Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Đời Sống Dân Úc Sa Sút Vì Lãi Suất Tăng

28/07/200800:00:00(Xem: 2651)
LGT: Sự suy thoái của đồng Mỹ Kim trên thị trường tài chánh thế giới đã khiến cho giới bình luận kinh tế đoán rằng trong vòng vài tuần tới đây, đồng Úc Kim sẽ có giá trị tương đương với đồng Mỹ Kim. Điều này có thể tạo ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Úc, khiến giá sinh hoạt ngày càng đắt đỏ hơn, ngay trong thời điểm mà các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất khiến không ít người dân phải thắt lưng buộc bụng hơn nữa. Không những chỉ có những người lợi tức thấp, tay làm hàm nhai, mới chật vật vất vả vì nợ nhà, mà ngay cả những người thuộc giai cấp trung lưu cũng phải gặp khó khăn. Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi bài lược dịch phóng sự tựa đề “Battle On The Home Front – Cuộc Chiến Ngay Tại Nhà” của nữ ký giả Lucinda Schmidt, được đăng trên phụ trang Sunday Life của tuần báo The Sun Herald ngày 20/7/08 vừa qua.

*

Đã nhiều năm rồi hai vợ chồng Stuart và Catherine Le Mottee mới phải hoạch định tài chánh hàng tuần của gia đình. Cặp vợ chồng thuộc giới trung lưu ở Sydney với 4 đứa con từ 8 đến 14 tuổi, muốn duyệt kỹ xem lợi tức từ hai đầu lương của họ được chi vào những món gì hầu có thể dè xẻn, cắt giảm chi tiêu.

Ông Stuart, 44 tuổi, có phần hùn trong một thương nghiệp bán sỉ các loại giấy. Vợ ông, bà Catherine, 43 tuổi, làm nhân viên hành chánh bán thời tại một trường học. Ông đang dự trù cắt bỏ $50/ tháng tiền thuê TV bao cũng như những khoản tiền họ mua quà sinh nhật cho nhau. Kế đến là khoảng $100/ tuần tiền xăng cho chiếc xe nhiều chỗ ngồi của vợ ông. Chưa kể đến cả một gia tài nho nhỏ mà họ phải chi cho các hoạt động của con cái như bơi lội, netball, cricket, dã cầu và các lớp học múa.

Sự gia tăng  lãi suất đã khiến cho hàng chục ngàn gia đình lọt vào hoàn cảnh tương tự như gia đình Le Mottees. Đại đa số không bị nguy hiểm phải mất nhà hoặc phải chật vật mới có đủ đồ ăn cho con cái. Thế nhưng sau hơn một thập niên thịnh vượng sung mãn vốn cho phép những kẻ khá giả có thể tiêu xài thoả thích và mượn tiền dễ dàng, thì bây giờ, đề tài nóng bỏng của những buổi tiệc tùng, ăn uống chính là việc lãi suất của Tứ Đại Ngân Hàng gia tăng từ 6.5% trong năm 2002 đến hơn 9%. Thêm vào đó là việc giá cả thực phẩm và xăng dầu tăng vọt và việc thị trường chứng khoán xính vính từ ảnh hưởng của những vụ ngân hàng Hoa Kỳ vỡ nợ, khiến rất nhiều người trong số họ bắt đầu ngại ngùng lo sợ.

Ông Martin Short, giám đốc cố vấn của công ty tư vấn Fujitsu Consulting, tác giả của bản tường trình được phổ biến hồi tháng 4/2008 vừa qua, tựa đề “Anatomy Of Australian Mortgage Stress – Phân Giải Sự Căng Thẳng Nợ Nần Ở Úc”, tuyên bố: “Sự căng thẳng vì nợ nhà đã lan rộng hơn trong vòng những người lao động và bắt đầu ảnh hưởng đến giới trung lưu ở Úc cùng những khu vực giàu có khá giả”.

Bản tường trình cho thấy cứ mỗi sự gia tăng 0.25% trong lãi suất thì có thêm 150,000 gia đình bị căng thẳng nhẹ và 75,000 gia đình bị chuyển từ căng thẳng nhẹ sang trầm trọng. Một trong những nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất là nhóm “chính mạch ngoại ô” (“suburban mainstream”) bao gồm những người lao động chân tay và lao động trí óc với mức lương trên trung bình, sinh sống trong những khu vực rất ổn định, và thông thường có con.

Công ty Fujitsu dự đoán rằng đến tháng 12/08, những người bị căng thẳng vì nợ nhà (mortgage stress) sẽ tăng vọt lên 214,689 gia đình, so với 25,000 gia đình vào tháng 9/2007.

