Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Quyền Hạn Của Luật Pháp Và Cạnh Tranh Xăng Dầu

20/05/200800:00:00(Xem: 2291)

Thứ Tư 7/5/08 vừa qua ông Pat Walker, uỷ viên đặc trách kiểm soát giá cả xăng dầu (gọi tắt là Uỷ Viên Xăng Dầu – UVXD - Petrol Commissioner), thuộc Uỷ Ban Bảo Vệ Người Tiêu Thụ ACCC đã lên án các cây xăng thuộc công ty siêu thị Coles bán xăng với giá đắt nhất – ngay trong những ngày cao điểm của chu kỳ giá xăng hàng tuần – và đồng thời kéo cả thị trường xăng dầu lên cao nhất trong số các cây xăng tại bốn thành phố lớn ở Úc là Sydney, Melbourne, Brisbane và Adelaide.

Kể từ sau khi nhậm chức cách đây một tháng, đây là lần đầu tiên mà ông Walker đã nêu đích danh một công ty bán lẻ xăng cho người tiều thụ để chỉ trích. Ông nói: “Sự phân tích giá xăng vào 9g00 sáng hôm nay (7/5/08) cho thấy những cây xăng của Coles đã định giá cao nhất tại cả bốn thành phố lớn”.

Ông cũng lên tiếng cảnh giác người tiêu thụ nên kiểm soát so sánh thật kỹ lưỡng giá xăng trước khi mua và đừng ỷ y vào việc dùng phiếu mua xăng giảm giá vì không hẳn họ sẽ tiết kiệm được tiền khi dùng các phiếu này. Ông nói: “Mỗi ngày, bất kể ngày nào, cũng đều có sự khác biệt khoảng từ 15 đến 20 xu giữa giá thấp nhất và đắt nhất. Người tiêu thụ nên kiểm soát các bảng giá cả để so sánh với các cây xăng khác trong vùng của họ trước khi đổ xăng. Điều quan trọng là người tiêu thụ không nên cho rằng hễ xài phiếu giảm giá là sẽ được giá rẻ nhất. Trong những trường hợp này, những người tiêu thụ trung thành dùng phiếu giảm giá để mua xăng tại các cây xăng có giá đắt nhất đã phải trả nhiều tiền hơn”.

Sự tiết lộ này chẳng những đã làm cho người tiêu thụ sửng sờ ngạc nhiên mà đồng thời còn khiến dân chúng đặc biệt quan tâm hơn nữa về kết quả của cuộc điều tra đang tiến hành về giá cả thực phẩm tại các siêu thị.
Chương trình thời sự The 7.30 Report trên đài truyền hình ABC ngày 9/5/08 vừa qua đã có phóng sự đặc biệt về vấn đề này, với nội dung như sau.

Người lái xe có thể sẽ phải suy nghĩ đắn đo nhiều hơn về việc sử dụng các phiếu giảm giá xăng từ siêu thị Coles sau khi có sự tiết lộ rằng công ty này đã kéo giá xăng lên cao trên toàn quốc.
Uỷ Ban Bảo Vệ Người Tiêu Thụ ACCC (Australian Competition & Consumer Commission) dã lên tiếng báo động giới lái xe rằng giá đắt đỏ tại các cây xăng có thể khiến cho họ bị thiệt thòi khi sử dụng các phiếu giảm giá xăng. Một cuộc kiểm điểm giám dịnh của ACCC cho thấy Coles là công ty đầu tiên nâng cao giá xăng ở Brisbane, Sydney, Melbourne và Adelaide.

Các công ty bán lẻ lớn đã cảm thấy e dè ngại ngần vì cuộc điều tra về giá thực phẩm tạp hoá (grocery prices) gần dây của ACCC mặc dù có nhiều người, như cựu chủ tịch ACCC, giáo sư Allan Fels, cho rằng uỷ ban này không được trao đủ quyền lực để đưa ra những hình phạt thích đáng cho các hành động nhằm đè bẹp sự cạnh tranh (anti-competitive behaviour) như ở Anh Quốc đã đưa ra.

Tuy cuộc điều tra về bốn chuỗi siêu thị lớn nhất Anh Quốc vẫn còn đang được tiếp diễn, ba công ty đã thú nhận tội danh thông đồng để định giá cao (collusion and price fixing) và chấp nhận trả tiền phạt vạ do Bộ Thương Mại Công Bằng (Office of Fair Trading) đặt ra là 116 triệu bảng Anh (tương đương với $240 triệu Úc Kim). Thế nhưng, một cuộc điều tra khác của Uỷ Ban Bảo Vệ Cạnh Tranh (Competition Commission) của Anh lại cho rằng các chuỗi siêu thị này không có hành động gì đáng phạt cả. Sự việc này là một thí dụ điển hình cho sự khác biệt trong cách suy xét của các cơ quan có nhiệm vụ quy định và kiểm soát, tương đương với sự khác biệt giữa các cơ quan tương tự ở Úc.

