Hôm nay,  

Ngọn Đuốc Làm Tối Và Rối Trung Cộng

12/04/200800:00:00(Xem: 4485)

Khi Thế Vận Hội chưa rước đuốc, Trung Cộng đàn áp thẳng thay người dân Tây Tạng đứng lên đòi độc lập. Những người điều khiển tổ chức Thế vận Hội và đa số những nhà lãnh đạo các quốc gia Tây Phương - trừ Thủ Tướng Đức -- đều chủ trương nên tham dự  Thế Vận Hội. Lúc bấy giờ người ta tưởng ngọn đuốc Thế Vận Hội có thể sẽ làm mờ  cơn bão lửa đấu tranh của Phật Giáo và Nhân Dân Tây Tạng đang đứng lên. Nhưng khi cuộc rước đuốc bắt đầu, cái thế nhân dân đã lật ngược thế cờ. Người dân Tây Phương trong đó nhiều tổ chức phi chánh phủ và đại diện dân cử, và người Tây Tạng hải ngoại đã chống đối khiến ngọn đuốc Thế Vận Hội làm tối TC.  Và có thể chẳng những làm rối nền ngoại giao của TC đối với Tây Phương mà còn làm rối nên nội trị TC nữa.

Nhà cầm quyền Trung Cộng chịu tốn tiền bạc, công sức đang cai tổ chức khai mạc Thế Vận Hội ở Bắc Kinh. Mục đích tối hậu không có gì khác hơn là muốn được đăng quang chế độ TC trên sân khấu quốc tế. Như một đại siêu cường văn minh, tân tiến, cởi mỡ với quốc tế và thừa khả năng tổ chức một lễ hội có tầm vóc thế giới về thể thao. Với một dân số một tỷ ba người, một nền kinh tế tăng trưởng cao và đều, một số ngoại tệ sỡ hữu kếch sù, một lực lương an ninh, quân đội thừa sức diệt chủng, một lãnh thổ bình yên, câm nín như nghĩa địa, TC chắc chắn thừa sức hoàn thành, hoàn thành vượt mức lễ khai mạc và các cuộc tranh tài tại Bắc kinh. Ngọn đuốc Thế Vận hội rước từ Olympics ( Hy Lạp) , qua nhiều quốc gia và thành phố lớn trên thế giới sẽ soi sáng TC, theo ý nghĩ và dự tưởng của Đảng Nhà Nước CS Bắc Kinh.

Nhưng không dè  tăng ni, Phật Tử Tây Tạng không một tấc sắt trong tay, chỉ có cái tâm vì đạo pháp và dân tộc đã làm ngọn đuốc mà Bắc Kinh mong mỏi sáng, trở thành tối cả Bắc kinh, trên đường rước vòng quanh thế giới. Và TC cũng không  đánh giá đúng mức sức mạnh của người dân và các tổ chức phi chánh phủ của xã hội  Tây Phương đã làm lung lay suy nghĩ của chánh quyền  các siêu cường Tây Phương trong việc ủng hộ Thế vận Hội và trong tương quan ngoại giao với TC.

Người dân Hy Lạp chống đối khi mồi lửa thiêng từ núi Olympia, có người thương dân Tây Tạng bị đàn áp, dũng cảm vọt ra giành ngọn đuốc không cho đại diện TC nhận, làm gián đoạn buổi lễ mất 3 phút. Người dân Anh chống rước đuốc ở Luân đôn; chánh quyền điều cả binh đoàn cảnh sát ra bảo vệ an ninh nhưng tôn trọng quyền bày tỏ tư tưởng của người dân. Báo chí và dân biểu đặt vấn đề với chánh quyền tại sao để những "con khỉ đột" của  TC - tiếng gọi mật vụ chuyên bảo vệ và đỡ đòn, đỡ đạn cho yếu nhân -- giả dạng vận động viên, tung hoành trên đất Anh; chủ quyền nước Anh ở đâu, TC là gì mà có quyền đưa khỉ đột như người máy  hành động theo lịnh đảng nhà nước TC, lấn áp quyền của vận động viên Anh, ngay trên đất Anh.

Người dân Pháp, hậu duệ của cuộc cách mạng dân quyền, dân chủ năm 1789, đầu tiên ở Au châu, chống mạnh hơn khi đuốc đến Paris. Dân biểu cản đường. Đô trưởng Paris quyết định, Tòa Đô chánh căng biểu ngữ ''Paris bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới'' để gián tiếp bày tỏ sự ủng hộ dân tộc Tây Tạng. Một dân biểu  can trường như Mirabeau nói với nhà vua, chúng tôi đến đây vì ý nguyện của toàn dân, chỉ rời nơi này trước sức mạnh của lưỡi lê, hướng dẫn một số đồng bào xung kích, giựt  và giập đuốc, lộ trình phải thay đổi. Người dân Mỹ, đủ mọi sắc tộc, trắng, đen, vàng, gốc Au, Á, Phi, tổ chức chống ở San Fran, cửa ngỏ Á châu. Căng biểu ngữ trên cầu Golden Gate, đón đường. Lộ trình phải thay đổi, rút ngắn. Chủ Tịch Hạ Viện đi An Độ thăm Đức Đạt Lai Lat ma. Hai ứng cử viên tổng thống, khuyến cáo TT Bush phải suy nghĩ lại việc đi Bắc Kinh dự lễ khai mạc, không thể xem đó là vấn đề thể thao, không liên quan đến chánh tri. Thăm dò dân ý, tỷ số người Mỹ tẫy chay Thế Vận Hội cao hơn người ủng hộ, cao hơn mưới mấy phần trăm. Phát ngôn viên Tòa Bạch Oc phải lên tiếng minh xác.

