Hôm nay,  

Kinh Tế Lao Đao Có Ảnh Hưởng Gì Đến Hình Thức Giáo Dục?

20/08/200800:00:00(Xem: 2558)
Thời buổi khó khăn cũng từng bước theo chân các em học sinh đến trường lớp. Các em sẽ phải đi bộ xa hơn đến trạm xe buýt trường, trả tiền ăn trưa nhiều hơn, đọc sách từ những quyển cũ, hoặc còn phải mặc lại đồ đi học của năm ngoái. Còn đi tham quan ư" Chuyện ấy sẽ không bao giờ xảy ra với ngân sách thiếu thốn hiện nay.

Niên khóa này, giá nhiên liệu xăng cho các chiếc xe bus màu vàng đặc trưng sẽ tăng gấp đôi. Cùng lúc đó, hóa đơn thanh toán máy lạnh và máy sưởi cũng lên cùng với phí thực phẩm ăn trưa và dụng cụ học sinh.

Tại vùng nông thôn Minnesota, một học khu đã bỏ lớp mỗi thứ Hai để tiết kiệm chi phí xăng dầu. Vào những ngày khác, các lớp học được kéo dài khoảng 10 phút lâu hơn. Đây là một cách tiết kiệm hiệu quả nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Trong khi đó tại một học khu khác người ta đã cắt bớt một số môn học nhiệm ý. Một tuần ngắn có thể tiết kiệm được khoảng 65,000 tiền nhiên liệu. Tuy nhiên, học sinh vẫn phải tập trung và dồn sức học cao độ hơn. Một số phụ huynh có thể phải kiếm những trường mầm non vào Thứ Hai.

Theo kết quả thăm dò của AASA hiện trên toàn nước Mỹ có ít nhất 14 học khu đã chuyển hẳn sang chế độ học tập 4 ngày một tầun, và hàng chục địa điểm khác đang duyệt xét khả năng này. Khoảng 100 học khu đã thay đổi những năm trước bởi vì cuộc khủng hoảng dầu xảy ra vào thập niên 1970.

Nhiều gia đình khác buộc con mình phải sử dụng lại cặp sách đi học, lấy đi chiếc điện thoại di động. Đa số phụ huynh sẽ tốn tiền quần áo và dụng cụ học sinh ít hơn cho con em của mình. Một số giáo viên đã kêu gọi phụ huynh đóng góp bằng cách cho con em của mình mang theo khăn giấy, thuốc rửa tay, và giấy in.

Không những vậy, những phụ huynh có con tham gia trong các câu lạc bộ thể thao của trường được yêu cầu chở chúng hoặc đi chung xe đến địa điểm thi đấu vào những ngày cuối tuần. Các lớp chuyên hay cá biệt phải gây quỹ tích cực hơn để có thể đi tham quan ngoài lớp học.

Tại thành phố Jacksonville, giá ăn trưa của các em đã tăng từ $1.30 lên $2. Nhưng ngay cả khi giá thành đã lên nhiều, nhà trường vẫn lỗ. Lý do là trên phân nửa các học sinh được miễn tiền ăn trưa hoặc nằm trong chương trình giảm phí ăn trưa. Không những thế, số tiền mà chính phủ đưa lại cho trường cũng không đủ để trang trải. Dĩ nhiên khi giá đi lên, giá trị dinh dưỡng không nhất thiết phải đi kèm. Trái cây tươi, rau quả, và ngũ cốc ít nhiều cũng đã tăng.

Để tránh việc cắt giảm các chương trình thể thao, câu lạc bộ, và chương trình học, một số học khu đã cắt giảm nhân viên, giáo viên, xe bus, và cả sách giáo khoa mới. Ở các nơi như San Jose, khi dịch vụ đưa đón của trường không miễn phí thì phụ huynh phải trả cao hơn và các tuyến xe bus được kéo dài hơn. Còn ở thành phố Folsom miền Bắc Cali thì học sinh trung học sẽ vĩnh viễn không đi xe bus trường nữa.

Một vài trường mẫu giáo ở khu vực ngoại thành quyết định đổi chương trình nửa ngày thành nguyên ngày để tránh việc chuyên chở cho học khu.

Tất cả những cắt giảm này tuy có khó khăn nhưng theo lời kinh tế gia Brian Bethune thì điều này là cần thiết vì chưa đến phân nửa tổng số học sinh đi học sử dụng loại xe bus trường để đến lớp. Một số đi bộ, trong khi số khác có người đưa đón hoặc đi xe đạp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.