Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Nỗi Buồn Trong Nghề Lái Xe Taxi

26/02/200800:00:00(Xem: 2916)

LGT: Mỗi ngành nghề đều có những ưu và nhược điểm riêng của nó. Nghề lái taxi cũng thế. Thoạt trông, người ta có thể nghĩ rằng lái taxi là một nghề tương đối thoải mái, tự do, thích rước khách thì rước. Không thích thì cũng chả cần phải lo. Giờ giấc thì tương đối tự do, gần như hoàn toàn tuỳ thuộc vào chính mình. Thế nhưng, đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Nghề lái taxi, đặc biệt nếu lái thuê chứ không phải chính mình làm chủ chiêc xe của mình, quả thật là một nghề đầy gian truân, nhiều nguy hiểm chết người. Chuyện bị khách quỵt, giật tiền lộ phí là chuyện xảy ra như cơm bữa. Hàng tuần, ở Úc, ít nhất là một bác tài taxi bị khách hàng hành hung, đả thương. Điển hình là hôm cuối tuần qua ở Melbourne, một tài xế taxi đã bị hai người hành khách đánh trọng thương sau khi anh rượt theo họ để đòi tiền thuê xe mà họ quỵt. Anh đã được đưa vào nhà thương Royal Melbourne để chữa trị các vết thương trầm trọng trên mặt, trên đầu. Trường hợp của anh được coi là may mắn, vì thỉnh thoảng có tài xế taxi bị đánh trọng thương hoặc bị sát hại nữa. Tháng 8/07 vừa qua, một thanh niên gốc Bangla làm nghề lái taxi bị tử thương khi một gã đàn ông bị cảnh sát Victoria truy đuổi đã cướp xe của anh để vượt thoát. Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi bài phóng sự của ký giả John Gascoigne, được đăng tải trên tuần báo The Sunday Age hôm Chúa Nhật 17/2/08 vừa qua, nhan đề “Overworked & Under Threat: Life Behind The Wheel”, để hiểu thấu thêm nỗi khổ của những người tài xế taxi.

*

Một tối thứ Bảy ông tài xế taxi tên là Praboj Rhani nghe được những lời nhục mạ đầy tính kỳ thị cùng với lúc mà vai bác trở thành đồ gác chân cho một trong ba cậu hành khách thanh niên ở băng sau xe.
Ông vừa mới rước họ ở đường King lúc đồng hồ vừa điểm nửa đêm, khoảng thời gian mà các câu lạc bộ và quán nhậu bắt đầu thải khách say xỉn ra đường lộ. Ông được họ ra lệnh: “Ê cái thằng l..n da nâu kia, chở chúng ông đến Sunshine West mau lên”.
Khi nghe thêm nhiều câu thoá mạ, chửi rủa kỳ thị khác nữa thì ông Rhani, sinh viên du học từ Rawalpindi, một tỉnh lẻ miền Tây Hồi Quốc, biết rằng ông sẽ không làm theo lệnh của chúng và ông ngừng xe lại. Ông yêu cầu một cách thật chắc nịch: “Làm ơn bước ra khỏi xe của tôi ngay”. Chúng hằn học gằn giọng: “ Thằng con c... mày có giỏi thì đẩy chúng ông ra đi”.
Ông bước ra khỏi xe và gặp ngay một cảnh sát viên trẻ trên lề đường. Thầy phú lít này hỏi ông xem có vấn đề gì đó. Ông trả lời: “Thưa ông, hành khách của tôi đang chửi rủa tôi và tôi không muốn chở họ. Đây là một việc hết sức nguy hiểm và tôi không muốn dính líu, dây dưa gì với họ cả”.
