng Hạnh. Làm xong, y tắm rửa, thay áo quần rồi trở về với vợ con ở Hải Phòng coi như chẳng hề có chuyện gì đã xẩy ra.
Sau 2 ngày, bố mẹ Hồng Hạnh không thấy con gái đâu dù tìm hỏi khắp nơi, nên đã đến đồn công an để trình báo về sự mất tích của Hạnh. Cuối cùng, dân làng và nhà chức trách đã tìm được đến chỗ chôn xác Hồng Hạnh. Khi bác sĩ chuyên môn khám nghiệm, đã tìm thấy tất cả 37  nhát dao đã đâm khắp đầu, mình và chân tay Hồng Hạnh. Với những cánh thư, với những hiện tượng trước đây, người ta dễ dàng tìm bắt được đích danh thủ phạm. Cho tới khi đưa ra tòa xử với cái án chung thân, tên Oánh đã phải diễn đi, diễn lại nhiều lần cái buổi y đã hạ sát Hồng Hạnh.
Ngồi nghe Quý cụt và Lê Sơn thuật lại câu chuyện về tên Oánh, tôi đã nhớ lại bộ mặt và dáng người của y. Người y tầm thước, da trắng trẻo hay mặc đồng bộ mầu nâu. Y có cái trán cao, đặc biệt là đôi lông mày thật rậm, ăn nói thì nhỏ nhẻ, tỏ ra một con người hiền lành tử tế.
Qua sự việc của Oánh, kết hợp với một số vụ án khác mà tôi đã biết, tôi đã thấy đựơc cái chủ trương, cái nguyên tắc giải quyết của cộng sản. Những vụ án hình sự có tính trầm trọng làm đảo lộn luân lý, thuần phong, đạo đức làm dư luận quần chúng căm phẫn, chúng xử phạt có vẻ nặng nề để xoa dịu công luận. Nhưng khi vào trại giam, chúng lại chiếu cố, tin dùng cho làm những công việc béo bở ở trong tù như: tự giác, chăn nuôi, coi ao cá... Dù án chung thân chăng nữa thì cũng chỉ ở mươi hoặc 12 năm là đã được tha rồi. Bởi vì theo chúng, những tội trạng đó chỉ nằm trong hệ mâu thuẫn nội bộ. Chúng rất lơ là với những chuyện trai gái, cướp bóc, cắp trộm, giết người. Ngược lại, cái điều chúng đặt lên hàng đầu, bất cứ vấn đề gì dính dáng đến chính trị, thì chúng nỗ lực tìm tòi điều tra cho đến nơi đến chốn, đến chân răng, kẽ tóc, đến cùng kiệt của sự việc mới thôi. Những điều này chúng đặt là thuộc hệ mâu thuẫn đối kháng. Đã vào tù, dù bất cứ dưới hình thức nào: án hay không chỉ khi nào tốt mới cho về. Mà tốt hay xấu trong tư tưởng thì làm sao biết được. Đấy là lý do cộng sản nó muốn giam giữ người tù đến bất cứ khi nào là tùy ý chúng.
