Hôm nay,  

Văn Nghệ Sinh Viên U.c. Berkeley Lần Thứ 25

17/04/200400:00:00(Xem: 5350)
Hội sinh viên Việt Nam tại Đại Học U.C. Berkeley (Vietnamese Students Association at U.C. Berkeley, VSA-UCB, http://vsa.berkeley.edu) được chính thức thành lập ngày 20 tháng Giêng, 1979.
Thời đó, khi leo những con giốc để đến giảng đường ở Evans, PSL hay Cory vào những buổi sáng sương mù mà thấy lòng dâng trào một nỗi nhớ: "Phố núi cao, phố núi đầy sương ... Anh khách lạ đi lên đi xuống, may mà có em đời còn dễ thương." Rồi thay vào: "Em Chenney má đỏ môi hồng ..." để mơ mộng đến cô sinh viên nào đó ở ký túc xá Chenney.
Chúng tôi thật sự là những "khách lạ" vì mới chân ướt chân ráo đến đất nước này. Vì còn xa lạ, vì có chung một nguồn gốc, một ngôn ngữ, chung những lo âu trong môi trường đại học nên những chàng, những nàng sinh viên Việt Nam tị nạn đã tụ họp nhau lại. Hội được thành lập trong một buổi họp tổ chức tại phòng sinh hoạt của ký túc xá Spens Black Hall, Unit 3 với khoảng 60 sinh viên tham dự. Tối hôm đó các bạn đã biểu quyết thông qua bản ội quy hội, bầu ra một ban chấp hành gồm 6 người với tổng thư ký: Dư Minh Trọng và các trưởng ban: học tập, Lê Đức; sinh hoạt, Nguyễn Trọng Vũ; văn hóa, Bùi Văn Phú; liên lạc, Đặng Hoài Điệp và tài chánh, Nguyễn Kim Phượng.
Sinh hoạt của hội những thời gian đầu tuy đơn sơ nhưng vui và thân thiết qua những buổi pic-nic, sinh hoạt thể thao - nhất là bóng bàn - và ăn tết. Ngày 5 tháng Tư, 1980 chương trình văn nghệ đầu tiên chủ đề "Đêm Việt Nam" được tổ chức tại thính đường Herzt Music Hall của khoa âm nhạc và đã được sự ủng hộ nồng nhiệt của hơn 700 khán giả người Việt đến từ Oakland, San Francisco, San Jose.
Chương trình có hai tiết mục rất đặc sắc là kịch thơ lịch sử mang tính bi hùng "Hận Nam Quan" tả nỗi lòng Nguyễn Trãi - Nguyễn Phi Khanh trong lúc cha con chia tay nhau ở Ải Nam Quan và hoạt cảnh ca-vũ-hò-ba-miền "Khúc Ca Ngày Mùa" đã mang đến những trận cười giòn và được khán giả vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt.
Như một truyền thống, từ đó mỗi năm cứ vào dịp tháng Tư VSA-UCB lại tổ chức văn nghệ. Chủ đề theo thời gian có những thay đổi, ngày xưa văn nghệ mang nhiều tính lịch sử như Bạch Đằng Giang với Ngô Quyền, Hưng Đạo Vương, Đống Đa với Quang Trung, Hi Nghị Diên Hồng với Trần Quốc Toản, Anh Hùng Áo Vải Lam Sơn Lê Lợi, Quỷ Nước Nam Trần Bình Trọng, Huyền Trân Công Chúa, ngày nay văn nghệ sinh viên mang tính xã hi nhiều hơn, chủ điểm thường là đi tìm bản sắc, nguồn gốc văn hóa trong nếp sống, cách suy nghĩ để xác định thế nào là bản chất Việt, hay rọi chiếu lên những xung khắc thế hệ. Nét văn hoá Việt được nhìn qua chiều sâu với các chủ đề Tìm Lại Nàng Kiều, Tình Yêu Qua Thời Gian với Trọng Thủy Mị Châu, Imagine, Taspery, Một Niềm Hy Vọng được sinh viên trình diễn những năm gần đây.
Năm nay văn nghệ của sinh viên Berkeley mang chủ đề "Tìm Về Chốn Cũ" sẽ diễn ra vào lúc 5 giờ chiều ngày thứ Bảy, 17 tháng Tư tại Zellerbach Hall trong khuôn viên trường. Dịp này cũng là ngày Open House của U.C. Berkeley để chào đón phụ huynh và sinh viên tương lai. Quý phụ huynh và sinh viên từ xa đến với chương trình văn nghệ sẽ thấy được những tài năng, nét đa dạng và phong phú của sinh viên Việt Nam.
Quỳnh Chi Nguyễn Phạm, một trong hai nữ sinh viên đồng trưởng ban văn nghệ, hiện học khoa chính trị học, trong một cuộc gặp gỡ khi đang lo tổng dượt cho biết chương trình được lồng trong câu chuyện của một gia đình Việt Nam sáu người, qua đó khán giả sẽ thấy cách sống, sinh hoạt, những nét văn hoá và những xung khắc để làm nổi bật lên nét đẹp của gia đình Việt Nam, một truyền thống khác với lối sống cá thể độc lập trong đời sống Mỹ. Đồng trưởng ban là Quế Trâm Phạm, sinh viên khoa kiến trúc, cố gắng giải thích, bằng Việt ngữ: Chọn chủ đề "Tìm Về Chốn Cũ" sinh viên muốn nói về văn hoá Việt Nam, tìm về cội nguồn theo cái nhìn của những người trẻ. Trở về không hẳn là về với quê hương mà là đi tìm lại nét đẹp của văn hoá Việt.
Bách Hà, cựu hội trưởng của VSA-UCB trong niên học vừa qua cho biết số sinh viên gốc Việt tại Berkeley ngày nay là khoảng 1000, có mặt trong mọi ngành học và dù sinh ra, lớn lên ở đây hay mới đến thì hầu như ai cũng tự hào là người Việt, nhưng nhiều sinh viên không hiểu rõ được thế nào là người Việt đúng nghĩa của nó. Nhưng ý hướng tìm hiểu và học hỏi của những sinh viên gốc Việt là điều đáng ca ngợi, theo lời Bách Hà. Vì thế những lớp học về ngôn ngữ, văn chương, lịch sử Việt Nam luôn có đông sinh viên ghi danh. Bách còn cho biết chính sinh viên cũng đã khởi xướng ra một lớp học DeCal có tiêu đề: "The Path to Democracy" tạo cơ hi học hỏi, thảo luận về những khía cạnh khác của Việt Nam như phát triển kinh tế, cải cách chính trị, văn hoá và xã hội.

