Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Tablighi Jamaat & Nguy Cơ Khủng Bố?

01/04/200800:00:00(Xem: 2766)

Trong vài tháng vừa qua, ở Sefton, một khu ngoại ô miền Tây Nam Sydney, không xa Cabramatta lắm, đã xảy ra một vụ giằng co tranh cãi giữa các hệ phái trong một đền thờ Hồi Giáo, dẫn đến nhiều vụ kiện tụng, thưa gởi tại toà. Gần đây nhất là việc vị giáo sĩ Abdul Karim Quasimi, chủ trì đền thờ, đâm đơn khởi tố một thành viên thuộc hội đồng quản trị của đền thờ đã tấn công ông ngay tại tư gia, sát bên đền thờ, khi cố đuổi ông ra khỏi nơi này và hăm doạ sẽ giết ông nếu ông quay lại. Ông phải xin toà cho án lệnh AVO (Aprrehended Violent Order - Lệnh cấm bị đơn không được đến gần nguyên đơn, bất tuân sẽ bị tống giam). Thẩm phán Daniel Reiss thuộc Toà án địa phương Bankstown đã đồng ý  ban lệnh cấm Abdullah Yousef Shamim, thành viên hội đồng quản trị, không được đến gần giáo sĩ Quasimi trong vòng hai năm.
Và đấy không phải là vụ kiện tụng duy nhất liên quan đến ngôi đền thờ Hồi Giáo này. Hội đồng quản trị sáng lập đền thờ cũng đang khởi tố kiện hội đồng quản trị đương nhiệm. HĐQT đương nhiệm cũng đã từng xin án lệnh trục xuất giáo sĩ Quasimi ra khỏi đền thờ, gọi cảnh sát đến vào giữa khuya để đuổi ông ra khỏi nhà. Sự bắt đầu từ năm ngoái, khi một nhóm người thuộc hệ phái Tablighi Jamaat thắng được một số ghế trong hội đồng quản trị của đền thờ. Tablighi Jamaat (TJ) là một hệ phái được thành lập ở Ấn độ năm 1927 nhưng gần đây được thế giới biết đến nhiều hơn vì có nhiều thành viên trong hệ phái dính líu đến nhiều vụ khủng bố khác nhau, từ gã khủng bố Hồi Giáo gốc Hoa Kỳ Richard Reid mang giầy có chất nổ lên máy bay đến một số tên khủng bố tham gia vào vụ tấn công xe điện Luân Đôn năm 2005. Giáo sĩ Quasimi tố giác rằng nhóm này hiện đang có âm mưu soán đoạt, đẩy hết giáo dân thuộc các sắc tộc khác đi và giành đền thờ cho riêng người Hồi Giáo gốc Bangladesh, đặc biệt là cho những người thuộc hệ phái TJ. Ông cũng cho biết “một số giáo dân Tablighi ở Úc là những người hết sức giáo điều, gần như qúa khích”. Để biết rõ thêm về vấn đề này, cũng như về hệ phái Tablighi Jamaat, một hệ phái từng tuyên bố sẽ xây dựng đền thờ Hồi Giáo lớn nhất Anh Quốc ngay tại thủ đô Luân Đôn, kế bên vận động trường Thế Vận Hội 2012, xin mời quý độc giả theo dõi bản lược dịch tựa đề Acolytes Of Hate Gain A Foothold của nữ ký giả Natalie O’Brien, người đã từng theo sát vụ việc này từ tháng 1/08 cho đến nay.

*

Khách qua đường thường xuyên ngừng lại để nhìn cho kỹ hơn đền thờ Hồi Giáo ở Sefton. Đền thờ này trước đây từng là một nhà thờ Kitô Hữu và vẫn còn nhiều dấu vết kiến trúc cho thấy di sản quá khứ của nó vẫn còn tồn tại. Thế nhưng, hiện nay, toà kiến trúc này lại tạo sự chú ý vì một lý do hoàn toàn khác hẳn. Nó hiện là trọng tâm của một cuộc tranh giành quyền lực của thành viên một nhóm đã từng bị tố cáo là đường dây móc nối cho khủng bố.
Tablighi Jamaat là một nhóm Hồi Giáo có hành tung bí mật và, cho đến gần đây, ít được giới truyền thông Úc nhắc đến. Bây giờ, một số thành viên của hệ phái này bị tố giác đang tổ chức một cuộc chiếm đoạt thật táo bạo và trắng trợn ngôi đền thờ ở Sefton để họ có thể gài đặt giáo sĩ của chính họ, vốn qúa khích hơn, vào đấy để có thể tạo ảnh hưởng nhiều hơn với giáo dân và tín đồ của đền thờ.
