Hôm nay,  

Chữ Với Nghĩa Thời Kinh Tế Thị Trường, Mỹ Hóa

19/02/200700:00:00(Xem: 4200)

-Nhiều danh từ, chữ dùng mà người Việt chánh tông nghe cũng không hiểu.

Thời " tiến mạnh, tiến vững chắc" lên xã hội chủ nghĩa đến đổi Miền Tây vựa lúa phải ăn độn, CS Hà Nội vào Saigon, đem "văn hóa" xã hội chủ nghĩa vào với những "từ"  "quá độ, ưu việt hồ hởi, phấn khởi" nghe nực mùi Tàu Cộng và "sơ tán, sô vanh, mo- de" nghe nực mùi Tây thực dân nên dân Miền Nam không ai xài, nói mắc cỡ miệng nên thành tử ngữ. Thời " bao cấp" trên đường tới trạm cảnh sát giao thông, người lao động, bạn hàng buôn chuyến, hay phụ xế đi "làm luật", tức đi nạp tiền mải lộ để qua truông trạm nhà Hồ không bị nhìn bằng "bộ mặt hình sự", làm khó dễ khi chưa "làm thủ tục đầu tiên." Thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, và thời @ [đọc a còng hay a vòng] và thời.com [đọc hay dot com, hay chấm com] trên Internet, hay tại nơi công cộng, hai người Việt trẻ trong nước, nói như ra mật khẩu. Khen cô gái đẹp thì nói "hơi bị đẹp", "hơi bị ngon"; "biết rồi" thì nói "bít rùi";  hỏi "sao vậy" thì đánh "seo zậi", rủ đi ăn tiết canh thì nói "đi làm tí huyết", nhậu xong rồi ai đi dường nấy thì nói "out";  hẹn gặp lại thì nói "Cu"đồng âm với "see you" tiếng Anh nhưng đọc kiểu Việt bất lịch sự nhứt là có phái nữ. Những người này tay thường cầm điện thoại di động, ngực đeo ba bốn USB, ổ chứa tài liệu xài cho computers để chứng tỏ mình là "tay tổ computers".

Sẽ bất công nếu không nói hiện tượng chữ nghĩa thời Mỹ hóa, Tại Mỹ nơi người Việt hải ngoại quần cư đông nhứt,  người Việt cũng không chịu thua. Việc đi về VN dễ hơn, nhiều "từ" CS xâm nhập vào hàng ngũ người Mỹ gốc Việt, qua sinh viên du học, người về VN  trở lại Mỹ, người làm báo lấy bài trong nước mà không chịu khó đọc và sửa lại.  Nhà văn Mỹ Dung tức Krall Yung, tác giả quyển "Ngàn Giọt Lệ Rơi" viết bằng tiếng Anh, đến Little Saigon ăn Tết, lắc đầu than với bạn. Vào tiệm ăn xin giấy lau miệng, tiếp viên đen giấy ra và nói "napkins nè". Nghe hai người  Việt có tuổi nói chuyện với nhau,  ở chợ hoa,  tía lia chữ "OK", “O Men" đến đổi hỏi người kia không đồng ý hả cũng nói "OK không đồng ý." Còn hai người trẻ có vẻ Việt chính tông, nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh nực mùi nước mấm, nhưng vẫn lia thia với nhau bằng tiếng Anh, dù tiếng Anh không chuẩn.

Chữ với nghĩa thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở trong nước và thời Mỹ hóa ở xứ Cờ Hoa, không phải người Việt Hải ngoại qua xa lộ Internet, như PalTalk, điện thoại, điện thư thấy như vậy. Mà báo chí và đồng bào trong ngoài nước cũng thấy như vậy. Ai cũng biết thành tố quan trọng nhứt của một nền văn hóa là ngôn ngữ -- nói và viết. Văn là người mà. Câu văn, chữ dùng nói lên trình độ văn hóa đối với cá nhân mà cũng nói lên trình độ văn hóa của một xã hội, một thời đại. Không bi quan như nhà thơ Tản Đà Nguyễn khác Hiếu than sự suy đồi văn hóa thời Thực dân Pháp mới vào VN, một số ăn theo mê sâm banh và sữa bò "Than ôi văn minh Đông Á trời thu sạch, Này lúc cương thường đảo ngược ru." Nhiều  người Việt trong cũng như ngoài nước hằng ưu tư đến văn hóa VN, muốn bảo tồn và phát huy tiếng Việt, tin tiếng Việt còn thì người Việt còn, nước Việt còn, cảm thấy âu lo trước tác phong vọng ngoại và chữ dùng của lớp trẻ gần đây trong nước.