Mặc dù gia đình ông Stuart đã trả dứt nợ căn nhà của họ ở Regents Park, ngoại ô miền tây Sydney cách đây 4 năm, nhưng họ đã cầm nhà để vay mượn $200,000 đầu tư và mở thương nghiệp. Và họ cũng đang tính toán xem có nên sửa sang, nới rộng căn nhà 3 phòng ngủ, 1 phòng tắm của họ - vốn đã trở nên chật hẹp vì các con họ bước vào tuổi thiếu niên – hoặc bán nó đi để mua một căn khác.

Ông Stuart giải thích: “Chuyện quan trọng nhất đối với chúng tôi bây giờ là việc con cái đã vào trường trung học tư, và giai đoan này là giai đoạn tốn kém nhất cho chi phí giáo dục. Chúng tôi cũng dự định mua một căn nhà rộng rãi hơn, và vì thế, ở vào thời điểm mà chúng tôi cần có ít nợ thì chúng tôi lại phải chuyển sang một món nợ lớn hơn”.

Vì thế, họ đã phải tính toán chi li về chi tiêu trong gia đình, một việc mà họ không hề phải làm từ khi thành hôn với nhau. Ông Stuart, đã phải  nói: “Trong 5, 6 năm qua chúng tôi không hề lo nghĩ đến việc tiêu xài của mình. Bây giờ thì phải giảm xuống từ những thứ mình muốn, sang những thứ mình cần mà thôi”.

Vì thế, ông đã chiết giảm tối đa dự án sửa nhà hoặc mua nhà mới. Tuy không lo lắng căng thẳng quá đỗi vì đã từng trải qua thời mà mức lãi suất lên đến 18% với món nợ nhà đầu tiên khi ông còn độc thân, Stuart cho biết: “Mỗi lần có thông báo từ Tổng Nha Ngân Khố (Reserve Bank), thì tôi đều rất chú ý nghe xem chuyện gì xảy ra”.

Ông Scott Haywood, giám đốc của công ty Haywood Financial Management ở Melbourne cho biết ông đích thân mục kích những ảnh hưởng của các vụ tăng lãi suất gần đây đối với thân chủ của ông. Ông nói: “Chắc chắn là họ bắt đầu rụt cổ, co vòi lại. Tôi không nghĩ rằng họ bị hoảng hốt nhưng chắc chắn là họ duyệt xét lại mức chi tiêu”.

Chuyện quan trọng hàng đầu của thân chủ của ông là xoá hết nợ từ thẻ tín dụng, vì lãi suất hiện nằm ở mức 21%. Ông cũng đã thấy nhiều thân chủ bỏ dự định mua xe mới, huỷ kế hoạch du lịch và cắt bớt những chuyến đi nghỉ mát ở những căn nhà nghỉ mát của họ  ở miền duyên hải. Một số thân chủ khác, vốn là chủ nhân nhà hàng, thì lại phải cắn răng nhìn số khách hàng sụt giảm vì người ta giảm thiểu những lần dắt nhau ăn tiệm. Một thân chủ khác của ông đã phải tăng giá thuê mướn căn nhà nghỉ mát của họ đến 18% để có thể bù đắp vào mức gia tăng của lãi suất nợ nhà mà họ phải trả.

Ông Haywood phải giúp nhiều thân chủ kiểm soát mức chi dùng của họ, soạn thảo sổ chi thu gia đình và tính toán về những chuyện mà họ cần phải làm nếu lãi suất lên đến một mức nào đó. Ông cho biết: “Không phải ai cũng chuẩn bị như thế cả. Một vài người vẫn còn nghĩ mình sẽ không bị ảnh hưởng đâu. Giới trung lưu vẫn còn khá bất cẩn về vấn đề tài chánh của họ”.

Bà Ruth Cleveland biết rất rõ về ảnh hưởng của lãi suất cao đối với bà. Hồi đầu tháng 7/08 bà đã phải miễn cưỡng bán đi căn nhà đầu tư của bà ở Yalammbie, phía đông bắc Melbourne. Bà đã phải rao bán căn nhà này sau 2 năm chật vật, vất vả để trả nợ, với tiền lãi suất lên cao dần. Ngoài tổn thất tài chánh vì đã bán đi ở một giá rẻ hơn giá thị trường trước đó 6 tháng đến $50,000 Úc Kim, sự mất mát tinh thần mới thật là cay đắng bởi vì bà đã lớn lên trong chính căn nhà ấy.