Ông Rhani thuật lại cho phóng viên Sunday Age rằng mặc cho ông cố giải thích, nài nỉ, thầy phú lít vẫn khư khư ra lệnh “Vào xe chở khách đi cho nhanh, ông là tài xế taxi, ông phải chở họ đến nơi nào họ muốn”. Ông liên tục nài nỉ, thầy phú lít khăng khăng buộc ông phải tuân lệnh. Sau cùng, thầy phú lít nổi doá văng tục: “Đ.M., vào ngay trong xe rồi lái nó đi ngay”.
May mắn thay, lúc ấy hành khách của ông đã bỏ đi mất biệt. Ông lái xe sang nơi khác, tim vẫn đập thình thịch trong ngực và vì quá hãi sợ với toàn bộ sự việc, ông đã nghỉ sớm hơn bình thường, cắt bỏ nhiều giờ trong ca lái 12 giờ mà đa số tài xế gốc sinh viên du học thường xuyên lái.
Lái taxi là một nghề vô cùng nguy hiểm. Trong vòng vài tuần lễ đầu tiên đi taxi từ chỗ làm về nhà, một chuyện mà tôi (ký giả John Gascoigne) đã làm trong suốt 55 đêm thứ Bảy vừa qua, tôi thường xuyên nghe được nhiều câu chuyện tương tự như thế. Câu chuyện luôn xoay quanh 3 điều: bị đánh đập, bị hăm doạ hoặc chỉ biết ngồi chết lặng trong tuyệt vọng khi hành khách bỏ chạy để quỵt tiền xe!
Sáu công ty taxi thuê mướn 11,800 người tài xế ở Melbourne luôn tìm cách để tránh né, không đưa ra con số chính thức về những vụ bạo hành gây thương tích trong ngành nghề này. Còn về phần các cơ quan công quyền thì Uỷ Ban Về Tai Nạn Giao Thông (Transport Accident Commission) bảo hãy kiểm chứng với cơ quan bảo vệ người lao động WorkCover. WorkCover khuyên nên liên lạc với Cảnh Sát Victoria. Và Cảnh Sát Victoria thì lại không có số thống kê về hành hung đả thương riêng cho kỹ nghệ taxi!
Ông Arun Badgujar, chủ tịch Hiệp Hội Tài Xế Taixi Victoria, khẳng định rằng trung bình mỗi ngày có ít nhất 5 tài xế taxi ở Victoria bị hành hung.
Hiện nay có ít hơn 5% chủ những xe taxi bình thường (không phải xe được liệt kê vào loại dịch vụ sang silver services) lái xe vào những đêm Thứ Sáu và Thứ Bẩy. Thay vào đó, họ giao xe cho các tài xế trẻ tuổi, đa số có khó khăn với Anh Ngữ và không biết rành đường đi cũng như không đọc được bản đồ Melways, khiến cho họ thường xuyên va chạm với hành khách đã bị say sưa vì rượu bia.
Nói cho cùng thì bất kỳ một tài xế taxi nào cũng có qyền từ chối bất kỳ một khách hàng nào với lý do là họ cảm thấy bị nguy hiểm đe doạ hoặc họ có thể tiên đoán rằng khách sẽ quỵt tiền xe. Ông Badgujar bày tỏ sự phẫn uất về việc một trong những công ty taxi lớn ở Melbourne vào tháng 11/07 vừa qua đã tạo thêm khó khăn cho tài xế trong việc từ chối không rước khách. Công ty này tuyên bố triển hạn thời gian mà một tài xế bị “cấm” không được nhận tin về khách hàng từ tổng đài sau khi vừa từ chối không rước khách lên hai giờ thay vì một giờ như trước đó.


