Hôm nay,  

Với Cái Nhìn Mới, City Library Đạt Thành Công Tuyệt Vời

20/09/200400:00:00(Xem: 4712)
James Button (The Age - Thứ Bảy, 26 Tháng Sáu, 2004) - Bản dịch: Minh Hoàng

LGT (Dịch giả): Dưới tiêu đề: “New-Look Library reads like a bestseller”, trên Nhật Báo The Age, ngày Thứ Bảy 26 Tháng Sáu, 2004, Ký giả James Button đã giới thiệu City Library, Thư Viện mới của Melbourne, thủ phủ Tiểu Bang Victoria, như một thành công lớn lao trong việc làm sống dậy tập quán sử dụng thư viện nói riêng và sách vở nói chung. Nhận thấy bài viết đặc sắc này mang nhiều ý nghĩa tích cực trong việc cổ võ sự duy trì và phát huy những dịch vụ trí tuệ thiết yếu không thể không có trong một xã hội văn minh và nhân bản, nên chúng tôi xin được dịch lại để hầu quí độc giả Saigòn Times. Nhân dịp này chúng tôi cũng xin cám ơn Nhật báo The Age và ký giả James Button đã cho phép chúng tôi được dịch và đăng bài báo này. Chúng tôi cũng xin cám ơn ông Peter Fraser, giám đốc Thư viện City Library đã tạo cơ hội cho chúng tôi được giới thiệu các dịch vụ hữu ích của City Libray đến với Cộng Đồng người Việt tại Úc nói chung và tại Tiểu bang Victoria nói riêng.

Tiện đây chúng tôi cũng xin giới thiệu Tủ Sách Tiếng Việt của City Library với rất nhiều sách, báo, tạp chí, tài liệu, giá trị. Bên cạnh đó còn có hàng ngàn đĩa nhạc CD, các đĩa DVD tuồng cải lương, hài, phóng sự, sân khấu, kịch, phim, cùng băng đọc truyện. Vị trí của City Library cũng thật thuận tiện vì chúng ta có thể đến thư viện bằng phương tiện di chuyển công cộng như xe điện hay xe lửa. Ước mong độc giả tại Melbourne nồng nhiệt cổ động để đồng bào chúng ta biết và sử dụng những dịch vụ hữu ích của Thư viện này.

Cuối cùng, xin cám ơn Nhật Báo The Age, Melbourne đã cho phép chúng tôi được dịch đăng bài báo của Ký Giả James Button, trên số The Age Thứ Bảy 26 Tháng Sáu vừa qua.

