Hôm nay,  

Đức Đạt Lai Lạt Ma Hỗ Trợ Phật Tử Việt Hoằng Pháp

15/03/200800:00:00(Xem: 8148)

Đức ĐLLM ngồi trên một nệm nhỏ ban huấn từ .Photo:  Tien-Anh Nguyen  (2007)

(LGT: Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ban phước và đồng ý hỗ trợ một số dự án hoằng pháp do các Phật Tử trong hội Viet Nalanda Foundation đệ trình. Tuy là buổi hội kiến với ngài đã có cơ duyên thực hiện vào năm ngoaí, nhưng hội vẫn âm thầm lặng lẽ trong khi chuẩn bị các sinh hoạt hoằng pháp và bây giờ mới trình bày ra công chúng để xin góp sức hỗ trợ.)

Sau đây là bản Tường Thuật Về Buổi Hội Kiến Của Viet_Vajra Foundation Với Đức Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 16 tháng 10 năm 2007 tại Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ.

Vào lúc 3 giờ chiều ngày 16 tháng 10, năm 2007, các anh chị em đạo hữu và thân hữu của Viet_Vajra Foundation   (nay có tên mới là Viet Nalanda Foundation) đã được đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 cho phép được hội kiến với ngài.  Đây là một nhân duyên vô cùng hy hữu và kiết tường cho tất cả chúng tôi vì qua đến ngày hôm sau, ngày 17 tháng 10, 2007, là ngày đức Đạt Lai Lạt Ma đón nhận Giải Huy Chương Vàng cao quý do Quốc Hội Hoa Kỳ trao tặng. Tuy chương trình của đức Đạt Lai Lạt Ma thật vô cùng bận rn trong thời gian vài ngày ngắn ngủi ngài lưu lại ở Hoa Thịnh Đốn, nhưng lời thỉnh cầu của Viet_Vajra Foundation xin được hội kiến với ngài đã được Lodi Gyari Rinpoche, vị Đặc Sứ của đức Đạt Lai Lạt Ma (Special Envoy to HHDLLM) chấp thuận. Trước đây, Viet_Vajra Foundation cũng đã được Đặc Sứ Lodi Gyari Rinpoche hết lòng nâng đỡ, khuyến khích trong các công tác Phật sự, và ông cũng đã cho phép một số anh chị em chúng tôi đến hội kiến riêng với ông tại văn phòng của tổ chức International Campaign for Tibet.

Buổi hội kiến với đức Đạt Lai Lạt Ma đã diễn ra trong vòng 40 phút trong căn phòng nhỏ và ấm cúng tại một khách sạn ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ.  Trong khi chờ đợi đức Đạt Lai Lạt Ma bước vào phòng họp, mọi người tham dự đã cùng nhau ngồi thiền và trì tụng câu minh chú 'Om Mani Padme Hum.'  Âm thanh vang vang từ căn phòng nhỏ toả ra đến ngoài hành lang, như những vạt lụa dịu mềm nhất trong tâm khảm chúng tôi để dâng lên cho ngài.

Khi đức Đạt Lai Lạt Ma bước vào phòng họp thì tất cả mọi người đều kính cẩn khom người cúi đầu nhìn xuống đất, hai tay nâng tấm lụa trắng kata lên ngang đầu. Vì vậy, điều mà chúng tôi nhìn thấy trước tiên là... đôi chân mang dép Nhật của ngài.  Đôi dép bằng nhựa rất bình dị, rất đơn sơ gọn ghẽ, và dáng đi của ngài cũng vô cùng bình dị, khoan thai.

