Hôm nay,  

Một So Sánh Lạc Điệu

30/12/200600:00:00(Xem: 3193)

Một So Sánh Lạc Điệu

Trong những ngày tư ngày tết Giáng Sinh năm 2006 và Năm Mới 2007 ở Mỹ, truyền hình Mỹ đưa ra một so sánh lạc điệu. Truyền hình Mỹ kỷ niệm ngày số thương vong của người Mỹ trong Chiến tranh Iraq đã bằng số người Mỹ chết vì cuộc khủng bố 911 --  là 2973 người. 

Không phải dị đoan, ngày tư ngày tết  không nói chết chóc. Không phải vô lễ,  ngày vui không nói chuyện buồn. Nhưng phải nói truyền hình Mỹ không thể cưỡng lại " cái nhu cầu" làm lễ tưởng  niệm những biến cố. Nhắc lại chuyện cũ, tô lục chuốc hồng một tí bằng một số khám phá mới, kể lại một số hệ quả nổi bật ảnh hưởng đến  thời sư hiện tiền, rồi bình luận, so sánh xưa nay là có một lễ tưởng niệm không đến nỗi nào rồi. Khi làm lễ tưởng niệm, truyền hình thường có thói quen dùng những tỉnh từ so sánh cực cấp (superlative), những con số cao nhứt, thấp nhứt, nhửng chữ tốt nhứt, tệ nhứt, nặng nhứt,  hại nhứt, v.v.

Trong năm 2006, truyền hình Mỹ tưởng niệm nhiều thứ lắm. 100 năm ngày San Fran bị động đất. 60 năm ngày  dân số  Mỹ bùng nổ, thế hệ người Mỹ ấy đã tròn 60 tuổi, trong đó có cựu TT Clinton, đương kiêm TT Bush. 15 năm  ngày cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh Ba Tư  cảy ra.  10 năm  ngày chiếc máy TWA 800 chạm rớt một cách bí hiểm, chết 230 người. 5 năm ngày xảy ra cuộc khủng bố  911  ở Nữu Ước. 1 năm ngày trận bão Kátrina tệ hại nhứt tàn phá nặng nề nhứt miền Nam nước Mỹ.

Trong những ngày lễ Giáng Sinh  2006 và Tết Dương lịch 2007, ngày tư ngày tết thiên hạ vui chơi, truyền hình Mỹ vẫn kỷ niệm  một số  biến cố không vui. Ngày số người Mỹ chết trận ở Iraq bằng với  số người chết vì khủng bố ở New York. Ngày nhà độc tài Hussein bị chung quyết tử hình, và mới ngày TT Gerald Ford  qua đời thọ 93 tuổi.

Ai có va vào cái nghiệp truyền thông sẽ dễ thông cảm cho truyền hình Mỹ. Phát hình  1 ngày 24 giờ và 1 tuần 7 ngày, trọn năm 365 ngày không nghỉ một ngày. Khi thiên hạ ở nhà nghỉ ngơi là những nhà báo, nhà truyền thanh, truyền hình phải làm việc nhiều để có đủ chương trình phục vụ. Nếu không dựng đứng những đề tài nằm thành thời sự  đứng thì cũng khó mà trám cho hết lỗ trống thời lượng phát hình. Phát hình mà không có chương trình thời sự , bán thời sự, giải trí, v.v thì  không  có người xem, không đi quảng cáo được. Không đi quảng cáo được thì "tắt đài". Truyền thanh và báo chí , tiếng Mỹ, Việt, Mễ v.v. ở sứa Mỹ này cũng không khác, đại đa số sống nhờ quảng cáo.

Trong những cái nhắc nhớ vào mùa Giáng Sinh và Năm Mới này, truyền hình Mỹ  nhấn mạnh con số người  Mỹ chết vì Chiến Tranh Iraq ngang với số  người Mỹ chết vị bị khủng bố  trong trận khủng bố  911 - điều đó nhiều người cho là lạc điệu, trái khoái vì có "ý đồ chánh trị đảng phái" đằng sau.

Ngay như Khuyến nghị 79 điều về Chiến Tranh của Uy Ban Baker và Hamilton gây xôn xao ở thủ đô một dạo cũng bị bị chìm trong bầu không khí  vui tươi ngày tư ngày tết của Mỹ,  mua bán  tấp nập, đi đứng rộn rịp, viếng thăm tưng bừng. Nên trong thời gian  nghỉ Giáng Sinh và Tết Dương lịch, kỷ niệm ngày số người Mỹ chết ở Chiến trường Iraq đẵ bằng số người Mỹ chết trong cuộc khủng bố 911, chánh yếu do truyền hình Mỹ phát động và thực hiện, kết quả vẫn cũng không vực dậy vấn đề Chiến Tranh Iraq  trong công luận  Mỹ được.