Trân trọng.
Minh Hoàng

*

Trong vòng 20 năm trở lại đây, đã có nhiều tiếng than phiền rằng, sách báo trong thời buổi văn minh tiến bộ này đang từ từ dãy chết - rằng mạng thông tin toàn cầu, băng hình video và điện thoại lưu động đưa phim ảnh cống hiến ngay tầm tay người sử dụng sẽ giết hết những phương tiện truyền thông in ấn xa xưa, cũ kỹ. Nhưng năm ngoái, tôi lại được đọc một bài tham luận (của đáng tội, trên mạng thông tin toàn cầu!) của tác giả lừng danh người Ý, Ông Umberto Eco, bàn về vấn đề này tại thư viện của Thành Phố Alexandra bên Ai Cập. Thông điệp của Ông Eco, bằng chữ dùng của chính ông, là: “Hãy yên tâm, thoải mái, mọi chuyện rồi sẽ đâu vào đó cả!”. Theo ông, nỗi lo sợ về sự tử biệt của sách báo, chỉ là những hiểu lầm về bản chất của kỹ thuật mà thôi.
Thật thế, chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ rằng kỹ thuật luôn luôn để đáp ứng cho những nhu cầu phía trước, mỗi phát minh mới đều sẽ thủ tiêu cái có trước đó. Nhưng theo ông Eco, thì nghĩ như thế là quá phiến diện. Xe hơi chạy nhanh hơn xe đạp, nhưng chúng không hề biến xe đạp thành những loại đồ cổ!
Rồi còn gì nữa, ông tiếp, có rất nhiều dụng cụ, một khi đã được phát minh ra rồi thì sẽ vẫn mãi như thế, bởi vì “Nó thật sự đã hoàn chỉnh rồi”. Thí dụ như cây kéo hay cái búa, con dao hay cái muỗm. Và cả chiếc xe đạp, cả cuốn sách nữa!
Ông Eco chắc hẳn sẽ reo lên sung sướng nếu ông có dịp đi vòng quanh khu Flinders Lane. Bởi vì trong khu này, tuần qua, 100 người khách chọn lọc đã được nghe đọc tác phẩm Ulysses của James Joyce trong ngày phát hành tại tòa nhà Nicholas Building, trụ sở của Trung Tâm Tác Giả và Tác Phẩm Chọn Lọc Victoria, nơi duy nhất trên nước Úc chuyên bán thi phẩm, nằm tại góc đường Swanston. Và trong tòa nhà của Trung Tâm Giáo Dục Tráng Niên (CAE) số 253 Flinders Lane, có sự hiện diện của Thư viện City Library, mới vừa được bốn tháng tuổi!
City Library được thành lập do sự hợp tác của Hội Đồng Thành Phố Melbourne và Trung Tâm Giáo Dục Tráng Niên (CAE), đặt dưới sự quản trị của Hiệp Hội Thư Viện vùng Yarra-Melbourne. Đây là thư viện miễn phí đầu tiên trong Trung Tâm Thương Mại CBD của Melbourne trong 34 năm qua. Thư viện có 90,000 đơn vị tài liệu, hầu hết là sách, nhưng cũng có nhiều báo, tạp chí, và những bộ sưu tập các đĩa nhạc CDs và đĩa hình DVDs thật hùng hậu. Tất cả mọi cư dân tại thành phố Melbourne cũng như khách vãng lai đều được sử dụng các dịch vụ của thư viện. Thư viện có nhiều phòng họp, 29 máy vi tính nối với mạng thông tin toàn cầu, một phòng trưng bày nghệ thuật, những máy vi tính để tìm và mượn sách, và những tiện nghi thính thị để học sinh ngữ cũng như nghe nhạc.
Trái với những định kiến, về luật lệ “cứng nhắc” áp dụng trong thư viện, ngoại trừ phòng học cần luôn luôn giữ yên tĩnh còn thì bạn có thể mang cả thức ăn và đồ uống vào thư viện. Điều này đã khiến City Library không còn là một thư viện thuần túy hay ít ra nó cũng không mang ý niệm giống như một thư viện kiểu xa xưa nữa. Bởi vì, với sự quan sát và qua câu chuyện với Giám đốc thư viện Peter Fraser, tôi nghiệm ra rằng những gì của thư viện này không giống như những gì chúng ta đã từng sử dụng trước đây. Đây là sự điều tiết, từng bước theo thời gian, để thích nghi với lời đồn về sự tàn lụi của khối cư dân trọng yếu trong vùng.
Thiết kế của Thư Viện City Library cho người ta có cảm giác vừa sạch sẽ vừa tân tiến, với những tiện nghi để người khuyết tật có thể dễ dàng tiếp cận và rất nhiều trang bị bằng kính và thép. Trên lầu, có đặt nhiều ghế bành bọc da có thể nghĩ là dành cho người già, nhưng nếu từ lan can nhìn xuống, bạn sẽ chẳng thấy có một bức tường ngăn cách nào ngay cả với cửa ra vào cũng có thể nhìn xuyên xuốt từ trong thư viện ra đến ngoài đường. Có một cảnh quan đáng kinh ngạc giữa sự khoảng khoát và ánh sáng. Mục đích của việc này là, theo lời cựu nghị viên Lorna Hannan, người từng ngồi ghế chủ tịch hội đồng khai sinh ra thư viện này thì “Nó trông sẽ không giống một thư viện mà sẽ giống như một nơi cho người ta có thể đến gặp gỡ nhau”.