Thẩm phán Daniel Reiss đã ban hành lệnh AVO cấm Abdullah Yousef, 39 tuổi, thành viên hội đồng quản trị đền thờ đến gần Abdul Karim Quasimi, giáo sĩ chủ trì đền thờ, sau khi y bị tố giác đã cố trục xuất ông ra khỏi tư gia của ông và hăm doạ sẽ sát hại ông nếu ông quay lại đấy.
Thẩm phán Reiss đã ban lệnh này sau khi nghe bằng chứng về phong cách mà Yousef đã cố đe doạ ông Quasimi cũng như lời tố giác rằng Yousef là thành viên của TJ và y cùng thành viên của hệ phái này là những kẻ qúa khích.
Được biết Yousef không có mặt tại phiên toà này vì y đang ở ngoại quốc. Y cũng đã từng khẳng định với phóng viên của nhật báo The Australian rằng y không phải là thành viên của TJ.
Thế nhưng, đây không phải là lần đầu tiên mà hệ phái TJ dính líu vào việc tranh giành thế lực để chiếm ảnh hưởng ở một đền thờ tại Sydney, mặc dù hành động tranh giành này hoàn toàn đi ngược lại với những nguyên tắc đã được công bố của hệ phái này là từ bỏ tất cả mọi hành động liên quan đến chính trị để chỉ tập trung vào những nguyên lý căn bản của Hồi Giáo và chuyên chú vào việc tụng niệm mà thôi!
Chuyện này lại xảy ra ngay thời điểm mà hệ phái Tablighi quốc tế đã bị nêu đích danh trong một bản báo cáo của Stratfor (một cơ quan tình báo tư nhân Hoa Kỳ) rằng hệ phái này là sân tuyển mộ của tổ chức khủng bố al-Qa’ida. Hệ phái cũng bị cho là có liên hệ đến vô số những tên khủng bố và quá khích, kể cả bọn khủng bố tân công Luân Đôn năm 2005.
Hơn thế nữa, hồi đầu năm nay, thành viên của Tablighi Jamaat bị liên kết với một tổ chức khủng bố ở Tây Ban Nha vốn bị chặn đứng trước khi chúng kịp thi hành kế hoạch tấn công Barcelona. Trong một loạt bố ráp, cảnh sát Tây Ban Nha đã tịch thu được nhiều nhu liệu chế tạo bom mìn và tóm bắt 14 thành viên của hệ phái TJ.
Hệ phái này cũng có liên hệ với 2 tên khủng bố vụ tấn công Luân Đôn 7/7, tên khủng bố mang giầy bom Richard Reid, cũng như gã Jose Padilla được mệnh danh là “dirty bomber” toan tính tấn công Hoa Kỳ; và Lyman Harris, kẻ đã dự định tấn công cầu Brooklyn.
Thành viên của tổ khủng bố được mệnh danh là Lackawanna Six ở Hoa Kỳ đã từng sang Hồi Quốc giả vờ học hỏi về Hồi Giáo và văn hoá tại trung tâm huấn luyện Tablighi. Thế nhưng, chúng đã đi xuyên Hồi Quốc đến A Phú Hãn, để được huấn luyện tại quân trường của al Qaida là al Farooq.
Tablighi Jamaat được miêu tả như một tổ chức truyền giáo bí mật đã phát triển nhanh chóng để trở thành một trong những hệ phái Hồi Giáo lớn mạnh nhất thế giới với nhiều triệu giáo dân.
Ký giả Alex Alexiev của tạp chí The Middle East Quarterly đã từng cho biết, mặc dù có tầm vóc to lớn như thế, với sự hiện diện toàn cầu như thế, nhưng TJ gần như bí mật đến độ không được thế giới bên ngoài cộng đồng Hồi Giáo biết đến. Ngay cả những nhà học giả chuyên nghiên cứu về Hồi Giáo cũng không biết đến TJ.
Trong bài phóng sự năm 2005, ông cho biết TJ đã cố hết sức để không nằm trong sự chú ý của chính phủ cũng như của giới truyền thông. Ông cho biết TJ không có hệ thống tổ chức chính thức và không hề công bố chi tiết về những hoạt động của nó, cũng như về số thành viên hoặc tài chánh của nó. Ông viết: “Bằng việc khước từ không thảo luận công khai về chính trị và qua việc đưa ra một hình ảnh, nó chỉ là một phong trào sùng đạo thuần thành, Tablighi Jamaat, đã năng nổ tạo nên một ấn tượng nó là một tổ chức vô hại. Vì hành tung bí mật của hệ phái nên giới học giả thường không có sự lựa chọn nào khác hơn là phải tin theo lời giải thích của tay sai của Tablighi Jamaat”.
Cũng theo ông Alexiev thì nhận xét lầm lẫn của Tây Phương về TJ cùng những động lực của chúng  đã tạo ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc chiến chống khủng bố.