Khi ngài bước đến ngay trước chiếc ghế bành mà chúng tôi đã phủ tấm vải gấm đỏ lên đó để cho ngài ngồi thì lập tức có hai nhân viên an ninh đến giở tấm phủ ghế lên gấp lại, rồi họ giở cả nệm ghế lên để kiểm soát. Trong lúc nhân viên an ninh đang bận rộn kiểm soát chiếc ghế bành thì chúng tôi thấy đức Đạt Lai Lạt Ma bỗng lên tiếng nói mấy câu gì đó bằng tiếng Tạng rồi ngài quay mặt lại đối diện với chúng tôi, bất chợt đưa tay kéo vạt áo cà sa rồi ngồi bệt xuống đất.  Ngay cả vị thị giả/thông dịch của ngài cũng bị quá bất ngờ nên vị ấy phải vội vàng kéo lấy chiếc nệm trên ghế để ngay xuống đất để cho đức Đạt Lai Lạt Ma ngồi lên. Thật là một việc ngoài dự liệu và ngoài trí tưởng tượng của tất cả mọi người, làm cho tất cả chúng tôi vô cùng xúc đng khi nhìn thấy đức Đạt Lai Lạt Ma đang ngồi xếp bằng dưới đất trên chiếc nệm nhỏ trước mặt mình.  Rất nhiều người trong chúng tôi cảm thấy thật lúng túng trong tư thế đứng thẳng trước mặt ngài...  Ngài đưa cả hai bàn tay ra dấu, bảo với chúng tôi, 'Ngồi xuống, ngồi xuống!'  Tất cả chúng tôi đồng phủ phục đảnh lễ ngài ba lễ rồi cùng nhau ngồi xuống đất.

Để bắt đầu chương trình buổi hội kiến, chúng tôi đã đồng thanh tụng đọc bốn câu nguyện Bồ Đề Tâm bằng Anh ngữ.  Sau đó người sáng lập viên và đại diện của Viet_Vajra Foundation đã dâng lá thỉnh nguyện thư lên cho đức Đạt Lai Lạt Ma, và đọc lên những điều đã được trình bày trong lá thư cho ngài nghe.

Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa chăm chú cầm đọc lá thỉnh nguyện thư của Viet_Vajra Foundation, vừa lắng nghe một cách hết sức cẩn thận những điều đã được trình bày trong đó. Khi gặp một đoạn không rõ nghĩa, ngài liền dừng lại đặt câu hỏi. Trong suốt buổi hội kiến, đức Đạt Lai Lạt Ma đã vừa khuyên nhủ, vừa giảng dạy cho chúng tôi những điều tâm huyết, và trong một cung cách vô cùng thoải mái và hóm hỉnh, ngài đã đem đến cho chúng tôi những nụ cười rất tươi vui.

Ngồi đối diện ngay trước mặt ngài, nhiều người trong chúng tôi đã xúc đng đến rơi lệ, trong lòng dâng tràn một niềm yêu kính và quy ngưỡng.  Nhìn ngài ngồi dưới đất trên tấm nệm nhỏ với chiếc dép Nhật ló ra phía dưới vạt áo đỏ thẫm, cùng với chúng tôi quây quần xung quanh trong căn phòng ấm cúng, cảm giác gần gũi giống như đang ngồi trước mặt  một người cha vừa quay trở về nhà sau một thời gian dài xa cách...  và cả quãng thời gian xa cách vừa qua, tựa hồ như  đã chẳng hề bao giờ có khi tất cả chúng tôi đang cùng nhau ủ mình trong lòng từ bi vô lượng của ngài!

Khởi đầu, đức Đạt Lai Lạt Ma chắp hai bàn tay búp sen lại và nói rằng tất cả chúng ta đều là con Phật.  Dù là theo truyền thống Nguyên Thuỷ (truyền thống Pali), Đại Thừa (truyền thống Sanskrit-Phạn ngữ) hay Kim Cang Thưà thì chúng ta cũng đều phải cố gắng tu tập theo lời đức Phật dạy.  Là người Phật tử, chúng ta cần hiểu thấu đáo Phật Pháp, phải lo học hành, trau dồi, quán chiếu và bản thân chúng ta phải tu tập Phật Pháp một cách rất chân thành và tu tập để chuyển hoá, để trở thành một tấm gương sáng trên con đường tu. 

