Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Sống Thế Nào Để Hạnh Phúc Trong Năm 2008?

15/01/200800:00:00(Xem: 2326)

Sống trong một thời đại của sự tương phản khá kỳ quặc. Xã hội càng văn minh, khoa học càng sáng chế được nhiều máy móc để giúp gia tăng năng suất nơi làm việc, chẳng hạn như máy điện toán thay thế cho bàn đánh máy, giúp người làm việc văn phòng, giới viết lách khi có sơ sót, sai chạy có thể xoá bỏ và sửa ngay đoạn sai sót mà không cần phải đánh lại bản khác, gia tăng tiện nghi, thí dụ như máy điện toán lưu động (laptop) để chúng ta, có thể dễ dàng làm việc khi nào chúng ta muốn, hầu có thể du di dành thời giờ cho gia đình và bạn bè thân thuộc, rút ngắn khoảng cách qua điện thoại lưu động và mạng internet, phổ thông hoá các phương tiện giải trí thư giãn, như DVD, dàn nhạc hifi, truyền hình plasma.v.v. thì con người lại ngày càng có vẻ ngày càng bận bịu hơn, càng ít có thời giờ dành cho việc giải trí, thư giãn hoặc tịnh tâm suy nghĩ hơn xưa, thậm chí không có cả thời giờ để có thể hưởng thụ được một bữa ăn cho đàng hoàng nữa (Bất kỳ một ai hàng ngày đi làm sớm hoặc về khuya bằng hệ thống xe điện ở Sydney đều ít nhất một tuần một lần mục kích cảnh có người ngồm ngoàm ngấu nghiến cố ăn cho rốt ráo bữa điểm tâm hay bữa ăn tối trên xe), thậm chí, có lắm bà lắm cô hàng ngày dùng thời giờ trên xe lửa để trang điểm, tô son, đánh phấn trên đường đến chỗ làm. Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi bài viết tựa đề "Reconsider The Frantic Pace Of Life" với mục đích khuyên nhủ chúng ta nên suy nghĩ lại về nhịp sống của từng cá nhân nói riêng, và của xã hội nói chung của Rob Moodie giáo sư môn sức khoẻ toàn diện (global health) thuộc học viện Nossal Institute của đại học Melbourne.
Dường như chúng ta ngày càng bị điều khiển bởi Danh Sách Những Chuyện Phải Làm (To-Do List). Chúng ta dường như có qúa ít thời giờ để có thể đương đầu với những đòi hỏi từ công việc, từ chuyện săn sóc gia đình chúng ta, từ việc phải đi bộ tư giãn, phải xem một phim mới trình làng hoặc phải đọc quyển sách mới được xuất bản. Cuộc đời dường như ngày càng quay nhanh hơn trong lúc chúng ta liên tục bị oanh tạc với những lời réo gọi mua thêm nữa, có nhiều vật chất thêm nữa, giự vóc dáng thon, khoẻ hơn nữa để có thể được trẻ mãi.
Năm mới đã đến, và bây giờ là cơ hội của chúng ta. Đây là thời gian để chúng ta có thể tái sanh, canh tân, và quyết tâm thư giãn.
Chúng ta muốn được gì cho cuộc đời của mình" Đại đa số chúng ta muốn được thoả mãn nhiều hơn, muốn được nhiều hạnh phúc hơn, muốn được khoẻ khoắn hơn, cũng như là một cảm giác mình đã hoàn tất được một cái gì đó đáng kể. Theo ông Richard Eckersley thuộc nhóm khảo cứu Australia 21 thì sự sung mãn (wellbeing) bao gồm một kết hợp thật hài hoà của nhiều chuyện, bao gồm những mối quan hệ tốt (kể cả hôn nhân), công việc làm mang lại sự thoả mãn, thời giờ nhàn rỗi, tiền bạc đầy đủ, ăn uống đầy đủ, ngủ ngon giấc, và một niềm tin tâm linh nào đó.
