Hôm nay,  

Tinh Thần Điền Kinh

19/08/200400:00:00(Xem: 4728)
Thế Vận Hội Hè 2004 được tổ chức ở Athens Hy Lạp, có thể coi như các cuộc tranh tài thể thao quốc tế đã trở về quê cũ sau hơn một thế kỷ lưu lạc nơi quê người. Nói theo kiểu Việt Nam nay Thế Vận Hội mặc áo gấm về làng vinh quy bái tổ thật cũng không quá đáng. Nó đã sinh ra đời từ thời xa xưa trong bần hàn và khiêm tốn, trải qua biết bao biến thiên bao phấn đấu, nay nó đã trở thành dịp hội họp quốc tế vĩ đại, có ý nghĩa lớn về điền kinh, văn hóa và tinh thần ái quốc. 28 thế kỷ trước đây, năm 776 TCN, người Hy Lạp đã tổ chức ngày hội thể thao đầu tiên với một cuộc đua duy nhất là chạy bộ khoảng 200 mét trên cánh đồng bên một con sông nay gọi là Rubia ngoài thành phố Olympia ở Hy Lạp. Kể từ đó người Hy Lạp đặt ra ngày hội Olympiads trong lịch của họ 4 năm một lần. Nhưng trải qua một thời gian khá lâu sau, các vua chúa nối tiếp đã bỏ dần ngày hội này, có lẽ vì thời đó Hy Lạp đã bắt đầu có những cuộc chinh chiến lớn với các nước lân cận.

Thế Vận hiện đại bắt đầu từ năm 1896 tổ chức ở Athens với 13 nước tham dự, do công lao vận động của một nhà giáo dục người Pháp, bá tước Pierre de Coubertin, với ý kiến cho rằng những thanh niên và lực sĩ trẻ ở các nước đã trải qua nhiều thời đại, nên giáo dục và điền kinh có thể đi song song để tiến đến một sự thông cảm quốc tế tốt đẹp hơn. Từ năm 1924, Thế Vận hội đã chia thành hai, một mùa đông và một mùa hè. Nhưng Thế Vận cũng đã phải ngừng hai lần. Lần đầu ngừng một kỳ năm 1916 vì Thế chiến I. Lần thứ hai sau Thế Vận Hè Berlin năm 1936, các ngày hội Thế vận phải ngừng vì Thế chiến II, đến năm 1948 mới được tổ chức trở lại ở Anh. Sau khi kỹ thuật truyền tin phát triển, Thế Vận Hội xem tận mắt trên màn hình thường gợi cho tôi nhiều cảm hứng. Năm 1988 lần đầu tiên tôi được xem trên TV hình mầu ở Saigon buổi lễ khai mạc Thế vận tại Seoul, Đại Hàn. Những cuộc trình diễn đầy mầu sắc ngoạn mục nêu cao nền văn hóa cổ truyền của một dân tộc Á châu chưa từng có trước hàng tỷ khán giả toàn thế giới khiến tôi ngậm ngùi hoài cảm về phận mình. Tiếc rằng năm đó tôi vừa mới ra khỏi trại Cải tạo, ngòi bút của tôi đã bị các ông Cộng sản “niêm phong” cả chục năm nên chẳng viết được gì.

Sau khi đến Mỹ tôi được xem các Thế Vận Hội và viết thoải mái. Năm 1996, tôi xem buổi lễ khai mạc Thế Vận ở Atlanta và thật xúc động khi nhìn cựu võ sĩ quyền Anh Muhammad Ali, nay đã bị tật nguyền ở đôi tay có quả đấm “thôi sơn” thời vàng son trước đây, run run nâng bó đuốc châm ngọn lửa Thế Vận báo hiệu giờ khai mạc. Năm 1998, trong buổi lễ khai mạc Thế Vận Đông ở Nagano Nhật Bản hình ảnh Khổng Lồ và Đứa Bé, một võ sĩ sumo dắt tay một em nhỏ dẫn đầu các đoàn võ sĩ diễn hành trên sân vận động, khiến tôi liên tưởng đến một ý nghĩa đặc biệt về tình người: người lớn và mạnh phải dìu dắt người nhỏ và yếu. Đó cũng là lời nhắc nhở cho thời cuộc thế giới: dù anh là khổng lồ, dù anh là vô địch, anh cũng không được dùng sức mạnh áp bức kẻ yếu để bắt nó phải phục tùng anh. Năm 2000, Thế Vận Hè ở Úc, màn trình diễn hoạt cảnh các sinh vật ở sâu dưới đáy biển thật hấp dẫn. Úc là một lục địa nhỏ có đại dương bao quanh nên trình bầy về biển là đúng. Nhưng tôi trạnh nghĩ mọi sinh vật trên Hành tinh này đều từ biển chui lên và tiến hóa, loài người cùng một gốc mà ra, tại sao cứ chém giết nhau hoài.


