Hôm nay,  

Nộp Đơn Xin Thẻ Xanh

09/08/200800:00:00(Xem: 7699)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.

Các đuơng đơn đã được cấp chiếu khán (visa), sau khi hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê, hoặc diện vợ-chồng được chấp thuận, sẽ bắt đầu cuộc sống tại Hoa Kỳ với tấm Thẻ Xanh "Có Điều Kiện" có giá trị 2 năm. Những người được bảo lãnh theo diện vợ chồng, nếu đến Mỹ sau khi hôn thú đã kéo dài trên 2 năm sẽ được cấp Thẻ Xanh Thường Trú có giá trị 10 năm. Trong thời gian 90 ngày trước khi hết hạn Thẻ Xanh có giá trị 2 năm, họ sẽ phải nộp mẫu đơn I-751 để xin Thẻ Xanh Thường Trú chính thức có giá trị 10 năm.

I-751 là mẫu đơn xin bỏ quy chế "Có Điều Kiện" để có Thẻ Xanh với quy chế "Thường Trú" chính thức. Thông thường, mẫu đơn I-751 phải được hoàn tất bởi người được bảo lãnh và người bảo lãnh; có nghĩa là 2 người đều phải ký tên trên đơn này; ngoại trừ người bảo lãnh qua đời hoặc tình trạng ly dị đã xảy ra.
Điều gì sẽ xảy ra nếu người chồng, hay vợ, bảo lãnh không muốn hợp tác"

Dữ kiện thực tế cho thấy một số cuộc hôn nhân đã trở nên xấu đi sau khi sống với nhau chưa được 2 năm. Điều này có thể ngăn cản người được bảo lãnh xin được Thẻ Xanh Thường Trú không" Câu trả lời là còn tùy theo những tình huống của cuộc hôn nhân. Nếu có thể chứng minh rõ rệt cho sở di trú về cuộc hôn nhân của họ là chân thật và người được bảo lãnh không phải là người gây tan vỡ mối liên hệ vợ chồng, thì họ sẽ có cơ hội được sở di trú cấp Thẻ Xanh Thường Trú chính thức.

Một số người được bảo lãnh không hiểu được quyền lợi của họ và nghĩ rằng họ không thể nộp đơn I-751 nếu người hôn phối - tức người bảo lãnh - không chịu hợp tác. Điều này không đúng. Họ Có Thể nộp đơn mà không cần người bảo lãnh hợp tác. Điều này xảy ra trong những trường hợp ly thân, ly dị hoặc bị ngược đãi bởi người bảo lãnh hay sự vắng mặt của người bảo lãnh.

Hơn nữa, nếu người được bảo lãnh chỉ nộp mẫu đơn I-485 để xin chuyển diện di trú mà không nộp đơn I-751 sau đó, có thể đưa đến việc cơ quan di trú tiến hành thủ tục trục xuất. Vì thế, chúng ta phải biết rằng việc nộp đơn I-751 là rất cần thiết, dù có hay không có sự hợp tác của người bảo lãnh.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Người được bảo lãnh nên làm gì để chứng minh cho cơ quan di trú biết rằng họ không là người gây ra sự đổ vỡ hôn nhân"

- Đáp: Câu trả lời tùy thuộc từng trường hợp của cuộc hôn nhân. Dĩ nhiên cơ quan di trú sẽ cảm thấy hài lòng nếu chính người bảo lãnh nộp đơn ly dị, hoặc bỏ rơi người hôn phối, hay ngược đãi ngưòi hôn phối.

- Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu người bảo lãnh qua đời dưới 2 năm kể từ ngày họ ký tên trên hôn thú"

- Đáp: Trong trường hợp này, người được bảo lãnh vẫn có thể nộp đưn I-751 để xin Thẻ Xanh Thường Trú dài hạn, nếu có đầy đủ chứng từ chung sống trong vòng hai năm qua. Hồ sơ có nhiều triển vọng được chấp thuận.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.