Sau đó, đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhấn mạnh rằng nếu có những vị tăng, ni hay hành giả cư sĩ người Việt nào ở bất kỳ đâu trên thế giới muốn đến các trung tâm hay tu viện Phật Giáo theo truyền thống Tây Tạng tại Ấn Đ để tu học thì ngài rất hoan hỷ đón nhận họ. .  Ngài rất tán thành và cho phép chúng tôi liên lạc với đại diện của ngài tại Văn Phòng Tây-Tạng ở New York và với Đặc Sứ Lodi Gyari tại Hoa Thịnh Đốn để cùng trao đổi làm việc trong các đề án tu học. Ngài nói rằng các tu viện và học viện theo truyền thống Tây Tạng tại Ấn Đ luôn mở rng cánh cửa cho tất cả những ai muốn đến đó tu học. Theo truyền thống Tây-Tạng thì một tăng ni sinh có thể phải tu tập từ 20 đến 30 năm. Ngài cũng cho biết rằng các tu viện và học viện theo truyền thống Tây-Tạng tại Ấn Đ có khoảng hơn 10 ngàn tăng ni sinh. Trong số đó đến 4-5 ngàn vị không phải là người Tây-Tạng mà là người Ấn Độ, Nepal, Mông Cổ, Trung Hoa và người Tây-Phương. Ngôn ngữ không phải là vấn đề cho số tăng ni sinh người Mông Cổ hay Nepal nhưng các tăng ni sinh người Trung Hoa hay người Tây-Phương đều phải cố công học Tạng ngữ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng Phật Giáo ngày nay là một tôn giáo quốc tế và được nhiều người noi theo và tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo.  Phật Giáo xiển dương tinh thần từ bi nhân ái, kiên nhẫn khoan dung và cổ võ con đường bất bạo đng.  Nhiều khoa học gia cũng tìm đến với Phật Giáo vì họ muốn tìm hiểu thêm về môn Khoa Học Tâm Thức (Mind Science), vì những hiểu biế này giúp cho họ có thể nghiên cứu rng rãi hơn về phần tâm thức, trí óc và xúc cảm của con người.

Một đại diện của Viet_Vajra Foundation đã dâng lên cho ngài lá thư thỉnh cầu của một vị sư chú người Việt còn rất trẻ tuổi, hiện đang cư ngụ ở tại Việt Nam, với ước nguyện được có duyên tu học Tạng ngữ và tu học giáo pháp tại một tu viện theo truyền thống Phật Giáo Tây-Tạng. Cách đây không lâu, vị sư chú  nguời Việt đã lặn li từ Việt Nam qua xứ Nepal để thọ giới sa-di với một vị đại cao tăng Tây-Tạng tên là Trulshik Rinpoche và được ngài ban cho pháp danh Tây-Tạng là Ngawang Tsultrim Zangpo.  Trulshik Rinpoche là một vị trưởng lão đại sư thuc giòng truyền thừa Nyingma; ngài cũng đã từng truyền pháp cho đức Đạt Lai Lạt Ma và là một trong các vị sư phụ của Lama Zopa Rinpoche. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đọc lá thư và xem hình của sư chú ngay trong buổi hội kiến.  Đây đúng là một duyên lành hy hữu khi  sư chú nhận được sự gia h trực tiếp của đức Đạt Lai Lạt Ma cho dù là chú đang ở cách xa nửa vòng trái đất.  Đức Đạt Lai Lạt Ma vô cùng hoan hỉ và nói thêm rằng  đối với các vị tăng ni, hành giả cư sĩ hay dịch giả muốn tu học theo truyền thống Tây-Tạng thì việc học Tạng ngữ rất quan trọng. Ngài cũng nói rằng hiện nay không có một người Tây-Tạng nào ở tu viện tại Dharamsala biết tiếng Việt  trong khi có khoảng 100 người biết tiếng Hoa. Ngài hy vọng rằng trong tương lai sẽ có đủ nhân duyên để sẽ có được những vị Tây-Tạng thông thạo Việt ngữ.

Ngài nói rằng vì nhu cầu tu học rất quan trọng nên nhu cầu dịch thuật và đào tạo dịch giả thông thạo Tạng-ngữ cũng rất quan trọng. Ngài hy vọng là trong tương lai, không những tài liệu bằng Tạng-ngữ được chuyển qua tiếng Việt mà cũng sẽ có thêm nhiều những tài liệu kinh điển bằng tiếng Việt [đã được chuyển ngữ từ tiếng Pali hay tiếng Phạn] -- hiện không có trong kho tàng Tạng-văn -- cũng sẽ được chuyển qua tiếng Tạng. Ngài cho biết rằng có một số kinh điển Phật Pháp đã được chuyển qua tiếng Hán là những tài liệu hiện không có trong kho tàng Tạng văn cũng đã và đang được chuyển qua tiếng Tạng.

