Hôm nay,  

Thất Bại Của Bà Clinton

10/06/200800:00:00(Xem: 8663)
...Ông cũng chẳng bao giờ tự đánh bóng, dĩ nhiên vì chẳng có gì để đánh bóng...

Chiến thắng của thượng nghị sĩ Obama, trở thành ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ, đối diện với thượng nghị sĩ John McCain của Cộng Hòa là một bất ngờ cho tất cả mọi người, từ người dân bình thường như chúng ta, đến các chuyên gia chính trị Mỹ và các chính trị gia lãnh đạo hai chính đảng của Mỹ.

Chiến thắng này sẽ đi vào lịch sử như một biến cố quan trọng nhất nhì trong lịch sử chính trị Mỹ, cho dù ông Obama thua ông McCain trong kỳ tổng tuyển cử tháng Mười Một tới.

Thượng nghị sĩ Barack Hussein Obama là người da đen (thật ra là lai thôi) đầu tiên đắc cử đại diện cho một chính đảng ra tranh cử tổng thống. Nếu đắc cử, ông sẽ là tổng thống da đen đầu tiên của Hợp Chủng Quốc, và cũng sẽ là thượng nghị sĩ đầu tiên đắc cử tổng thống sau thượng nghị sĩ John Kennedy, cách đây gần năm mươi năm.

Trong lịch sử Mỹ, ít khi thượng nghị sĩ được đắc cử tổng thống, vì dân Mỹ muốn tổng thống là người có kinh nghiệm hành pháp, thông thường là thống đốc, như TT Bush (TĐ Texas), TT Clinton (TĐ Arkansas), TT Reagan (TĐ California), TT Carter (TĐ Georgia). Đáng ngạc nhiên hơn thế nữa, Obama là một chính trị gia trẻ, không có thành tích gì đáng kể, cũng chẳng có chương trình kế hoạch to lớn vĩ đại gì.

Hiện nay và trong tương lai, đã có và sẽ có hàng trăm, hàng ngàn sách vở, tài liệu phân tách sự kiện lịch sử này. Độc giả nào có cảm hứng xin hãy đón xem.

Cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Cung bên phía Dân Chủ bắt đầu với gần một tá ứng viên, nhưng thực tế đã mau chóng biến thành một cuộc chạy đua giữa hai thượng nghị sĩ Hillary Clinton và Barack Obama.

Sự thành công của ông Obama do đó có thể giải thích qua 1) những cái “hay” của ông Obama, và 2) những cái “dở” của bà Hillary.

1) Cái “hay” của Obama

Thượng nghị sĩ Obama có hai đặc điểm nổi bật không ai chối cãi được.

Trước hết, ông có tài ăn nói trôi chảy ít người có. Ông nói thao thao không có một mảnh giấy nào trong tay trong cả tiếng đồng hồ. Nói đâu vào đấy, từng vấn đề một, đầy đủ không thiếu sót, một cách mạch lạc. Quan trọng hơn cái tài nói không ngừng là cái khả năng nói mà không làm người nghe ngủ gật. Trái lại, ông nói với lời lẽ hùng hồn, dễ hiểu, lạc quan, làm người ta chăm chú nghe, cảm thấy lạc quan theo, hứng khởi và phải gật gù đồng ý. Dĩ nhiên là đồng ý vì ông không bao giờ đi vào chi tiết kỹ thuật mà chỉ nói những nguyên tắc văn hoa bóng bẩy chung chung ai cũng dễ đồng ý. Ví dụ như nói các chính khách ở Washington tham nhũng, bất tài, cần phải thay đổi. Dĩ nhiên ai cũng đồng ý. Nhưng thay đổi như thế nào thì ông chưa nói tới vội. Hay ông nói về nhu cầu chấm dứt chiến tranh Iraq. Dĩ nhiên ai cũng muốn vậy, nhưng chấm dứt như thế nào để tránh đại họa tiếp theo thì ông không nói vội.

Bà Hillary (và sau này chắc ông McCain cũng vậy) lớn tiếng than phiền ông Obama chỉ là trống rỗng kêu to, giỏi đánh võ miệng, chứ không có chiều sâu, không có chương trình kế hoạch gì ghê gớm. Nhưng thực tế mà nói, nói chuyện với người dân bình thường như quý vị và kẻ viết bài này mà cứ mang chính sách ra nói thì thứ nhất không có thời giờ, thứ nhì chẳng ai hiểu, và thứ ba có hiểu thì sẽ có lý do để bắt bẻ chống đối. Dại gì.

Nguyên tắc tranh cử của Mỹ là phải giản dị hóa tối đa mọi vấn đề. Chỉ cần đài truyền hình cho lên vài câu trong vòng năm mười giây đồng hồ là đủ. Mỹ gọi đó là những “TV sound bites”.

