Hôm nay,  

Bé Viết Văn Việt/ Bài Dự Thi Số 292

01/04/200700:00:00(Xem: 42092)

HẠT GẠO TỪ ĐÂU ĐẾN

Kim Trang Lê thật xinh xắn trong vai cô gái Nam Kỳ nho nhỏ nhân dịp Đại Lễ Kỷ Niệm Hai Bà Trưng tổ chức tại Donald Wash Auditorium vừa qua.

Việt Nam là một nước nông nghiệp. Vì vậy, bài ca dao dưới đây cho thấy con trâu gắn liền với đời sống của người nông dân:

“Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.”

Mẹ kể rằng ông cố em là người nông dân chánh  gốc. Vì vậy mẹ đã lớn lên trong gia đình của một nông gia. Nên mẹ kể cho em nghe muốn làm ra hạt gạo không phải dễ dàng gì. Ngày xưa còn lạc hậu người nông dân không biết dùng đến may móc như ngày nay nên công việc đồng áng phải cần đến sự giúp sức của con trâu. Ở Việt Nam mùa mưa bắt đầu từ tháng Tư đến tháng Mười âm lịch. Người ta cúng thần nông trước khi bắt đầu vụ mùa. Lúc đó mưa bắt đầu đủ nước. Từ mờ sáng, người nông dân đã ra đồng cày ruộng, thường là đến 10 giờ thì cho trâu nghỉ để các mục đồng dẫn trâu đi ăn cỏ. Khi cày vở đất xong, người nông dân lấy lúa giống ngâm nước, rồi ủ giống cho lúa nẩy mầm. Xong rồi lo gieo hạt lúa giống. Chờ khoảng hai tháng sau cây lúa đủ lớn, người nông dân lại nhổ lúa lên, bó lại thành từng bó để khoảng một ngày. Trong lúc đó người nông dân lại nhờ đến con trâu kéo bừa làm đất bằng phẳng rồi cho những người thợ cấy lúa xuống. Khi lúa đã cấy xong là lúc người nông dân được rảnh rỗi, nhờ mưa thuận gió hòa cây lúa sẽ lớn mạnh và trổ bông. Đến khoảng tháng 11  âm lịch mọi người mới ra đồng gặt lúa. Người cắt, người đập lúa thật là vui. Nghe tiếng lúa đổ xuống rào rào trong bồ mọi người sẽ vui mừng, vì đó là lúc trúng mùa. Xong rồi, người khác lo gánh lúa về nhà đổ ra phơi. Còn rơm sẽ được mang về để chất thành đống phơi khô làm thức ăn cho trâu quanh năm. Người nông dân may mắn có ruộng để làm. Nếu không có ruộng thì đi làm mướn ruộng của chủ điền. Người đi mướn ruộng của chủ điền được gọi là tá điền. Xong mùa lúa, người tá điền phải đóng lúa lại cho người chủ điền nên không còn lại được bao nhiêu. Vì vậy, đời sống người tá điền quanh năm luôn luôn bị thiếu hụt, nhất là những năm bị mất mùa phải đi vay nợ trước. Cho thấy cuộc sống người nông dân nhất là những người tá điền hết sức là vất vả. Còn nói về tiến trình làm ra hạt gạo ngày xưa cũng thật là cực nhọc. Người ta phải xay lúa để bỏ lớp vỏ trấu bên ngòai. Còn lại là gạo lức. Muốn có hạt gạo trắng người ta phải giã gạo. Xong rồi phải sàng gạo để lấy ra những hạt gạo nhỏ để riêng gọi là tấm. Ngày nay, chúng ta được thưởng thức món cơm tấm thật là ngon nhưng mấy ai biết đến công việc làm ra hạt gạo đòi hỏi biết bao nhiêu công sức của người nông dân. Như thế ta có nên phí phạm chén cơm làm nên bởi công sức của biết bao nhiêu người hay không"

Khi được nghe mẹ kể công việc đồng áng của người nông dân Việt Nam em không ngờ công việc làm ra hạt gạo lại quá khó khăn đến thế. Từ nay, em sẽ không bao giờ phí phạm hạt cơm nữa. Mẹ nói hạt gạo là hạt ngọc của Trời cho.

(Ngày 24 tháng 3 năm 2007)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.