Ngài nhắc nhiều đến truyền thống tu tập tại đại học viện Nalanda, là đại học viện Phật Giáo lừng danh nhất ở Ấn Đ từ thế kỷ thứ 5 cho đến cuối thế kỷ thứ 12, nơi sản sanh ra những vị đại hiền thánh như ngài Long Thọ (Nagarjuna) với giáo thuyết Trung Quán và các ngài Tịch Thiên (Shantideva), Thánh Thiên (Aryadeva), Nguyệt Xứng (Chandrakirti), v.v.  Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng Phật Giáo Tây-Tạng thật sự đã chịu rất nhiều ảnh hưởng của các giáo pháp được truyền dạy tại đại học viện Nalanda trước đây và theo ngài, lẽ ra thay vì gọi Phật Giáo Tây-Tạng là truyền thống Kim-Cang Thừa thì nên gọi là truyền thống Nalanda.  Lý do là vì trong truyền thống Nalanda, truyền thống Pali (Nguyên Thuỷ) cũng có mặt, và truyền thống theo Phạn ngữ (gồm có Đại Thừa và Kim Cang Thừa) cũng có mặt.  Việc chúng ta phân chia Phật Giáo ra thành 'Tiểu Thừa' (Hinayana) hay 'Đại Thừa' (Mahayana) hay 'Kim Cang Thừa' (Vajrayana), thật ra không phải là điều nên làm. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng Nguyên Thuỷ nằm trong Đại Thưà và Nguyên Thuỷ là căn bản tu tập không thể thiếu cho Đại Thưà.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm rằng từ vựng 'vajra' (chuỳ kim cang) trong tên gọi của Viet_Vajra Foundation,  hay truyền thống tu tập 'Vajrayana' (Kim-Cang Thừa) nếu sử dụng sai ngữ cảnh hoặc sử dụng bên ngoài bối cảnh Phật Giaó thì có người sẽ hiểu rằng đây là biểu tượng hay pháp môn tu tập của Bà La Môn giáo vì trong đạo Bà La Môn (Hinduism) cũng có sử dụng chuỳ kim cang và cũng được goị là Kim-Cang Thừa. Sau đó, ngài lại nhắc lại rằng nên thay đổi cách gọi truyền thống Vajrayana thành ra là truyền thống Nalanda.

Nhân đó, một sáng lập viên của tổ chức Viet_Vajra Foundation đã lên tiếng thỉnh ý ngài rằng nếu ngài cảm thấy chữ 'vajra' trong tên gọi của Viet_Vajra Foundation là một chữ không thích hợp thì có nên đổi tên Viet_Vajra thành ra là Viet Nalanda hay không" Đức Đạt Lai Lạt Ma tỏ vẻ rất  sảng khoái khi nghe câu hỏi đó và ngài vui vẻ trả lời rằng...  'Viet Nalanda, tốt lắm! Tốt lắm! Tên Viet Nalanda nghe hay hơn nhiều!'

Ngài cũng lên tiếng khuyến khích Viet_Vajra Foundation tiếp tục liên kết với các nhóm đạo hữu, thân hữu và các đạo tràng có người Việt tu tập theo Phật Giáo Tây Tạng trên khắp thế giới, như tại Pháp Quốc, New York, California, v.v.  Ngài cũng nói rằng người Việt tại hải ngoại và người Tây-Tạng ở khắp thế giới đều là thân phận những người tỵ nạn nên chúng ta nên làm bạn với nhau và thương mến nâng đỡ lẫn nhau.

