Hôm nay,  

Chiến Tranh Iraq: Kinh Nghiệm Nào Đây?

26/02/200700:00:00(Xem: 4096)

Chiến Tranh Iraq: Kinh Nghiệm Nào Đây"

Tuy không ai tin lịch sử lập lại. Nhung lịch sử vẫn là một kho tàng để rút kinh nghiệm. Dù Chiến tranh VN mới nhứt, CS Hà nội rêu rao Mỹ sẽ sa lầy ở Afghanistan và Iraq như ở Việt Nam. Nhưng nhiều dấu chỉ cho thấy chánh quyền Bush dựa vào kinh nghiệm phục hồi và phát triễn Au Châu và Nhựt sau Đệ Nhị Thế Chiến trong mô hình chuyển hóa khi phát động Chiến tranh chống khủng bố ở Afghanistan và Iraq.

Trước khi  đoàn quân binh Mỹ giải thoát được thành Baghdad năm 2003, Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Ô. Donald Rumsfeld có nói quân đội Mỹ sẽ được chào đón như đoàn quân binh Mỹ giải thoát được thành Paris năm 1945. Khi tình hình an ninh thành Baghdad không như ý muốn, những nhân vật chủ trương tấn công Iraq nói vả lả, cần thời gian để bình định và phát triển Iraq như đã làm ở Au châu sau Đệ nhị Thế Chiến. Kế hoạch Marshall của Mỹ là tấm gương. Tòa Bạch Oc qua nhiều cách nói và câu nói thuyết phục dân chúng Mỹ  kiên nhẫn hơn, đại ý rằng  dân chủ không thể xây dựng  một ngày một bữa được.

 Nhưng rồi tình hình ngày càng tệ hơn nữa làm cho người ta nhìn lại kinh nghiệm của cuộc Chiến tranh Algerie của Pháp và Chiến tranh VN của Mỹ. Chính TT Bush cũng có lần so sánh chiến tranh Iraq với Chiến tranh VN ở một góc độ nào đó. Kinh nghiệm đó là một đạo binh  ngoại nhập dù hùng mạnh cũng không thắng được khi người dân nước đó bất mãn, không coi là lực lượng đến giải thoát cho mình. Người Mỹ giàu mạnh nhưng không thể làm thay nghĩ thế cho người dân không một tấc sắt trong tay được. Nên TT Bush mới nói nơi nào người dân đứng lên vì tự do, Mỹ sẽ đứng bên cạnh, tức là chủ động là người dân địa phương. Vì thực tế chứng minh Mỹ giàu mạnh cũng không cứu được nhà cầm quyền gia nô, hay tay sai cho Mỹ. Sách lược thích  đi với "nhà cầm quyền mạnh" mà  bạc ác với dân thời Chiến tranh Lạnh không kết quả. Chánh quyền phải thực sự của dân, do dân, vì dân thì mới tạo được nội lực dân tộc để bình định, phát triễn đất nước mà Mỹ muốn giúp. Kế hoạch Marshall ở Âu châu sau Đệ nhị Thế chiến thành công vì chánh quyền các nước Au châu là chánh quyền của dân, do dân, vì dân.

TT Bush không phải là vị tổng thống Mỹ duy nhứt gặp khó khăn trong chánh trị nội bộ khi nước Mỹ có chiến tranh trong hay ngoài nước. Kinh nghiệm của tổng thống thứ 33, TT Harry Truman (1945-1953) là kinh nghiệm giống và gần với TT Bush, tổng thống thứ 43 của Mỹ. Dù kế hoạch Marshall diễn biến tốt, ngăn chận hữu hiệu CS  ở Au Châu, điều đó không có nghĩa là ngăn cản được nhiều chống đối và trở ngại mà TT Truman phải đối phó khi ngăn chận CS ở Á châu. TT Truman thường xuyên gặp khó khăn với  Quốc Hội và những người trong Đảng của Ong về Chiến tranh Triều Tiên với 54.000 quân nhân Mỹ chết và với mức ủng hộ của dân chúng sút giảm chỉ còn có  22% khi chấm dứt nhiệm kỳ. Nhưng lịch sử đã trả lại cho TT Truman công bằng và TT Truman bây giờ được nhiều người Mỹ ngưỡng mộ.