Giáo sư Allan Fels, cựu chủ tịch ACCC nói: “Ở Úc chúng ta có một sự tập trung thật đáng kể với hai công ty Coles và Woolworths nắm giữ khoảng 80% thị trường đồ khô. Sự tập trung này chỉ có thể ảnh hưởng xấu đến sự cạnh tranh. Tôi hoàn toàn bác bỏ những lời tuyên bố của các công ty bán lẻ lớn rằng họ có một sự cạnh tranh thật lành mạnh.”
Thế nhưng, ông Graeme Samuel, đương kim chủ tịch ACCC thì lại nghĩ khác. Ông nói: “Chúng tôi vẫn thường xuyên thắc mắc có phải sự tập trung thị trường và vai trò của Coles cùng Woolworth đã thật sự dẫn đến việc sụt giảm sự cạnh tranh hay không. Đấy là một trong những vấn đề mà chúng tôi hiện đang khảo sát như một phần của cuộc điều tra về giá cả thực phẩm tạp hoá. Chúng tôi muốn tìm biết được những sự căng thẳng thật thụ về cạnh tranh nằm ở nơi nào. Tôi nghĩ rằng sẽ có rất ít quan sát viên thị trường cho rằng Coles và Woolworth không cạnh tranh chống nhau thật mãnh liệt”.

Giáo sư Allan Fels phản bác chuyện này và nói: “Wolworths-Safeway đã hai lần bị toà phán quyết rằng đã có thái độ bóp nghẹt cạnh tranh (anti-competition) trong vài năm gần đây và họ đã bị phạt nhiều triệu Úc Kim vì những hành đông ấy".

Quả thật sự suy nghĩ của hai ông - một người là chủ tịch đương nhiệm của ACCC và một người là người tiền nhiệm, khác xa một trời một vực. Theo ký giả Greg Hoy của The 7.30 Report thì hai người chắc chắn sẽ có sự đụng chạm nặng nề về các mục tiêu của cuộc điều tra về thực phẩm tạp hoá cũng như về việc luật thương mãi (trade practices law) của Úc có đầy đủ, thích hợp hay không.

Giáo sư Fels nói: “Chúng ta phải chờ xem ACCC có muốn nới rộng giới hạn hay không. Tôi hy vọng rằng họ sẽ làm chuyện ấy”.

Khi được ký giả Greg Hoy hỏi rằng có phải ông còn nghi ngại về quyết tâm của ACCC trong vấn đề này hay không thì giáo sư Fels cho biết: “Tất cả chúng ta đều chờ dợi xem cuộc điều tra có đưa đến những kết quả đáng kể hay không. Một hành động đáng kể nhất sẽ là Điều 46 (của đạo luật thương mãi Trade Practices Act) được áp dụng mạnh mẽ hơn”.

Nhiều người miêu tả rằng thương trường là một nơi thật dữ dằn khốc liêt. Trong số hơn hai triệu thương nghiệp hoạt động trên toàn nước Úc, hơn phân nửa sẽ thất bại trong vòng bốn năm. Và câu hỏi mà người ta thường hỏi là có phải những thương nghiệp thất bại ấy bị thua lỗ, suy sụp vì sự bất tài, bất lực của chính họ, hay vì họ bị những thương nghiệp lớn hơn, với quyền lực thị trường mạnh mẽ hơn dồn ép, thúc đẩy vào đường khánh kiệt qua những cách ép giá quá độ (predatory pricing) hoặc thông đồng đè bẹp các đối thủ nhỏ để tiêu diệt họ"

Ranh giới của sự cạnh tranh công bằng (boundaries of fair trade) được đề ra rõ rệt trong Điều 46 của đạo luật Trade Practices Act nghiêm cấm việc lạm dụng thế lực thị trường (misuse of market power).

Chính phủ Lao Động liên bang gần đây tuyên bố một sự cải tổ mà chính phủ nghĩ rằng có thể sẽ thoả mãn tất cả mọi bên. Những sửa đổi này vốn được đương kim chủ tịch ACCC đề nghị năm 2004. Ông Chris Bowen, bộ trưởng Chính Sách Cạnh Tranh và Tiêu Thụ Sự Vụ (Competition Policy & Consmer Affairs) nói: “Giới tiểu hương cùng người tiêu thu đã bị đạo luật Trade Practices Act bỏ quên quá lâu rồi”.

Ông Graeme Samuel nói: “Chính phủ hiện nay đã chấp nhận tổng quát tất cả những đề nghị ấy và bây giờ đã cho chúng tôi một cơ hội thực thụ để có thể đối phó với việc lợi dụng hoặc lạm dụng thế lực thị trường như được đề ra trong Điều 46 của Trade Practices Act”.