Thủ Tướng Uc lên tiếng không đồng ý cho đám khỉ đột TC vào Úc để bảo vệ đuốc.

Về tương quan ngoại giao, đuốc mới qua  qua ba thành phố lớn của thế giới, do phản ứng của người dân, hầu hết các lãnh đạo siêu cường Tây Phương, Au lẫn Mỹ,  đều đặt điều kiện  với TC: TC phải đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Liên Au long trọng tiếp đón Ngài dù TC phản đối quyết liệt. TT Pháp và nội các nghiêm chỉnh xem xét vịệc tẫy chay dự lể khai mạc.

Còn đối nội, người dân Tây Tạng dù bị kềm kẹp chặt, các tu sĩ Phật Giáo vẫn cố gắng biểu tình chống TC trước phái đoàn báo chí quốc tế do TC chọn lộ trình, chỉ định nơi gặp để giải độc với quốc tế.

Với tình hình chống đối của nhân dân trên thế giới như hiện nay, người ta tin rằng người Hoa gốc Tây Tạng  ở các tỉnh sát biên giới TC sẽ không  ngồi yên trước cảnh TC đàn áp đồng bào và tăng lữ mình ở nước nhà. Cuộc biểu tình sẽ tái phát như đã diễn ra khi ở Tây Tạng, tăng ni, Phật tử đứng lên đòi độc lập, chống việc hán hóa Tây Tạng và cào bằng văn hóa Tây Tạng của TC xâm thực.

Trong khi đó sự chống đối việc rước đuốc làm sáng lên chánh nghĩa  đấu tranh của Phật Giáo và người dân Tây Tạng. Không có việc TC tổ chức Thế Vận Hội, thế giới này ít người biết, ít người nghe nói đến hoàn cảnh sống hết sức khắc nghiệt của một tỉnh xa xôi, hẽo lánh, sát dãy núi Himalaya nóc nhà của thế giới, và cuộc vận động nhân quyền của Đức Đạt Lai Lat ma. Chính ngọn đuốc Thế Vận Hội làm cho bao nhiêu ống kính truyền hình và bao nhiêu đèn chiếu và truyền thông đại chúng thế giới hướng về quốc gia dân tộc nhỏ bé nầy đang bị TC một người làng giềng khổng lồ xâm thực, đồng hóa , và triệt tiêu văn hóa Tây Tạng.

Nguyên do chánh là sự lừa dối của TC đối với  thế giới trong vấn đề Thế vận Hội. Khi nhận đăng cai tổ chức Thế Vận hội, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã cam kết tôn trọng nhân quyền đúng theo tinh thần của Thế Vận Hội. Việc tổ chức rước đuốc qua nhiều quốc gia, nhiều thành phố trước khi đến Bắc Kinh là nơi khai mạc,  triết lý của việc này là thể hiện tinh thần Thế Vận Hội và nguyên tắc của Tư Do Con Người là có tính hoàn vũ. Nên mới tổ chức đón rước Ngọn Đuốc qua nhiều quốc gia và thành phố lớn để chứng tỏ thế giới tham gia, chấp nhận, tôn vinh tinh thần và nguyên tắc ấy.

 Nhưng tác phong và hành động bắn chết, bắt bớ và càn quét của TC đối với người dân và Phật Giáo đứng lên đòi độc lập tư do, và đối với một người Trung Hoa của TC là Hu Jia bị kêu án tù đày chỉ vì đòi hỏi một cách hòa bình quyền sống tư do của - hoàn toàn không phù họp với lời cam kết của TC khi đăng cai tổ chức Thế Vận Hội. TC đã phản bội lời cam kết với Thế Vận Hội và lừa dối thế giới.

Chưa bao giờ, cuộc rước đuốc Thế vận lại diễn ra dưới sự bảo vệ an ninh chặt chẽ như vậy. Chưa bao giờ đuốc Thế Vận Hội bị chống đối như vậy. Người dân thế giới chống đối, làm tắt đuốc Thế Vận Hội  đưa về Bắc Kinh để đuốc Tự do, Nhân quyền sáng lên trên thế giới. Nhiều dấu chỉ vững chắc cho thấy trước sự chống đối của người dân, khuynh hướng chung của chánh quyền là suy nghĩ lại việc tham dự  lễ khai mạc ở Bắc Kinh vàio ngày 8 tháng tám năm 2008 ở Bắc Kinh.

 Và người ta tin rằng bộ mặt ngoại giao của Bắc Kinh đen tối  hơn sau Thế Vận Hội. Tây Phương có thể xem trọng vấn đề nhân quyền hơn kinh tế. Nội trị của TC sẽ rắc rối hơn sau Thế Vận Hội. Thành phần đối kháng trong đảng và ngoài dân sẽ tranh đấu mạnh hơn..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.