Ông Obama nắm vững nguyên tắc này nên luôn luôn thủ sẵn những câu nói hay khẩu hiệu ngắn gọn, nổ như pháo Tết và dễ nhớ. Hiện nay, không ai không biết khẩu hiệu của Obama là “Yes, We Can” (tạm dịch là Vâng, Chúng Ta Có Thể), không cần biết chúng ta có thể… cái gì" Có ai nhớ khẩu hiệu của bà Hillary là gì không"

Đặc điểm thứ hai là ông nắm bắt được tâm lý quần chúng hiện nay.

Họ là những người bất mãn với tình trạng hiện tại, không đồng ý với cuộc chiến Iraq, đang vật lộn với đời sống kinh tế khó khăn, chán ngán cảnh hai chính đảng Cộng Hòa và Dân Chủ suốt ngày chửi nhau chí chóe mà chẳng bên nào giải quyết được chuyện gì. Họ bầu đa số Dân Chủ vào quốc hội năm 2006 để mong có thay đổi, nhưng rồi chỉ nhìn thấy tình trạng… vẫn như cũ. Bế tắc trong vấn đề Iraq, bế tắc trong việc cải tổ kinh tế, giáo dục, quỹ an sinh xã hội,… Tất cả chỉ vì hai chính đảng không thành tâm hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề.

Ông Obama đưa ra ngay chiêu bài ông sẽ là người bắc nhịp cầu, chủ trương đường lối ôn hòa, hợp tác với phe Cộng Hòa và các khuynh hướng độc lập.

Dân Mỹ nghe như vậy là mãn nguyện rồi. Họ ùn ùn tin tưởng ngay lời hứa hẹn tốt đẹp này. Họ chẳng cần biết ông Obama trong thời gian gần ba năm làm thượng nghị sĩ đã chưa hề sang sông, bắt tay với phe Cộng Hòa để ra bất cứ điều luật nào. Chẳng những vậy, ông còn được chấm điểm là thượng nghị sĩ cấp tiến nhất (thiên tả nhất - most liberal), hơn cả các đại ca Ted Kennedy, John Kerry, và hơn cả bà Hillary.

Không ai đặt vấn đề với thành tích cấp tiến vô địch như vậy, làm sao ông Obama có thể hợp tác với các ông bảo thủ Cộng Hòa được. Đó là chưa nói tới tình trạng xào xáo gia cang trong nội bộ đảng Dân Chủ. Ông đánh nhau với bà đồng chí Hillary đến gần tan đảng, làm sao có thể làm việc chung với mấy ông bảo thủ quá khích Cộng Hòa được"

Đặc điểm thứ ba là ông đã dùng hình ảnh lạc quan đẹp đẽ của tương lai để thu hút cử tri. Không khác gì ông Ronald Reagan ngày xưa. Hình ảnh này đã lôi cuốn được cả ngàn thanh niên trí thức trẻ để họ lần đầu tiên trong đời tham gia vào sinh hoạt chính trị, trở thành những chiến sĩ tài ba sốt sắng nhất của đạo quân Obama.

Ngoài những đặc điểm này, ông Obama còn chứng tỏ một khả năng tổ chức đặc biệt, biết khai thác tối đa tổ chức và hệ thống bầu cử sơ bộ của đảng Dân Chủ, đồng thời biết cách xin tiền có hiệu quả chưa từng thấy, và lấy điểm với báo chí cấp tiến. Chúng ta sẽ bàn thêm trong phần dưới, liên quan đến chiến lược tranh cử của bà Hillary.

2) Cái “dở” của Hillary

Thượng nghị sĩ Hillary Clinton khởi đầu cuộc tranh cử như là… tổng thống tương lai của Mỹ. Tranh cử chỉ là chuyện thủ tục màu mè cho phải phép thôi. Ưu tư của bà lúc đó có lẽ là không biết mua màn cửa kiểu gì, màu nào cho tòa nhà bà sẽ tái ngộ vào năm tới.

Trong tư thế cựu đệ nhất phu nhân, bà có trong tay tất cả guồng máy tổ chức chính trị của đảng Dân Chủ. Hàng trăm, hàng ngàn viên chức Dân Chủ từ trung ương đến địa phương đều chịu ơn của chồng bà, cựu tổng thống Bill Clinton. Tất cả giới tài phiệt Dân Chủ đều sẵn sàng chi phiếu để yểm trợ bà. Các khối cử tri trung thành của Dân Chủ như khối dân da đen, giới lao động, phụ nữ, khối cấp tiến, các nhóm dân thiểu số da nâu, da vàng, xếp hàng chờ bỏ phiếu cho bà.