Thế nhưng các loại danh sách Việc Phải Làm (To Do List) và Những Chuyện Phải Lo Nghĩ (To Worry About) lại làm kỳ đà cản mũi chúng ta - hay, nói một cách khác hơn, chúng ta đánh mất sự cân bằng bởi vì cái phần dành cho công việc đã lấn chiếm quá nhiều trong đời sống chúng ta.  Chúng ta có thể bỏ ra không biết bao nhiêu giờ suy tư về những chuyện mà chúng ta cần phải làm, về những chuyện mà chúng ta đã không làm, lúc nào cũng chỉ sống trong tương lai hoặc trong quá khứ, mà không bao giờ sống cho hiện tại cả. Chúng ta liên tục phản ứng với những sự lên bổng xuống trầm trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta hoạc đổ lỗi cho người khác về những sự khó khăn của chúng ta. Hoặc chúng ta lo nghĩ về việc làm thế nào để chúng ta có thể được người khác chấp nhận hay suy tư về những gì mà người khác có thể suy nghĩ về chúng ta.
Giáo sư Bob Cummins, người đã nghĩ ra Chỉ Số Sung Mãn Hợp Nhất của Úc (Australia Unity Wellbeing Index), cho biết rằng đa số trong chúng ta cảm thấy hài lòng, thoả mãn với cuộc sống của mình. Bản tường trình năm 2006 của Học Viện Y Tế và Xã Hội Úc (Australia Institute of Health & Welfare) thì lại đưa ra một hình ảnh hơi khác biệt một tí. Nó cho thấy 13% trong chúng ta xác nhận rằng họ bị phiền muộn tâm lý ở mức cao hoặc rất cao (high or very high psychological distress), sự phiền muộn tạo ảnh hưởng đáng kể đến khả năng làm việc, học hành và thực hiện những hoạt đồng thường nhật. 24% nữa ở mức độ kh6ng nặng lắm (moderate level of psychologial distress). Phụ nữ bị phiền muộn nhiều hơn nam giới. Tỷ số bị phiền muộn sầu não ở mức thật cao (very high level of distress) đã gia tăng từ 2.2% trong năm 1997 lên 3.8% trong tài khoá 2004-2005.


Nếu cuộc sống của chúng ta bị mất cân bằng thì chúng ta có thể làm gì" Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách cân bằng lại  những phần bộ riêng rẽ trong cuộc sống của chúng ta để  có thể đưa đến một sự điều hoà hơn, an bình hơn và sung mãn hơn. Có nghĩa là phải đầu tư thời giờ và công sức một cách đồng đều hơn vào các mối quan hệ xã giao cũng như trong gia đình, dồn tâm huyết vào việc giữ gìn thân thể, trí óc, công việc và cảm tình cùng tâm linh của chúng ta.
Thế nhưng, chúng ta sẽ không đạt được gì cả nếu chúng ta đi quá đà, cố gắng qúa mức. Chuyện bỏ quá nhiều vào cái thúng công việc để ồi tình cảm quan hệ gia đình phải tọt xuống cống rãnh không phải là một chuyện tốt.
Nếu có một phương diện nào trong cuộc sống của chúng mà chúng ta đã bỏ quên, không đầu tư đầy đủ thì có lẽ đó là sức khoẻ tình cảm và tâm linh (emotional and spiritual) của chúng ta. Theo tôi thì đấy chính là cái nền tảng căn bản quan trọng nhất đối với cuộc sống của chúng ta. Sức khoẻ tình cảm và tâm linh tốt giúp chúng ta đối phó dễ dàng hơn với những áp lực khó tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó làm cho những mối quan hệ gia đình và xã hội được dồi dào hơn, phong phú hơn. Và nó cũng giúp cho chúng ta có hiệu quả hơn trong công việc. Thế nhưng, chúng ta dành bao nhiêu giờ để nuôi dưỡng, bồi bổ nó"
Trong 20 năm qua, chúng ta đã hiểu thấu được sự quan trọng của việc thường xuyên hoạt động thể dục, dù rất nhiều người trong chúng ta vẫn không hoạt động đầy đủ. Thế nhưng, mỗi ngày chúng ta đã đầu tư như thế nào vào sức khoẻ tâm trí của chúng ta" Tâm trí của chúng ta không thể nào tự no1chu74a lành cho chính nó được. Hiện nay thì tôi có thể chưa có được bằng chứng khoa học để hậu thuẫn cho mình, nhưng tôi tin rằng rồi thì khoa học cũng sẽ cho thấy rằng nếu chúng ta muốn được hạnh phúc và sung mãn thì chúng ta phải thường xuyên bỏ thời giờ, tốt nhất là hàng ngày, để trông nom cho tình cảm và tâm linh của chúng ta.