Vậy nhìn buổi lễ khai mạc Thế Vận Hè 2004 ở Athens lần này tôi có những ấn tượng như thế nào" Về mặt tổ chức cũng như về các màn trình diễn sắc thái dân tộc, Thế Vận Hội Hy Lạp không kém gì những Thế Vận trước nó từ cuối thế kỷ trước. Kỹ thuật điện tử và hiệu ứng đặc biệt của điện ảnh ngày nay đã tiến đến mức độ ảo thuật..hầu như thật. Có nhiều cảnh ngoạn mục và kỳ diệu để mô tả, nhưng không hiểu tại sao lần này tôi chỉ nhớ đến những...nụ cười. Tôi không thể nào quên những khuôn mặt tuơi vui, những nụ cuời rạng rỡ của tất cả các lực sĩ diễn hành trước giờ khai mạc, giữa những tiếng hoan hô vang dội như sấm trên khắp vận động trường. Đó là những nụ cuời hân hoan được gặp bạn từ khắp năm châu đến, thi đấu trong tinh thần thượng võ, bình đẳng trên sân chơi đồng đều, không kỳ thị, không hận thù, bất chấp những hăm dọa từ đâu đến. Tiếng pháo bông nổ đêm khai mac Thế Vận Hy Lạp, nhưng vài giờ trước đó tiếng bom đạn cũng nổ ở Iraq khi Mỹ tấn công du kích của ông đạo al-Sadr tại Najaf. Phần lớn dân Hy Lạp chống chiến tranh Iraq, nhưng họ cũng hiếu khách và làm đúng bổn phận chủ nhà Thế vận. Khi phái đoàn lực sĩ Mỹ diễn hành, sự hoan hô rất lớn tuy cũng có vài tiếng huýt gió. Đến khi phái đoàn lực sĩ Iraq diễn hành, tiếng hoan hô còn lớn hơn nữa. Đây chính là tinh thần phi chính trị (apolitical) của Thế Vận Hội, bất luận là người từ đâu đến, gốc gác ra sao, khi đã dự thi đấu điền kinh là được hoan nghênh.

Và thế nào là thi đấu điền kinh" Hãy hiểu tín điều của Thế vận: Điều quan trọng nhất của thi đấu không phải là thắng mà là tham gia, cũng giống như điều quan trọng nhất của cuộc sống không phải chỉ biết ngóng chờ khải hoàn mà còn phải biết phấn đấu. Điều quan trọng nhất không phải chinh phục mà là chiến đấu giỏi. Và riêng tôi muốn nói thêm: sức mạnh của bắp thịt không quan trọng bằng sức mạnh tinh thần, nghị lực, can trường, kiên trì, bền bỉ. Tôi còn nhớ Thế Vận Hội Helsinki năm 1952, phái đoàn quốc gia Việt Nam lần đầu tiên có mặt, một lực sĩ Việt dự môn chạy việt dã đã về chót đến sân vận động sau cả giờ nhưng vẫn tiếp tục chạy cho hết vòng để đến đích. Hội trường vỗ tay, không phải an ủi hay chế diễu, mà tán thưởng một lực sĩ đã chạy đến cùng, không chịu bỏ cuộc mặc dù bị bỏ lại sau quá xa.

Tinh thần đoàn kết của Thế Vận Hội đã làm nản lòng những toan tính phá hoại của khủng bố. Biểu tượng xứng đáng nhất cho tình nghĩa quốc tế không phải lá cờ mầu xanh của LHQ mà lá cờ có năm cái vòng xanh, vàng, đen, lục và đỏ xuyên vào nhau của Thế Vận Hội. Cần một liên minh quốc tế trong cuộc chiến tranh chống khủng bố chăng" Hãy học bài học tinh thần điền kinh quốc tế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.