Giáo sư Allan Fels thì khăng khăng cho rằng đạo luật vẫn còn quá phức tạp. Ông nói: “Hiện nay, ở Úc, để chứng minh được sự cố tình vi phạm luật, người ta phải chứng minh được rằng chủ đích của thương nghiệp là nhắm vào việc đè bẹp cạnh tranh. Và vì thế, phải duyệt xét điện thư email cùng các văn kiện nội bộ để xét xem thương nghiệp ấy có cố tình chèn ép hãm hại các đối thủ cạnh tranh hay không.v.v., phải săn đuổi kiểu ông cò bắt kẻ cướp vậy. Thứ nhì, Uỷ Ban ACCC cần phải có quyền ra lệnh ngưng hẳn những hành vi phản cạnh tranh (cease and desist power). Có nghĩa là quyền can thiệp và nhanh chóng chặn đứng hành vi phản cạnh tranh trước khi nó làm cho một tiểu thương bị sập tiệm”.

Theo ông Graeme Samuel thì hiện nay ACCC đã có đầy dủ quyền lực để đối phó với việc lạm dụng thế lực thị trường. Ông nói: “Về việc lạm dụng thế lực thị trường chúng tôi đã có đầy đủ vũ khí mà chúng tôi yêu cầu năm 2004. Bây giờ, những tu chính án đã được chính phủ đề ra. Một khi được quốc hội thông qua thì chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ có Điều 46 khả dĩ giúp chúng tôi truy tố những trường hợp thực tình lạm dụng thế lực thị trường và ép giá quá đáng”.
Thế nhưng, GS Fels vẫn cho rằng như thế chưa đủ và cần có thêm nhiều quyền hạn hơn nữa. Ông nói: “Chúng ta cần có thêm quyền ép buộc tháo gỡ (divestiture) trong Điều 46. Có nghĩa là nếu một đại doanh nghiệp có hành vi phản cạnh tranh trầm trọng thì toà án có quyền ra lệnh cho đại doanh nghiệp ấy bị xé lẻ ra. Tương tự như ở Hoa Kỳ vậy. Nếu chúng ta có quyền ép buộc tháo gỡ này thì các doanh nghiệp sẽ thành tâm tuân thủ Điều 46 kỹ lưỡng".
Những người vẫn còn nghi ngờ về sự hữu hiệu của cuộc điều tra về giá cả thực phẩm, hy vọng rằng cuộc điều tra này sẽ dẫn đến kết quả khả quan hơn cuộc điều tra về giá xăng dầu của ACCC gần đây. Cuộc điều tra về giá cả xăng dầu đưa đến sự kiểm điểm về giá xăng bán sỉ và nhập cảng, đồng thời khiến chính phủ thành lập chương trình Kiểm Soát Giá Xăng Toàn Quốc (National Fuel Watch Scheme) để giúp cho người tiêu thụ tránh né được việc giá xăng vọt cao bất thình lình.

Ông Graeme Samuel khẳng dịnh: “Tôi không nghĩ người ta có thể tin rằng các công ty xăng lớn cùng các chuỗi siêu thị lớn tán thành những đề nghị của chúng tôi về Fuel Watch vốn tạo thêm sức mạnh cho người tiêu thụ và giảm thiểu quyền lực của một số các đại công ty này”.

Ông Samuel cũng thú nhận rằng ông đã sai làm khi trước kia ông từng chê bai sự hữu hiệu của việc thành lập chương trình Fuel Watch. Ông nói: “Trước đây chúng tôi không khảo sát cặn kẽ và gắt gao chương trình Fuel Watch như Uỷ Viên Xăng Dầu vừa làm trong cuộc điều tra”.

Thế nhưng, GS Fels cho biết: “Cách đây không lâu trên thị trường xăng dầu có 4 công ty xăng và hai công ty bán lẻ cùng rất nhiều cây xăng độc lập cạnh tranh trên thị trường xăng. Thế nhưng, bây giờ, có vẻ như có một số thoả hiệp giữa những đại công ty bán lẻ (big retailers), và những thoả hiệp này, nếu xét theo bề mặt, có vẻ như đã loại bỏ được một vài đối thủ ra khỏi thị trường”.

Ngược lại, theo ông Samuel thì “Họ cũng khiến cho các công ty bán lẻ khác phải đưa ra chương trình giảm giá của mình, và cuối cùng thì, chúng ta phải quan sát dài hạn lẫn ngắn hạn và trung hạn để bảo đảm rằng người tiêu thụ ở Úc sẽ được lợi từ sự cạnh tranh thật sinh động”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.