Ông biện luận rằng TJ đã được quá khích hoá cho đến độ nó đã trở thành lực lượng chính lèo lái thúc đẩy bọn Hồi Giáo quá khích cũng như trở thành cơ quan tuyển mộ toàn cầu cho bọn khủng bố. Đối với đại đa số những người Hồi Giáo quá khích trẻ tuổi, gia nhập TJ là bước đầu tiên trong hành trình tiến tới sự quá khích toàn diện. Ông viết: “Có lẽ 80% những tên Hồi Giáo quá khích ở Pháp đều nằm trong hàng ngũ Tablighi, khiến cho các sĩ quan tình báo Pháp phải gọi TJ là phòng chờ đợi của chủ nghĩa thủ cựu quá khích”.
Giờ đây, hệ phái này đã bắt đầu bị công chúng Úc để ý đến và giáo sĩ Quasimi của đền thờ Sefton cho biết nhóm này đã dùng nhiều biện pháp quá khích để thay thế ông ngỏ hầu mang về đây người lãnh đạo tôn giáo qúa khích của chúng. Ông cho biết rằng nhóm này đang toan tính một âm mưu thoán đoạt mang đầy tính tôn giáo và sắc tộc (ethnic and religious takeover), muốn giành độc quyền sử dụng đền thờ cho người Hồi Giáo gốc Bangladesh - đặc biệt là cho những người theo hệ phái Tablighi - và đuổi hết những người thuộc các nhóm sắc tộc khác, chẳng hạn như người Hồi Giáo gốc Ả Rập.
Tablighi Jamaat gần như nằm dưới tầm radar cho đến khi cảnh sát đến gõ cửa nhà ông Quasimi vào giữa một đêm khuya của tháng 12/07. Kể từ khi danh xưng của hệ phái bị gắn liền với cuộc tranh chấp vừa bùng nổ sau đêm ấy với những án lệnh AVO, đã có nhiều lời tố giác qua lại về việc lạm dụng tiền quỹ cũng như việc lén lút gởi tiền dành cho mục đích từ thiện đến cho các tổ chức khủng bố ngoại quốc. Cảnh sát đia phương đã được gọi đến nhiều lần và hiện nay thì đã có đơn khiếu nại gởi về Uỷ Ban Kiểm Soát Hạnh Kiểm Cảnh Sát (Police Integrity Commission) về phong cách hành xử của cảnh sát trong hai lần mà cảnh sát đến viếng nhà giáo sĩ Quasim vào giữa khuya.
Thoạt đầu thì Yousef đã thành công trong việc xin toà ban lệnh AVO cấm giáo sĩ Quasimi không được bén mảng đến gần đền thờ và tư gia của chính ông. Luật sư Richard Mitry đại diện cho giáo sĩ Quasimi đã thành công trong việc yêu cầu toà thu hồi án lệnh này. Luật sư Mitri cho biết lý do mà Yousef xin án lệnh nói trên không phải vì y sợ hãi cho sự an ninh của y mà thực ra đó là một phần của âm mưu thoán đoạt của nhóm quá khích Tablighi.
Tuần qua, luật sư Mitry lại một lần nữa hầu toà và thành công trong việc xin án lệnh AVO cấm không cho Yousef sách nhiễu và hăm doạ giáo sĩ Quasimi.
Đây không phải là lần đầu tiên mà Tablighi Jamaat nhúng tay vào việc tranh giành quyền lực tại một đền thờ ở Sydney.
Một trường hợp tương tự đã xảy ra cách đây vài năm, ở một đền thờ khác tại Green Valley, cũng không xa Cabramatta lắm. Và sự tranh chấp này đã khiến cộng đồng ở đấy phân hoá thành hai nhóm, theo lời tường thuật của tiến sĩ Jan Ali, một nhà khoa bảng đã bảo vệ luận án tiến sĩ về hoạt động của Tablighi Jamaat tại Sydney. Ông nói: “Đấy là một cuộc tranh cãi mang tính giáo lý và sắc tộc để rồi cuối cùng dẫn đến một cuộc tranh giành thế lực. Và Tablighi đã chiến thắng. Điều này có vẻ như đang tái diễn ở Sefton”.
Ông cho biết trong năm ngoái, hệ phái này đã dời buổi họp tối Thứ Tư hàng tuần của họ từ Rydalmere về đền thờ Sefton.
Tiến sĩ Ali, người đầu tiên trên thế giới nghiên cứu thật sâu rộng về hệ phái này, đã chú tâm nghiên cứu về chủ thuyết phục hưng Hồi Giáo hiện đại ở Úc dựa theo kinh nghiệm của Tablighi và lý do vì sao Hồi Giáo lại tái xuất hiện.
Tablighi Jamaat, có nghĩa là nhóm giảng đạo, khởi thuỷ là một phong trào nhằm phục hưng Hồi Giáo được thành lập năm 1927 ở Ấn Độ.