Một, dù truyền hình Mỹ làm đúng bài bản  nhưng vẫn thất bại. Biết tâm lý quần chúng Mỹ thường dễ xúc động trước những con số kỷ lục và những tỉnh từ so sánh cực cấp, nên truyền hình khai thác tối đa số thương vong của người Mỹ ở Iraq.  Mỗi lần con số đó vượt qua số hai một ngàn, hai ngàn, hai ngàn rười là một lần truyền hình Mỹ nhấn mạnh để chứng tỏ số thương vong ở Iraq là cực kỳ tốn hao sinh mạng Mỹ. , tính đến Giáng Sinh năm 2005 đã 2973 người. Truyền hình Mỹ nhấn mạnh như vậy, nhưng không tạo được cú sóc trong dân chúng Mỹ vì  người  dân Mỹ thấy đằng sau kỷ niệm  mà truyền hình Mỹ nhấn mạnh đó, có màu sắc đảng phái. Dân Chủ muốn cho TT Bush và Đảng Cộng Hòa thêm một phát ân huệ sau khi đã hạ đo ván Cộng Hòa trong cuộc bầu cử Quốc Hội mà Dân Chủ  tư  xem sự thắng cử đa số của ứng cử viên Dân Chủ là một thông điệp của người dân Mỹ muốn một thay đổi về Chiến Tranh Iraq. Đảng Dân Chủ muốn bồi thêm một phát ân huệ  để chấm dứt sinh mạng chánh trị của TT Bush hầu dọn đường thênh thang vào Nhà Trắng trong kỳ bầu cử năm 2008. Nhưng người dân Mỹ thực tiễn hơn thấy chiến tranh  hòa bình là vấn đề quốc gia đại sự, phải để tổng thống có thì giờ quyết định và hành động, thế nào lợi nhứt cho quốc gia dân tộc.

Hai, quân đội Mỹ bây giờ là quân đội tình nguyện. Quân nhân trong cuộc ở chiến trường không than, gia đình ở Mỹ không phiền,  trái lại tư hào về việc làm nhiệm vụ theo tiếng gọi của Tổ quốc Mỹ, theo lịnh chính thống của chánh quyền hiến định. Chẳng lẽ người dân Mỹ đi nghe  luận điệu của những người Phản Chiến  muốn trói tay Quân Đội đòi hỏi Quân đội Mỹ rút quân  như quân thua trận ra khỏi thành như đã từng làm trong Chiến tranh VN trước đây. Đó là lý do thất bại của thành phần Phản Chiến không gây được phong trào Phản Chiến trong Chiến Tranh Iraq như thời Chiến tranh VN.

Ba, người dân Mỹ thấy truyền hình gây lại vết thương lòng tương đối đã tạm lành nơi thân nhân gia đình những người bị quân khủng bố sát hại trong cuộc khủng bố đầy xúc phạm đối với Mỹ.  Nhưng  không đưa ra một kinh nghiệm nào để tránh, chỉ nhắc và liên kết với đề tài Chiến tranh Iraq đang có nhiều tranh luận. Quan niệm hành quân đập rắn khủng bố đập tại đầu, đánh khủng bố ở ngoại quốc, ở sào huyệt Afghanistan, Iraq, để khỏi đánh ở Mỹ, được cả Quốc Hội và Hành Pháp đồng thuận, được hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đồng thuận, không đổ cho một cá nhân tổng thống được vì đó  quyết định chung. Không phải không có kết quả. Từ sau cuộc khủng bố 911 tới giờ, nước Mỹ bình an vô sư trong nội địa, bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng.

Sau cùng, thời đại Tin Học truyền thông đại chúng đóng vai trò rất  quan trọng trong sinh hoạt của xã hội. Do vậy không có gì lạ khi thấy những phe đảng chánh trị bằng cách này hay cách khác len lỏi vào truyền thông đề tuyên truyền đen, trăng, xám có lợi cho phe đảng mình và có hại cho phe đảng đối phương. Và cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy những người làm truyền thông có quyền ăn, quyến nói, quyền gói ý kiến của người khác rồi tưởng mình đóng vai trò "hướng dẫn dư luận" dù lúc nào cũng núp dưới chiêu bài, vô tư, độc lập. Nhưng thực chất và bản chất những nhà làm truyền thông đại chúng vốn dĩ thân phận con người với đầy đủ, hỉ, nộ, ái,  ố, lạc, dục nên giờ phút vô tư, độc lập hoàn toàn chưa gõ ở cõi ta bà này, trong đó có những người làm truyền thông đại chúng đang sống.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.