Tuy bà Ruth, một nhân viên hành chánh cao cấp, gần đây đã trả hết nợ của căn nhà bà cư ngụ tạ khu Mill Park gần đó, bà đã phải mượn nợ để mua lại căn nhà kỷ niệm từ cha của bà. Bà nó: “Quả thật là đau lòng bởi vì đấy là nhà của cha tôi. Tôi muốn giữ nó lại cho các con tôi  sau này. Giâc mộng ấy bây giờ đã tàn rồi. Và quả thật là đau lòng lắm”.

Mức lãi suất trên món nợ $200,000 đã gia tăng từ 6% lên 8.9%, có nghĩa là $1,400 mỗi tháng. Bà nói: “Trong hai năm liên tiếp, tôi chả làm gì cả ngoại trừ trả tiền lời. Mỗi ba tháng tôi lại nhận được một lá thư cho biết lãi suất đã gia tăng”.

Bà cố hết sức tiết kiệm tối đa, đình hoãn việc sửa sang căn nhà của chính bà, giảm thiểu tiền rượu vang và thuốc lá, bỏ cả thịt bò và thịt trừu và giữ lại chiếc xe cũ kỹ đã 14 tuổi.

Bà Ruth, vốn dự dịnh dùng căn nhà đầu tư ấy làm quỹ hưu trí cho biết: “Căng thẳng vô cùng. Mặt tôi nhăn cả lại. Tôi bị nhiều cơn ác mộng. Bây giờ thì tôi đỡ bị căng thẳng rồi vì tôi đã bán nó đi. Nhưng nó là căn nhà kỷ niệm gia đình của tôi”.

Đối với một số người thì việc nhảy vào vòng nợ nần để mua nhà quả thật quá ư là khó khăn. Anh Brett Kidman, giám đốc một cửa hàng, đã phải né tránh thị trường nhà cửa. Anh đã dự tính mua nhà, nhưng sau đó bỏ hẳn kế hoạch và bây giờ thì anh chỉ mướn nhà chung với một người bạn. Anh muốn di du lịch và giữ mức sống hiện nay và không muốn mang vào cổ cái gông nợ nhà. Anh nói: “Với lãi suất ngay càng cao, chuyện nhảy vào thị trường nhà cửa quả thật là dễ sợ”.

Tuy vậy, anh vẫn thay đổi cách tiêu xài để có thể tiết kiệm, để dành tiền cho tương lai. Anh mua một cái xe gắn máy cách đây 2 tháng, và mỗi tuần, anh tiết kiệm được từ $50 đến $100 tiền xăng bởi vì đổ đầy bình chi tốn khoảng $4 đến $5 và mỗi bình chạy được 150-200 cây số. Anh nói: “Đấy là món đồ tốt nhất mà tôi mua được từ trước đến nay”.

Anh cũng cắt giảm cuộc sống xã giao, và thay vì đi ăn uống, nhậu nhẹt, chơi bời mỗi tuần, anh giảm xuống còn mỗi hai tuần một lần, và anh phỏng đoán là anh tiết kiệm được khoảng $200 - $300 mỗi tuần.

Hai vợ chồng Gavin và Merlijn Nicholson cũng hoãn việc mua nhà vì lãi suất cao. Hai vợ chồng gần đây đã bán căn nhà 4 phòng ở Rose Hills, ngoại ô miền Tây Sydney để dọn về Brisbane. Mặc dù lý do chính là lý do nghề nghiệp – Gavin là phi công – thế nhưng, giá nhà tương đối rẻ ở Brisbane cũng là một sự thu hút mạnh mẽ. Họ hy vọng sẽ mua một căn nhà với đất rộng khoảng một mẫu. Ở Brisbane, họ có thể mua được một căn nhà như thế và chỉ cách xa trung tâm thành phố khoảng 20-30 phút, trong khi ở Sydney thì “phải cách vài giờ là ít”.

Mặc dầu lãi suất hiện nay không khiến hai vợ chồng bị nhức đầu, nhưng họ đã tính toán tài chánh gia đình dựa vào mức lãi suất là 12%, và vì thế, họ phải giảm bớt $50,000 - $100,000 trong số tiền mà họ muốn trả cho căn nhà. Ông Gavin nói: Chúng tôi phải cẩn thận để có thể kham nổi việc trả nợ ở lãi suất cao hơn. Chúng tôi muốn chi tới mức tối đa mà chúng tôi có thể chịu đựng được cho căn nhà mới. Thế nhưng, chúng tôi cũng muốn cần kiệm để dành cho những chi phí trong tương lai, chẳng hạn như học phí cho con cái. Khi chúng tôi hoạch định chi tiêu cho những năm tới đây, thì sẽ ít du lịch ngoại quốc hơn, sẽ giảm chuyện đi ăn tiệm.v.v... chỉ vì những vụ gia tăng lãi suất này”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.