The Journal, là tên của quán cà phê của thư viện, được điều hành bởi ông John Vakalis và Con Christopolous, cũng là người điều hành quán DeGraves Espresso ngay góc đường. Quán Journal có hai quầy treo, trên để nhiều sách tham khảo và những số báo National Geographic, RollingStone và Wallpaper. Qua một tuần cà phê, ngồi dưới một kệ đầy sách Worl Books nặng nề, Ông Fraser giải thích cho tôi hiểu tại sao ông chắc chắn rằng các thư viện rồi sẽ mãi tồn tại.
Ông Fraser, 57 tuổi, trưởng thành trong sự yêu quí sách, vì là một chuyên gia về thư viện nên ông cảm thấy ông có thể chia sẻ điều đó với mọi người. “Người ta đều có sự say mê riêng” ông nói tiếp “Một chuyên gia thư viện có niềm vui khi nhìn ra sự say mê này và giúp cho họ đến với một số nơi ”.
Có một anh bạn đến Thư viện Altona, mang theo nhiều mẩu gỗ anh thu thập trong mùa nghỉ vừa qua và anh muốn xác định chúng thuộc họ thảo mộc nào. Một cụ bà 70 tuổi đi tìm cuốn sách về nghệ sĩ biểu hiện Đức, Max Beckmann, vì “Thầy lão nói là tranh của lão vẽ theo lối này đấy!”. Và một thiếu niên 14 tuổi, người đã ghé thư viện Tiểu Bang, nơi ông Fraser làm việc trước đây, để kiếm dữ kiện về các loại cá gây nguy hiểm hiện có trong các kinh rạch tại Victoria. “Không một ai chăm sóc cho giống cá này, ngoại trừ tôi” cậu bé phán! Cậu đã nuôi chúng trong ba cái hồ bằng cao su ở sân sau nhà và sẽ trả chúng về nơi hoang dã.
Thư viện công lập, không phải là sản phẩm của giai cấp quí tộc, mà được nẩy sinh từ tinh thần dân chủ này, Ông Fraser nói. Bản khảo sát năm 2002 của cơ quan thống kê ABS cho thấy các thư viện đã rất phổ biến trong giới đi học và người thất nghiệp. Nó nẩy nở tại Anh trong đầu thế kỷ 19 như một phần của các học viện cơ khí, nơi được thành lập để đào tạo các công nhân có kỹ năng và do đó, như kỳ vọng, đã giải quyết không để xảy ra một cuộc Cách Mạng Pháp thứ hai. Học viện cơ khí đã được thành lập tại Melbourne năm 1839, bốn năm sau ngày khai sanh của thuộc địa. Học viện này tồn tại như Câu lạc bộ Khoa Học Melbourne (Melbourne Athenaeum), trên đường Collins, và thư viện 165 tuổi của nó hiện vẫn còn cho mượn sách – Đặc biệt sách về tội ác, trữ tình và lịch sử - Nhưng phải trả lệ phí.
Từ năm 1892 đến năm 1970, Thư Viện Tiểu Bang cũng cho mượn sách, nhưng những phúc trình của chính phủ chứng tỏ rằng nó chỉ nhắm vào việc nghiên cứu mà thôi. Chính phủ Tiểu bang hoặc hội đồng thành phố đã mong muốn lấp đầy khoảng trống trong việc có một thư viện cho thành phố nhưng bất chấp mọi nỗ lực, việc này vẫn không thực hiện được.
Trong khu thương mại trung tâm (BCD) Melbourne, có đến gần 100 thư viện - của các nhà thờ, các cơ sở thương mại, các câu lạc bộ ... – nhưng không chỗ nào được miễn phí, và có dịch vụ ở mức quốc tế. Trong lúc này, thành phố đã tái lập mức dân cư, và ngày nay, con số đã lên gần 10,000 người.
Thư viện đã tiêu đến 2 triệu Úc Kim để mở rộng và đa dạng bộ sưu tập cũ của cơ quan CAE, do đó bây giờ bạn có thể mượn The Da Vinciu Code cũng như những sách về chính Leonardo. Những bộ sưu tập về những cuốn sách khát khao được trưng bầy gồm các sách và tạp chí được các danh sĩ Melbourne đề nghị, từ Germaine Greer cho đến Geoffrey Rush hay Delta Goodrem (Bà đề nghị hai cuốn Wuthering Heights, Harpers Bazaar, của Milan Kundera và cuốn The Magic Faraway Tree).
“ Xin các ông thứ lỗi ... tôi vừa nghe lỏm được...” Trong quán cà phê, một thiếu phụ ngắt lời ông Fraser để nói là bà đã yêu thích thư viện đến mức nào. Bà Rebecca Boyce là một luật sư , từ phòng làm việc tới đây để ăn trưa, bà hiện ngụ tại đường Little Bourke và thường đến thư viện mỗi tuần ba lần để sử dụng mạng thông tin, đọc tạp chí The New Yorker và mượn sách trinh thám của Lindsey Davis lấy Cổ thành La mã làm bối cảnh.
Cần phải làm cho minh bạch điều này: Có phải chính ông Fraser đã dàn cảnh việc người đàn bà này xen vào câu chuyện" Ông thề là không. Như vậy thì chỉ còn một cách giải thích, là dường như sách đã không bị chết, nó cũng không nằm trong cảnh ngồi trên giường cầm hơi bằng chút nước hồ, nhưng chúng hiện đang trong trạng thái sung mãn, tráng kiện. Đọc sách là một trong “tứ khoái” bắt đầu bằng chữ B. Theo ông Fraser tứ khoái đó nằm trong các chữ Bed, Bath, Beach và Book (Giường, Tắm, Bãi biển và Sách). Bạn không thể cuộn tròn cái máy điện toán lại như sách!
Mặc dầu vậy, thư viện vẫn được trang bị nhiều máy điện toán. “Sau những giao động ban đầu, thư viện đã tiên phong chỉ dẫn cho người ta sử dụng mạng thông tin toàn cầu” (Internet), ông Fraser nói. Đó là một phần tại sao ông nghĩ rằng “ Trong một thành phố hiện đại, chỉ có thư viện là nơi duy nhất được coi như trung tâm cộng đồng mà thôi”.
Ông Eco coi Thư viện như “một loại bộ óc hoàn vũ, nơi chúng ta có thể phục hồi những điều chúng ta lãng quên và những gì chúng ta vẫn chưa biết”.
Tại thư viện này, bạn có thể bước vào khối óc của vũ trụ trong khi nhâm nhi miếng bánh mì kẹp phô-mai. Bạn cũng có thể chìm vào giấc điệp trong lòng chiếc ghế bành bọc da êm ái. Bạn có thể mượn tới 30 đầu sách trong ba tuần lễ. Mà lại không tốn tiền!
Vì thế tôi chấm Thư viện tuyệt vời này!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.