Sau khi nhậm chức thủ hiến Victoria không bao lâu thì ông Brumby đã tuyên bố, Melbourne có hai điều thật tệ hại . Thứ nhất là những ngày nóng lên đến 42 độ và thứ nhì là dịch vụ taxi!
Sự bực mình chán nản của thủ hiến Brumby ít nhất cũng bằng với sự chán nản muộn phiền của giới tài xế taxi. Ông Badgujar nói: “Nếu hành khách nôn mửa trên xe thì tài xế phải mất nhiều thì giờ rửa ráy lau chùi sạch sẽ và phải chịu lỗ vì mất giờ. Đôi lúc, mùi hôi tanh vẫn còn vướng vất không tan nổi. Khi đó thì chúng tôi phải nghỉ sớm. Và nếu lúc ấy là đêm thứ Sáu hoặc thứ Bẩy, thì tụi tôi bị thất thu nhiều hơn nữa. Và thông thường thì mấy chuyện đó lại chỉ xảy ra vào những đêm này”.
Kỹ nghệ taxi gồm có ba tầng lớp. Theo ông Badgujar, một người di dân từ Kolkata với 11 năm kinh nghiệm làm tài xế taxi ở Melbourne thì chỉ có tầng lớp trên cùng - những người chủ của hơn 4,000 giấy đăng bộ xe taxi (cab licences) trong thành phố Melbourne - thì mới “vô cùng khấm khá”.
Sự cạnh tranh rất là dữ dội ở tầng lớp thứ nhì giữa những người được mệnh danh là “operators” để mướn được giấy hoạt động và mua một chiếc xe 6-máy với giá từ $27,000 đến $35,000 Úc kim.Theo luật thì mỗi chiếc taxi có giá trị hiện hành là 6 năm và mỗi hợp đồng thuê mướn để lái một chiếc chỉ có giá trị trong vòng 3 năm. Tiền thuê mỗi tháng từ $2,200 đến $2,500 Úc kim.
Theo ông Badguljar và một số nguồn tin khác thì “chuyện thường hay xảy ra” là chuyện người thuê giấy phép hoạt động (licence holder) biết rằng sau mỗi ba năm sẽ có một cái hàng rất dài những người chờ đợi để có cơ hội đấu thầu quyền thuê giấy phép nên họ thường xuyên "kín đáo dúi cho chủ giấy phép (licence owner) $10,000” để có thể triển hạn thuê mướn giấy hoạt động này thêm 3 năm nữa, cho đến khi xe của họ hết giá trị hiện hành. Bằng không thì cái hàng người chờ đợi đó sẽ nhắm mắt đấu thầu để mướn giấy hoạt động mà không cần biết giá cả như thế nào, và thông thường thì họ sẽ đẩy giá lên cao vọt, từ $35,000 lên $70,000 Úc Kim một cách dễ dàng. Theo ông Badgujar thì ở khoảng $60,000, $70,000 thì những người hoạt động ở tầng 2 thường xuyên phải mang công mắc nợ.
Chẳng những chỉ có những người ở hai tầng dưới là bị vắt thật kỹ để có thể kiếm lợi nhuận, ngay cả những chiếc xe cũng thế. Thông thường thì mỗi chiếc sẽ phải chạy liên tục 20 giờ mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần.
Ở tầng thấp nhất của kỹ nghệ taxi, bị giam lỏng trong một cái hộp có gắn máy lạnh với dụng cụ điện tử trị giá tối thiểu $8,000 Úc Kim là người tài xế taxi. Để có thể kiếm tiền ăn học, hoặc nuôi gia đình hay để dành mua nhà, người tài xế taxi, vì phải chia 50-50 tổng số tiền thu nhập với người thuê giấy phép hoạt động, sẽ thu hoạch được khoảng $8.50 Úc Kim một giờ sau khi trả thuế lợi tức cá nhân và GST. Nói một cách ngắn gọn thì người tài xế taxi toàn thời, làm việc từ 60 đến 80 giờ một tuần sẽ thu được vỏn vẹn $450 mà thôi.
Cách đây ba tuần, người tài xế chở tôi (ký giả John Gascoigne) là một người gốc Punjabi hiền lành tên Ranjik Mullick. Anh tâm sự: “Tuần này tôi may mắn được khấm khá. Chỉ bị có hai người quỵt tiền thôi. Người thứ nhì là một thiếu phụ trong lứa tuổi 20. Tôi chở cô ta từ đường Chapel ở Praran lên đến một toà chung cư ở Kensington. Cô ta bước ra khỏi xe, đi vào toà chúng cư để lấy tiền trả cho tôi. Và dĩ nhiên tôi không bao giờ thấy cô ta nữa”.
Thiếu phụ này bảo với Ranji rằng cha cô là luật sư, có lẽ cô nghĩ rằng chuyện này sẽ khiến anh rụt rè không dám truy đuổi cô để đòi món tiền $37 Úc Kim ấy. Đối diện với toà chung cư là môt bót cảnh sát. Người nữ cảnh sát viên trực tại đấy lúc 1g30 sáng Chủ Nhật bảo Ranji như sau: “Nếu cô ta không có tiền trả cho anh thì chúng tôi không thể nào buộc cô ta trả được cả” (!!).
Ranji, một học viên ngành hospitality ở trường TAFE cho biết anh cảm thấy như bị trời giáng vậy. Anh cho biết có lẽ sau 3 tuần liên tiếp không có vấn đề gì đã khiến anh trở nên tin người quá đáng. Bây giờ thì chắc chắn anh không bao giờ tin ai nữa cả!
Ông Arun Badgujar cho biết thái độ của chính phủ Victoria và cơ quan kiểm soát kỹ nghệ taxi là Victorian Taxi Directorate quả thật là một thái độ đầy tính sỉ nhục đối với người trong ngành. Ông nói: “Giá gọi taxi (flagfall fee) ở NSW rẻ hơn ở Victoria một tí. Thế nhưng giá suất trên cây số của họ thì đắt hơn. Gần đây, Tài xế Melbourne được tăng tiền thêm 1% trong lúc NSW được tăng lên 6%. Thêm vào đó, ở Sydney, tài xế được tính giá biểu buổi tối hai tiếng đồng hồ sớm hơn tài xế ở Melbourne. Và chấm dứt giá biểu này một giờ trễ hơn vào buổi sáng”.
Thêm một chuyện nữa đã đánh bạt lời than phiền của thủ hiến Brumby về sự thiếu hụt xe taxi trong giờ cao điểm: tính đổ đồng thì cứ 1020 cư dân Melbourne có một taxi, cứ 1150 cư dân Victoria có một taxi. Theo ông Garry Ellis, phó giám đốc đặc trách chính sách của Victorian Taxi Directorate thì tỷ số này tốt hơn rất nhiều thành phố khác trên thế giới cũng như với những thành phố khác của Úc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.