Bốn mươi phút bên cạnh ngài đã trôi qua như trong một giấc mơ! Trước khi chấm dứt, một thân hữu của Viet_Vajra Foundation đã lên tiếng thỉnh ý ngài rằng không biết ngài có thấy viễn ảnh ngài sẽ đi đến Việt Nam để thuyết giảng trong tương lai hay không" Đức Đạt Lai Lạt Ma vui vẻ trả lời rằng có chứ, tôi rất nôn nóng để có dịp đi đến Việt Nam trong tương lai khi hoàn cảnh thay đổi một cách thuận lợi hơn.  Giống như trong trường hợp của Việt Nam, ngài nói rằng có những đạo tràng và Phật tử ở Lào, Cam Bốt, Thái Lan, Mông Cổ, v.v. cũng đang nóng lòng mong được đón tiếp ngài và chính ngài cũng rất mong chờ đến ngày được đi đến thăm viếng những nơi đó.

Cuối cùng, để kết thúc, chúng tôi đã cùng nhau tụng đọc mấy câu nguyện gieo duyên với ngài cùng với bốn câu kệ của ngài Shantideva mà đức Đạt Lai Lạt Ma yêu thích nhất. Chúng tôi đã khắc những lời đó lên trên tấm plaque tặng ngài.  Ngoài ra, chúng tôi cũng dâng lên ngài tịnh tài cúng dường cho tổ chức Tibetan Children's Village (Làng Thiếu Nhi Tây-Tạng; trang nhà: www.tvc.org.in), là một tổ chức bất vụ lợi chuyên lo giáo dục trẻ em Tây-Tạng ở bên Ấn Đ.  Sau khi  đức Đạt Lai Lạt Ma chạy tỵ nạn qua Ấn Đ vào năm 1959, ngài đã cho sáng lập ra ngôi làng này và chị rut của ngài là người đã đứng ra điều hành, lo chăm sóc và nuôi dạy cho những em nhỏ Tây-Tạng  mồ côi cha mẹ trên đường tỵ nạn.

Sau buổi hội kiến, mỗi người trong chúng tôi đều trở về nhà trong một tâm trạng khác nhau và với những nguyện ước khác nhau nhưng những điều tâm huyết mà đức Đạt Lai Lạt Ma đã ban cho chúng tôi nói riêng, và cho Phật tử người Việt có duyên với Phật Giáo Tây-Tạng nói chung, tiếp tục vang vọng trong lòng... Chúng tôi không biết nói gì hơn là xin chí tâm đảnh lễ đức Đại Lai Lạt Ma bằng tất cả thân khẩu ý, và nguyện xin cho mỗi một người trong chúng ta, với một tác ý luôn luôn thanh tịnh, bằng cách này hay cách khác, sẽ thực hiện được những điều ngài đã giảng dạy và nguyện xin hồi hướng tất cả cho hết thảy chúng sinh.

Hai tuần sau khi hội kiến với đức Đạt Lai Lạt Ma, các anh chị em và thân hữu của tổ chức Viet_Vajra Foundation đã thiết lập một đề án có tên gọi là Đề Án Zangpo (Zangpo Project) với ước nguyện xây dựng một chương trình  tu học có hệ thống để hy vọng mai sau có thể giúp bảo trợ cho sư chú Ngawang Tsultrim Zangpo cũng như  chư vị tăng ni, hành giả và dịch giả người Việt tại khắp nơi trên thế giới  qua du học tại các trung tâm huấn luyện Tạng-ngữ tại Dharamsala, cũng như  đến tu học tại các tu viện theo truyền thống Phật Giáo Tây-Tạng tại Ấn Đ hay Nepal, v.v..  Mọi đóng góp ý kiến xin gửi về vietnalanda@yahoo.com.

(Bài Tường Thuật Buổi Hội Kiến Của Viet Vajra Foundation Với Đức Đạt Lai Lạt Ma do Tâm-Bảo-Đàn biên soạn dựa trên những góp ý của các đạo hữu trong Viet_Vajra/Viet Nalanda Foundation.  Xin viếng trang nhà http://www.vietnalanda.org  để xem trích đoạn video, nghe phần trích đoạn thâu âm và xem thêm hình ảnh trong buổi hội kiến.)

Trích đoạn thâu âm: http://www.vietnalanda.org/Audio/DalaiLama_VietVajra_Audience_USA_Oct16_2007_Edited%28WMA%29.wma

Trích đoạn video: http://www.veoh.com/videos/v1461579zyfyqhk7

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.