Theo ông Jon Kabat-Zin, tác giả quyển Full Catastrophe Living (Cách Sống Tai Ương) thì chúng ta nên bắt đầu với việc chỉ "Là" (To Be). Đừng Làm, mà, hãy chỉ Là. Chúng ta cần tìm một phương pháp của riêng  mỗi người - có thể là dẫn chó di bộ, làm vườn, thiền, tụng niệm kinh kệ hoặc tập yoga.v.v. - để tự tạo cho chúng ta một khoảng thời gian và không gian nhằm trông nom cho chính bản thân chúng ta.
Chúng ta cần phải ích kỷ để có thể rộng lượng hào phóng. Có thể quý vị sẽ hét lên rằng: cho tôi biết ở đâu mà tôi có được thời giờ ấy chứ" Và đấy là trọng tâm của vấn đề: sắp đặt thứ tự ưu tiên về cách thức mà quý vị tiêu xài thời giờ, đặt ưu tiên vào sức khoẻ tâm linh và tình cảm của qúy vị, và tự nhắc nhớ rằng nó quan trọng hơn nhiều thứ khác. Đây không hẳn là một chuyện dễ làm, nhưng không phải là không thể làm được.
Nếu quý vị cho rằng quý vị không có thời giờ thì xin hãy nghĩ đến những thứ làm lãng phí thời gian nhiều nhất trong thời đạ văn minh này: truyền hình, ngao du vô bổ vô định trên mạng internet, thời giờ bỏ ra để lo âu để mang mặc cảm tội lỗi, để sống trong quá khứ hoặc trong viễn tưởng, ngủ không ngon giấc hoặc sắp đặt không đúng đắn.
Chúng ta phải muốn thay đổi cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải có quyết tâm thực thi những quyết tâm của chúng ta.  Đôi khi một sự khủng hoảng nào đó trong đời sống của chúng ta bỗng dưng giúp chúng ta nhấn nút thay đổi - một cuộc khủng hoảng của tuổi trung niên (mid-life crisis) ngay cả việc bị chẩn đoán với bệnh ung thư có thể bất thình lình khiến chúng ta tái xét lại lối sống của mình và những chuyện gì mới thật sự quan trọng đối với mình.
Nếu chúng ta muốn có được một cảm nhận sung mãn hơn, thì chúng tanên cẩn thận đừng lọt vào cái bẫy đi quá đà để rồi chúng ta sẽ cảm thấy lo âu cần phải theo khoá học này hay buổi tập luyện kia, hoặc cảm thấy ái ngại vì mình lâu qua chưa gặp người bạn cũ này hoặc vì vẫn chưa mời người bạn cùng sở nọ đi ăn để đáp lễ cho lần họ mời mình trước đó. Có thể chúng ta nên giảm bớt những hoạt động của mình để chúng ta có thể dành nhiều thời gian hơn cho sức khoẻ của chính chúng ta.
Chậm rãi lại có thể, về lâu về dài, giúp chúng ta có nhiều hiệu quả hơn. Nếu chúng ta tìm được một sự cân bằng hợp lý thì chúng ta sẽ tìm được nhiều thời gian hơn qua việc ngủ ngon hơn, tốn ít thời giờ lo âu mang mặc cảm tội lỗi, chuyên tâm hơn vào hiện tại và có sự kiểm soát chặt chẽ hơn về những thứ làm phí thời giờ. Trong năm 2008 này hãy tiến thật vững chắc bằng cách tiến thật khoan thai!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.