Câu chuyện của anh chàng Oánh hôm nay lại làm tôi nhớ đến 2 câu chuyện mới xảy ra hai hôm trước ở trong trại mà mãi hôm nay anh em vẫn còn đùa cợt, bàn tán. Câu chuyện đau lòng là câu chuyện của tên trật tự ác ôn Phạm Huy Tân: Buổi sáng y được gọi ra nhận tiếp tế vì vợ y lên thăm. Y hớn hở, vui mừng lộ hẳn ra trong cử chỉ và nét mặt. Y chắc nẩm, y là trật tự, đệ nhất tay sai ở một trại, hẳn rằng ít nhất y cũng đựơc 24 tiếng để hú hí với vợ con, chứ nếu không thì phải 48 tiếng, vì ngay những bọn tự giác, những bọn cải tạo tốt còn được 24 tiếng  nữa là y. Nhưng không ngờ, ở đời chỉ có một chữ "ngờ" là chẳng ai học được. Tên cán bộ giáo dục đã giữ kín cho tới phút tên Tân ra gặp vợ mới ngã ngửa ra. Người vợ mang tiếp tế cho y 3 cái bánh mì, 6 quả chuối, 1kg muối vừng và 2 bao thuốc lá Trường Sơn, kèm theo tờ giấy ly dị. y thị nhờ đảng và ban giáo dục trại giải quyết thỏa đáng cho y thị, lý do: y thị, sau 6 năm suy nghĩ, quyết định dứt khóat không thể có tình cảm  luyến ái vợ chồng với một tên phản cách mạng. Ai cũng biết, điều này đảng và nhà nước ủng hộ, giúp đỡ quá đi ấy chứ, dù cũng ra cái vẻ khuyên răn, giàn hòa. Bởi vậy, tên Tân không những không được 24 tiếng mà chì vỏn vẹn 20 phút đồng hồ, sau khi ký giấy, trước sự chứng kiến của ban giáo dục. Theo tên Thái y tá kể lại, Tân đã tâm sự với y: Tân đã cố nén lòng trên đường về trại, y thấy đời tan nát hết không còn gì nữa. Y trở thành một tên tù bơ vơ lạc lõng trên trái đất đầy bùn đen này. Để rồi y đã không thể ngăn nổi hai giòng nước mắt đầm đìa khi bước chân vào cổng trại; mặc cho thiên hạ anh em cười chê. Riêng tôi, khi biết được chuyện không may của y, cũng thấy mủi lòng. Đành rằng y là một tên ác ôn, đã làm hại biết bao nhiêu đồng phạm, chẳng qua chỉ vì sự ngu muội của y, chứ y cũng chỉ là một nạn nhân, một tên tù không hơn, không kém. Tôi thấy ngao ngán buồn cho tình đời trong những cảnh đời dưới chế độ xã hội ưu việt của loài người. Tôi có ý định, hôm nào thuận tiện sẽ gặp, thăm hỏi, an ủi gọi là chia sẻ, cảm thông với y phần nào. Điều mà trứơc đây, tôi nghĩ chẳng bao giờ, nếu có đến với y chỉ là quả đấm và những cú đá mà thôi.
Còn câu chuyện thứ 2, câu chuyện buồn cười của anh chàng Phạm Thanh Vân tư bản kếch xù. Theo Vân tường thuật lại: Vân có một đôi quần đùi thật đẹp của bà chị ở Pháp gửi cho. Vân cũng chả mặc bao giờ, trừ ngày mồng một Tết, Vân mặc một lần để thi đấu bóng bàn, trước những con mắt thòm thèm, súyt soa của nhiều anh em tù khác. Buổi trưa trời nắng hửng, anh chợt  nghĩ đến chiếc quần đã mặc có thể  bị ẩm mốc nên đem ra phơi ở chỗ những sào nứa, nơi chúng tôi thường ăn hơi mỗi buổi chiều. Phơi rồi, Vân cũng sợ bị mất cắp, bởi vậy anh ngồi ngay tại cửa buồng 2 vừa cuốn thuốc, vừa nhìn ra coi. Chỗ phơi chỉ cách Vân vỏn vẹn có 10 mét. Vậy mà lúc anh cúi xuống cuộn điếu thuốc, khi ngẩng lên thì chiếc quần đã không cánh mà bay mất rồi. Hộc tốc anh chạy ra thì chỉ có vài người vẫn lảng vảng, trầm tĩnh đi đi lại lại vì người ta cũng đang có nhiều nỗi ngược xuôi của đời tù nên không ngủ trưa được. Hỏi mọi người thì ai cũng lắc đầu bảo không thấy, Vân bực vô cùng và ai biết cũng ngạc nhiên thay: Ai lấy cái quần mà nhanh như biến thế! (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.