Tiến sĩ bỏ ra 18 tháng trời để nghiên cứu Tablighi. Ông cũng bỏ ra nhiều ngày cuối tuần với giáo dân hệ phái này ở Sydney cũng như sang tận Ấn độ để tìm đến tổng đàn của họ. Ông ước lượng, ở Úc hệ phái này có khoảng từ 7,000 đến 10,000 giáo dân. Ông cũng cho biết, ông không mảy may ngạc nhiên về những lời cáo buộc về hệ phái này. Ông nói: “Từ những thập niên 70, 80 họ đã bị CIA theo dõi rồi. Thế nhưng họ biết rất rõ về những nỗ lực trà trộn xâm nhập của Mỹ vào tổ chức cuả họ”.
TS Ali còn cho biết thêm, sự hiểu biết của ông về Tablighi rất hạn hẹp. Cuộc nghiên cứu của ông là cuộc nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về vấn đề này và bao gồm việc quan sát những người đồng ý tham gia vào cuộc nghiên cứu, nhiều cuộc phỏng vấn có chiều sâu và nhiều trường hợp cá nhân.
Bản báo cáo Stratfor đồng ý, bề ngoài Tablighi là một phong trào hiếu hoà, bình đẳng và thuần thành tôn giáo luôn nhấn mạnh về đức tin và sự phát triển tâm linh cá nhân, nhưng nó cũng có nhiều mối quan hệ với chủ thuyết thánh chiến, tử vì đạo (jihadism). Bản báo cáo ghi nhận: “Tổ chức TJ cũng phục vụ như một thứ dây dắt mối bán chính  thức (de facto conduit) cho những tên Hồi Giáo qúa khích và cho những tổ chức như al Qa’ida tuyển mộ thành viên mới”.
Bản báo cáo còn ghi thêm rằng hệ phái này được những kẻ muốn tử đạo thánh chiến sử dụng như bình phong cho những hoạt động tuyển mộ và cho việc di chuyển tới lui: “Đáng kể hơn nữa, những thành viên Tablighi tân tuyển có giáp mặt với thế giới của chủ thuyết Hồi Giáo quá khích khi họ đến Hồi Quốc để được huấn luyện”.
TS Ali biện luận rằng nếu những người được Tablighi Jamaat tuyển mộ rồi sau đó tìm đến al Qa’ida hoặc những nhóm khác là một chuyện hết sức tự nhiên. Ông cho biết rất nhiều người được tuyển mộ rồi sau đó tiến triển tới những việc khác hoặc bỏ cuộc. Thế nhưng, ông cũng nhấn mạnh rằng al Qa’ida và Tablighi Jamaat hoàn toàn không có nằm cùng một liên minh, thật ra ý thức hệ của hai nhóm hoàn toàn đối nghịch hẳn với nhau.
Những yểm trợ viên của Tablighi phủ nhận những lời tố giác rằng hệ phái này có liên hệ đến khủng bố hoặc tuyển một thành viên cho cuộc thánh chiến tử đạo. Họ cho biết rằng TJ chỉ năng nổ trong việc thu hút người Hồi Giáo quay về với đền thờ mà thôi.
Thế nhưng, tại đền thờ Sefton thì người quản thủ lâu đời của đền thờ là ông Mohammed Zamtar cho biết sự lộn xộn chỉ bắt đầu khi người của Tablighi gia nhập vào đền thờ và vào hội đồng quản trị từ năm 2007 vừa qua.
Abudullah Yousef, bí thư của Trung Tâm Hồi Giáo Bangladesh, cơ quan điều hành đền thờ, đã từng phủ nhận rằng Tablighi đang tổ chức vụ thoán đoạt giành quyền. Ông thừa nhận với phóng viên của The Australian rằng một số thành viên của hội đồng quản trị đền thờ là giáo dân của TJ, nhưng ông không biết là bao nhiêu người. Tuy nhiên, sau đó thì ông lại nói rằng không hề có giáo dân Tablighi trong HĐQT và ngay cả ông cũng không phải là giáo dân Tablighi.
Ông Yousef cũng cho biết rằng việc tranh cãi với giáo sĩ Abdul Karim Quasimi bắt nguồn từ việc tín đồ không được thoả mãn với công việc của giáo sĩ và muốn có một giáo sĩ có nhiều tư cách và có nhiều kinh nghiệm hơn để có thể đưa ra những “bài giảng thích thú hơn”.
Thế nhưng, theo ông Carl Ungerer, giám đốc chương trình  an ninh quốc gia tại học viện Australian Strategic Policy Institude thì đấy là một chiến lược rập khuôn chiến lược mà tổ chức quá khích Hizb ut Tahrir đã sử dụng ở Anh Quốc để thoán đoạt đền thờ ở đấy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.