Mùa bầu sơ bộ vừa bắt đầu không lâu thì tất cả các địch thủ Dân Chủ của bà bị loại một cách mau lẹ. Chỉ có chuyện bật ngờ nhỏ là cái anh Obama vớ vẩn không biết ở đâu ra, vẫn còn đang chạy đua theo bà thôi.

Không biết số trời đã định thế nào mà chỉ vỏn vẹn bốn tháng sau khi mở màn, cuộc chạy đua hầu như kết thúc, với kết quả quái lạ là chính cái anh Obama vớ vẩn này chiến thắng, cho bà Hillary về New York làm thượng nghị sĩ tiếp tục.

Thất bại của bà Hillary, ngoài những cái “hay” của Obama đã được bàn ở trên, cũng như ngoài những chông gai mà kẻ viết này đã có dịp bàn trong một bài trước (xin xem bài "Lộ Trình Chông Gai" của TNS Hillary Clinton, Việt Báo số ngày 29-4-08), phải nói căn bản là do chiến lược và chiến thuật tranh cử tồi tệ của bà, từ đầu đến đuôi.

Bà đã đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Và đây là điều khó hiểu mà các chuyên gia chính trị sẽ phải nghiên cứu nhiều vì ông chồng bà, cựu tổng thống Bill Clinton trước đây đã được coi như là một thiên tài về chiến lược chính trị và nghệ thuật tranh cử, vì sao lại phạm nhiều sai lầm như vậy được.

Sai lầm quan trọng nhất là trong chiến lược tranh cử. Bà Hillary đã đánh giá sai tính quan trọng của các cuộc hội thảo bầu nhóm (caucuses) tại các tiểu bang nhỏ. Hình thức bầu bán này hoàn toàn lệ thuộc khả năng tổ chức hạ tầng cơ sở, tốn ít tiền quảng cáo trên truyền hình nhưng cần nhiều nhân sự để đi từng nhà vận động. Bà Hillary dự tính tập trung nỗ lực vào quảng cáo truyền hình tại những tiểu bang lớn, với suy tính là những tiểu bang lớn đó sẽ có ảnh hưởng lớn đến các cử tri các tiểu bang nhỏ. Kết quả, bà thắng tại một ít tiểu bang lớn nhưng vẫn thua to tại hàng loạt các cuộc bầu nhóm tại các tiểu bang nhỏ, là những nơi Obama đã tập trung nỗ lực.
Bà cũng đã quá tự tin, cho rằng chỉ cần thắng ở những tiểu bang lớn và bầu sớm nhất như California, New York, New Jersey, Florida, là các tiểu bang khác sẽ tự động lọt vào tay mình. Và như vậy, đến ngày Thứ Ba Hồng Thủy 5 tháng 2 là xong.

Bà tin chắc đến độ không có chuẩn bị nào về chương trình, kế hoạch, tiền bạc và nhân sự gì cho các cuộc đầu phiếu sau ngày Thứ Ba Hồng Thủy ấy. Ví dụ điển hình là tại tiểu bang lớn Texas sau ngày Thứ Ba này, bà chỉ hấp tấp mở văn phòng đại diện có một tuần trước ngày bầu cử sơ bộ. Kết quả bà thắng cuộc bầu sơ bộ tại Texas, nhưng thua cuộc bầu nhóm tại đây (Texas đặc biệt có bầu phổ thông sơ bộ đồng thời cũng có bầu nhóm luôn), đưa đến tình trạng tréo cẳng ngỗng là dù thắng với hơn một trăm ngàn phiếu cử tri, bà lại thua Obama về số đại biểu.

Rõ ràng bà đã thiếu chuẩn bị, không nắm vững thể thức bầu bán của Texas nói riêng và của đảng Dân Chủ nói chung, bằng Obama. Và đó là lý do quan trọng nhất bà đã thua Obama.

Một điểm nữa bà thua xa Obama là cách gây quỹ. Bà áp dụng phương pháp cổ điển, tổ chức tiệc tùng đình đám để “xin” tiền mấy đại công ty, mấy ông bà triệu phú, mỗi người cho được tối đa 2,300 đô, theo đúng luật. Obama gây quỹ bằng phương thức “hiện đại” hơn: qua internet, kêu gọi cả triệu người đóng góp, mỗi người chỉ cần cho mười hay hai chục hay ba chục là đủ.  Nhờ vào đạo quân trí thức vùng thung lũng silicon San Jose, Obama tận dụng các phương tiện thông tin, tuyên truyền, gây quỹ của internet như website, chatroom, YouTube, MySpace, FaceBook,… Kết quả, Obama thu và xài được hơn hai trăm năm chục triệu, trong khi bà Hillary thì phải ứng hơn chục triệu tiền túi mà vẫn mắc nợ trên hai chục triệu, mặc dù tần tiệm hơn Obama nhiều.

