Hôm nay,  

Linh Mục Nguyễn Phùng Tuệ: Nhân Chứng Vụ Mậu Thân Tại Phủ Cam (huế) Mới Qua Đời

06/03/200800:00:00(Xem: 8185)

Chúng tôi vừa nhận được tin Linh Mục Batôlômêô Nguyễn Phùng Tuệ, bạn học cùng lớp với Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, mới qua đời tại Huế ngày 01 tháng 3 năm 2008, hưởng thọ 80 tuổi với 55 năm Linh Mục. (sinh ngày 12 tháng 7 năm 1928, tại Mỹ Duyệt, Quảng Bình thuộc TGP Huế vài chịu chức Linh Mục ngày 11 tháng 6 năm 1953 tại nhà thờ Chính Toà Phủ cam, Huế).

Ngài là nhân chứng sống trong vụ Mậu Thân tại nhà thờ Phủ Cam, lúc đó ngài đang làm Chánh xứ tại đây. Năm 1968 (Tết Mậu Thân), Việt Cộng tấn công vào làng Phước Quả (tức xã Thuỷ Phứơc, quận Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên) là một giáo xứ có trên 5000 người Công Giáo quen gọi là giáo xứ Phủ Cam. Làng Phủ Cam (hay Thuỷ Phứơc) có một trung đội nghĩa quân để bảo vệ xã. Trong những ngày đầu, khi Việt Cộng tấn công vào làng nầy, lực lượng nghĩa quân và một số thanh niên trong làng, cộng với những quân nhân đang nghỉ phép ăn Tết với gia đình...đã chiến đấu rất hăng say khiến cho bọn chúng không thể xâm nhập được. Nhưng mấy ngày sau đó, vì toàn khu vực hữu ngạn Huế bị chiếm và vì hết đạn, nên nghĩa quân và thanh niên đã rút chạy về hướng Phù Bài...Khoảng mùng 5 Tết, máy bay của Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà đến bắn phá dữ dội, nên dân chúng đã chạy vào nhà thờ để ẩn núp.

Khi Việt Cộng tiến vào nhà thờ, chúng đã bắt đi khoảng 500 ngừơi đàn ông từ 15 tuổi đến ngoài 50 tuổi, toàn là thành phần sinh viên học sinh và thường dân vô tội...Linh Mục Nguyễn Phùng Tuệ lúc đó dang ở trong nhà thờ với dân chúng. Thấy Việt Cộng vào, ngài liền theo chân các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá và số đàn bà con nít đi ra ngoài. Vì ngài đang mặc áo chùng đen của Linh Mục, đầu đội nón lá,  nên Việt Cộng tưởng đó là một nữ tu...Nhờ vậy, ngài đã ra khỏi nhà thờ và chạy về phía tu viện ở cánh đồng lúa gần đường Hàm Nghi. Ngài trốn tránh ở đó cho đến khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà từ quận Hương Thuỷ đến giải tỏa khu vực Phủ Cam sau gần hai tuần bị quân Cộng Sản bao vây và cô lập với bên ngoài.

Ngài đã chứng kiến cảnh các gia đình giáo dân ngừơi thì mất cha, mất chồng, kẻ thì mất con, mất cháu...Tất cả nạn nhân bị bắt tại nhà thờ Phủ Cam bị Việt Cộng dẫn đến chùa Từ Đàm, một số bị giết, số còn lại bị đưa lên núi và cúôi cùng bị thảm sát tại Khe Đá Mài, thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc...

Gần hai năm sau, vào tháng 9/1969, nhờ hai tên bộ đội Việt Cộng về hồi chánh hướng dẫn, quân đội Việt Nam Cộng Hoà đã tìm ra địa điểm thảm sát dân vô tội tại Khe Đá Mài. Linh Mục Nguyễn Phùng Tuệ đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho các nạn nhân vào tháng 10/1969 tại nhà thờ Chánh tòa Phủ Cam...

Khoảng cuối năm 1972, ngài được Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền cho đi du học bổ túc tại Roma. Tuần lễ trứơc ngày 30/4/1975, giữa lúc tình hình Việt Nam đang nguy ngập, Sài Gòn đang hấp hối, toàn miền Nam sắp mất vào tay Cộng Sản thì ngài đã từ Roma trở về, và sau ngày 30/4/1975, ngài đã vội vả trở về Huế trong tinh thần dấn thân phục vụ, chấp nhận mọi sự không may có thể nguy hiểm đến tính mạng của ngài. Từ 1975 đến 1979, ngài làm giáo sư Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện Huế trong một hoàn cảnh rất căng thẳng và đầy áp bức, bất công. Sau khi chủng viện bị giải tán, ngài về ở tại Toà Giám Mục, làm việc bên cạnh Đức TGM Nguyễn Kim Điền. Ngài là một ngừơi bình tĩnh, kín đáo, khôn ngoan, sống khó nghèo và luôn giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa. Việt Cộng biết rõ ngài là một trong những cố vấn quan trọng bên cạnh Đức Tổng Giám Mục Huế lúc đó. Năm 1981, nhân vụ Đức TGM Nguyễn Kim Điền lên tiếng đòi hỏi tự do tôn giáo trong Đại hội của Mặt Trận Tổ Quốc họp tại Huế, ngài và một số Linh Mục trong Hội Đồng Cố Vấn của Toà TGM bị bắt buộc phải ra khỏi Toà Giám Mục (thừơng gọi là nhà chung) để đi đến một địa phương như là một lệnh chỉ định cư trú vì lý do an ninh...Ngài phải về ở trong một xóm đạo nhỏ bên bờ sông Mỹ Chánh (xóm đạo Phú Xuân) cách Huế 40 cây số, chỉ có 30 giáo dân từ già đến trẻ. Ngài phải sống tự túc, chăn nuôi, trồng trọt, tự sản xuất ra lương thực để sống và không được đi ra khỏi vùng nầy. Đó là một hình thực lưu đày biệt xứ như những ngừơi tù ngày xưa. Ngài ở đó hơn 17 năm, mới được thuyên chuyển đến giáo xứ Ngọc Hồ, một xứ đạo miền núi, phía thựơng nguồn sông Hương. Mấy năm gần đây, ngài lâm trọng bệnh, mắt gần như mù, không còn làm việc được nữa nên phải về tại Toà Giám Mục để chữa bệnh. Ngài qua đời tại bệnh viện Huế ngày 1 tháng 3 năm 2008, an táng ngày 5 tháng 3 năm 2008 tại nghĩa trang của Giáo phận Huế tại núi Thiên Thai, sau núi Ngự Bình. Thánh Lễ an táng do Đức TGM Nguyễn Như Thể với hơn 100 Linh Mục đồng tế và hàng ngàn giáo dân tiễn đưa trong cơn mưa phùn gió bấc, nhiều vòng hoa kính viếng của cựu chủng sinh, giáo dân của những giáo xứ mà ngài đã phục vụ và của thân thuộc họ hàng...Tại hải ngoại,  nhiều Thánh Lễ cầu nguyện cũng đã được tổ chức để tửơng nhớ đến ngài. Riêng tại Orange County, một Thánh Lễ cầu nguyện cho ngài sẽ do Linh Mục Nguyễn Đăng Đệ cùng với bà con nội ngoại của ngài và giáo dân Giáo phận Huế tổ chức vào lúc 3:30 PM ngày Chúa nhật 9 tháng 3 năm 2008 tại nhà thờ Saint Barbara (góc Euclid và Mc Fadden, thành phố Santa Ana)...Kính mời anh chị em đến tham dự để tưởng nhớ đến ngài.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.