Cái kiểu bắt chước không cần biết tinh lý của chữ nghĩa tắt trên computer, người Mỹ, nước Mỹ phát minh ra computers đã chán chê và bài xích mấy chục năm rồi. Người xài những thứ đó bị xem là những người không đàng hoàng, dị hợm. Cái kiểu đó chẳng lòe được ai; computer bây giờ con nít Mỹ chưa vào trường đã biết xài rồi. Cái kiểu một tay cầm cell phone một tay lái Honda, xe hơi ngoài đường hơn phân nửa tiểu bang Mỹ đã ra luật cấm. Cái kiểu đánh vũ cầu, đánh tennis cũng cầm tay cell phone để chứng tỏ là người chỉ huy bận rộn thất là "dỏm đời". Cái kiểu mang lòng thòng trước ngực đôi ba USB chứa tài liệu, học sinh sinh viên Mỹ không ai buồn làm nữa. Cái kiểu dùng chữ tắt của trong email như Cu đã lỗi thời, dân Tây Phương không còn xài nữa vì xem đó là ngôn ngữ của đường phố.  Cái kiểu  ra đường nói  chuyện chêm tiếng ngoại quốc, lai căn không khác gì  ăn sáng xong ngậm tâm xỉa răng, nói chuyện với nhau  như la làng, vào phòng họp cúi đầu đọc báo hay "trao đổi riêng" nói oang oang thường bị xem không thiếu giáo dục thì cũng vô giáo dục.

Cái kiểu chỗ đông người dùng những chữ "chỉ có mình hiểu" là không lịch sự. Đó là một thứ ngôn ngữ đường phố. Người có học thường dùng tiếng nào nhiều người hiểu nhứt. Khuynh hướng chung là dùng chữ của văn học hay truyền thông đại chúng được các nước văn minh xem là ngôn ngữ chuẩn mực của người có học. Cái kiểu dùng những chữ tắt trong ngôn ngữ tin học theo kiểu lai căng "see you" Việt hóa thành "Cu", hỏi người nghe hay người đọc là thiếu nữ thì tạo bối rối cho bạn đến cỡ nào. Đó là một hình thức kích dâm hay công xúc tu sĩ, trái luật đó.

Thế cho nên qua phỏng vấn của Đài Á Châu Tự do, từ các giáo sư ngôn ngữ học cho đến người thường có hay không có cài computers đều cho  rằng khuynh hướng đó chỉ giai đoạn, sẽ chết yểu. "Theo lời tiến sĩ ngôn ngữ Ngô Thanh Nhàn, hiện đang làm việc tại trường Đại Học New York, có dịp về Việt Nam công tác nhiều lần thì cho rằng nghĩ  trong thời gian tới những chữ ấy sẽ còn sống. "Việc xử dụng ngôn ngữ một cách bừa bãi chứng tỏ sự yếu kém và phản ánh tâm lý của người xử dụng nó." Một tiến sĩ xin không nêu tên đang làm việc tại Viện Ngôn Ngữ Học, thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam ở Hà Nội cho rằng  hiện tượng này chỉ giai đoạn "thời gian sẽ loại đi" những chữ nghĩa mới đó. Ngôn ngữ hàng ngày, giao tiếp, vui chơi thì cái gì hay mới tồn tại được! Thí dụ trong buôn bán, họ nói tôi "lõm" rồi chẳng hạn, tức là thua, thì người tử tế không ai dùng! Nhiều chữ như thế, giống như lái trâu lái bò nói với nhau có ai hiểu đâu."

Còn nhiều phụ huynh học sinh thì lo lắng như Ông Hoàng ở Quận 10, "Bọn trẻ bây giờ nhiều câu chẳng hiểu, lạ... Tôi chỉ mong là những người có thẩm quyền, có trách nhiệm, trong học đường, các thầy cô giáo chẳng hạn, vì học sinh cũng hay dùng, có biện pháp gì đó, chứ để tình trạng này kéo dài càng ngày càng phát triển lên thì chắc ngôn ngữ Việt Nam biến chất thì nguy hiểm quá."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.