Sai lầm thứ hai là bà muốn câu phiếu của dân da trắng nên khơi mào chuyện da màu vào cuộc vận động, chuyện mà Obama cố tránh né từ đầu. Kết quả thấy được là bà xô đẩy tất cả cử tri da đen vào tay ứng viên da đen Obama trong khi vẫn không tóm thâu được cử tri da trắng. Có lẽ bà Hillary đã nhận định sai lầm về tình trạng kỳ thị da màu tại Mỹ. Dân da trắng phần lớn đã bớt kỳ thị nhưng dân da đen thì vẫn chưa quên được những bất công xã hội đối với họ.

Sai lầm thứ ba là bà cố nhấn mạnh vào kinh nghiệm chính trị của bà so với tờ giấy trắng Obama. Đây là chủ điểm quan trọng nhất của bà. Nhưng cái lý căn bản này lại không vững chút nào. Bà chỉ là vợ của tổng thống thôi, chứ chưa bao giờ làm tổng thống. Vợ của một bác sĩ mổ tim chắc chắn không có nghĩa là sẽ có khả năng mổ tim như chồng.

Còn kinh nghiệm của bà trong ngành lập pháp (8 năm thượng nghị sĩ liên bang) thì tính ra, ít năm hơn là kinh nghiệm của Obama (7 năm thượng nghị sĩ tiểu bang Illinois, và 3 năm thượng nghị sĩ liên bang).

Trong lúc làm thượng nghị sĩ liên bang, bà cũng như Obama thôi, chẳng đưa ra được một điều luật nào. Trong truyền thống lập pháp Mỹ, một vị dân cử -thượng nghị sĩ hay dân biểu- nếu đưa ra được một dự luật mà dự luật đó được chấp thuận trở thành luật, thì luật đó sẽ mang tên vị dân cử đó. Dĩ nhiên bà Hillary trong tư thế thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu thuận hay chống cả trăm cả ngàn dự luật, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một điều luật nào mang tên bà cả.

Tóm lại kinh nghiệm của bà chẳng có gì hơn Obama cả. Hơn vậy, sau tám năm xì-căng-đan của Clinton, và bẩy năm thất bại của Bush, quảng cáo kinh nghiệm nghe không hấp dẫn bằng thông điệp “thay đổi” của Obama.

Sai lầm nữa của bà Hillary là tấn công Obama quá mạnh nhưng quá muộn, trong khi cố đánh bóng mình bằng mọi giá, kể cả phóng đại quá trớn. Chiến thuật này phơi bày ra hình ảnh của một chính trị gia cổ điển mà dân Mỹ quá chán ngán, khác xa với một Obama hoàn toàn mới lạ. Obama chẳng tấn công bà Hillary mặc dù có thể lôi ra cả chục vỤ xì-căng-đan của hai vợ chồng Clinton. Ông cũng chẳng bao giờ tự đánh bóng, dĩ nhiên vì chẳng có gì để đánh bóng. Chỉ có hứa hẹn và hẹn hứa.

Đất Mỹ nổi tiếng là vùng… đất hứa, nên không thiếu gì dân Mỹ tin tưởng vào những lời hứa.

Bà Hillary cũng bị thất thế trong vấn đề truyền thông. Mọi người đều thấy rõ giới truyền thông cấp tiến dường như bị Obama hớp hồn nên hồ hởi ca tụng Obama mệt vẫn không nghỉ. Điển hình ngay sau khi bà Hillary đại thắng tại Kentucky thì cả hai tuần báo Time và Newsweek đều tấn phong Obama lên làm lãnh tụ Dân Chủ, cho hình Obama lên bìa và viết bài nức nở ca ngợi, hoá giải ngay dư âm chiến thắng Kentucky của bà Hillary.

xxx

Nói về những cái “hay” của ông Obama và những cái “dở” của bà Hillary không có nghĩa là ông Obama không có gì dở, hay bà Hillary không có gì hay. Không có ai hoàn hảo. Chỉ là vấn đề đặt lên cán cân. Cho đến bây giờ, rõ ràng là những cái hay của Obama nặng ký hơn những cái hay của Hillary, trong khi những cái dở của Obama lại nhẹ ký hơn những cái dở của Hillary. Và kết quả thì thượng nghị sĩ Barack Obama đã thành công trở nên đại diện của Dân Chủ tranh cử tổng thống trong tháng Mười Một tới đây.

Nói tóm lại, bà Hillary thua vì chưa chi đã quá bận tâm lo đi kiếm mua màn cửa, trong khi ông Obama thành công chủ yếu là nhờ có biệt tài làm và bán… bánh vẽ. Điều chúng ta có thể cầu mong là nếu như ông đắc cử tổng thống thì những bánh vẽ đó sẽ trở thành bánh thật chứ ăn bánh vẽ thì chẳng khi nào no bụng được, có khi đau bụng nữa không chừng (8-6-08).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.