TT Bush còn hai năm nửa là hết nhiệm kỳ hai, không được ra ứng cử nữa. Mức độ được lòng dân của Ong tuy chỉ còn 32%, nhưng  vẫn cao hơn của TT Truman. Công tâm mà xét, trách cái  gì thì  trách, nhưng không thể không phủ nhận được rằng TT Bush là một người dũng cảm, trung thành với niềm tin của mình về chiến tranh chống khủng bố và chiến tranh Iraq và Afghanistan. Dũng cảm như những vị tiền nhiệm lãnh đạo là cô đơn khi quyết định  thả bom nguyên tử  xuống Nhựt bổn để chấm dứt Chiến tranh thứ hai ở mặt trận Á châu Thái bình dương và quyết định mở cầu không vận rất tốn kém để cứu thành phố Berlin và ngăn chận làn sóng Đỏ lan tràn Au châu. Trường hợp TT Bush trước búa rìu dư luận  của đối lập đang kiểm soát Quốc Hội, nhiều khi TT Bush phải dùng tới quyền tối thượng của tổng thống, là tư lịnh tối cao của Quân lực Mỹ, nói "tôi là người quyết định".

Nhưng so với TT Truman, TT Bush thất thế đối ngoại hơn. Quyết định kiên cường chống khủng bố Hồi giáo Cực đoan và Chiến tranh Iraq không được quốc tế ủng hộ như TT Truman trong Đệ nhị Thế Chiến và Chiến tranh Lạnh. Lúc bấy giờ TT Truman  hình thành được một ý thức hệ chống CS cho thế giới tự do và nhiều cơ chế ngăn chận sự bành trướng của Liên xô như Liên hiệp quốc, Liên phòng Bắc Đại Tây dương, Liên phòng Đông Nam Á, Cơ quan tình báo Trung ương CIA, kế hoạch Marshall, để Mỹ có thể đóng vai trò lãnh đạo trong việc ngăn chận và đối đầu với CS. Có người còn khen những thành tựu đó là học thuyết Truman.

TT Bush cũng muốn đi vào lịch sử như một tổng thống Mỹ như một người chống khủng bố Hồi Giáo cực đoan, chiến đấu  chống cái Ac đang tấn công an ninh, hòa bình thế giới và văn minh nhân loại. Nhưng TT Bush không hay chưa xây đựng được thế quốc tế vững vàng như TT Truman.

Nhưng làm cái gì cũng phải đúng thời điểm và cần thời gian. Ngoại Trưởng Rice giải thích thế ngoại giao yếu này của Mỹ nhơn những ngày gần đây trong công tác ngoại giao con thoi của Bà ở Trung Đông. Bà nói nếu năm 1990 mà  nói đến việc thương lượng, bàn bạc việc thống nhứt nước Đức thì không có kết quả, vì những điều kiện chưa hội đủ. Qua giải thích đó người ta thấy tại sao từ lâu chánh quyền Bush gần như bất động trong các thương lượng giữa Do Thái và Palestine, mà bây giờ NT Rice lại gần dành  hầu hết thì giờ  tới lui các nước Trung Đông như con thoi vậy. Đã đến lúc Mỹ tăng cường nỗ lực để ngăn chận Iran, cần một thỏa hiệp giữa hai giái phái Sunni và Shite. Cần thúc đẩy các nước Do thái, Jordanie, Ai cập, Arabie Saoudite có trách nhiệm hơn trong  ngăn chận các tổ chức qua khích, cực đoan Iran, Syrie, Hezbollah, Hamas muốn lũng đoạn tình hình Trung Đông. Có như thế vấn đề Do Thái Palestine, Iraq mới có giải pháp. Cách ngoại giao của bà Rice không dùng thế lực Mỹ ép các nước Trung đông phải làm cái này hay cái kia, mà cố gắng tạo điều kiện cho ba bên bốn phía ngồi lại với nhau, tạo chất men cho tiến trình thương thảo hơn là tuyên bố.

Bao lâu nhân dân và chánh quyền các nước Trung Đông thấy khủng bố là tai họa cho thế giới trong đó có các nước Trung Đông và hành động, thì lò lửa Trung Đông hết chất bổi và tắt. Lúc đó người dân Mỹ có đủ độ lùi thời gian để có thể nhận xét chính xác về TT Bush và lịch sử có thể  trả lại công bằng cho TT Bush như đã làm  đối với với TT Truman.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.