Và có lẽ chỉ ở Berkeley người sinh viên mới có nhiều cơ hội học hỏi về lịch sử Việt Nam với giáo sư Peter Zinoman, về văn học với giáo sư Nguyễn Nguyệt Cầm, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, về ngôn ngữ với giáo sư Trần Hoài Bắc. Ở đó sinh viên được tham gia thảo luận, hay có quyền biểu tình phản đối, với những người làm báo chí, văn học, chính trị thuc mọi khuynh hướng, từ Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Trần Văn Thuỷ đến Nguyễn Mộng Giác, Trần Văn Khê, Nguyễn Chí Thiện, Trần Đệ, Nguyễn Ngọc Ngạn, Nguyễn Bá Trạc, Nguyễn Qúi Đức, Phạm Duy, Nguyễn Ngọc Huy, Võ Văn Ái, Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Xuân Phong; được nghe Du Tử Lê đọc thơ; nghe Tú Minh-Trần Quảng Nam hát "10 Năm Tình Cũ" và thảo luận về âm nhạc Việt Nam hải ngoại; nghe Ái Vân cất tiếng dân ca; được xem phim Tướng Về Hưu, Chuyện Tử Tế hay Saigon, USA; được coi múa rối nước.
Từ con số 60 sinh viên với một ban chấp hành 6 người, 25 năm sau lên đến 1000 và một ban chấp hành 18 người thì đây là một mức tăng cao hơn nhiều lần so với tỉ lệ dân số người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ, trong khi tổng số sinh viên theo học Berkeley lúc nào cũng xấp xỉ trên 30 nghìn.
Sinh hoạt của sinh viên gốc Việt ở U.C. Berkeley nói riêng và tại các trường khác trong vùng nói chung là một nét đẹp của cng đng. Riêng với sinh viên Berkeley, ngoài 25 lần làm văn nghệ, sinh viên còn làm bích báo. Đặc san "Nối Vòng Tay" số ra mắt cũng cách đây 25 năm và tờ báo này được duy trì cho đến năm 1999 thì không còn nữa. Ngày nay các bạn có tập san "Ngòi Bút Trẻ" được xem như một diễn đàn cho văn chương sinh viên.
Trong số những sáng tác của sinh viên Berkeley, nổi tiếng có ba bài thơ đã được phổ nhạc, hai bài bởi nhạc sĩ Trần Chí Phúc, trong đó có thơ của một sinh viên, bút hiệu Việt Dũng (không phải nhạc sĩ) sáng tác năm 1981: Xin cám ơn: Chiếc ghe chài rất bé / Sức chịu đựng vũng bền / Đã vượt qua trời bể / Đem tôi đến bình yên / Xin cám ơn: Những đợt sóng thật to / Nhẹ bàn tay khổng lồ / Đã cho tôi cõi sống / Trong tuyệt vọng hư vô ...
Câu chuyện vượt biên, vượt biển ngày nay thường là một chuyển tiếp giữa hai nếp sống Việt, Mỹ trong các chương trình văn nghệ. Đó cũng là sự chuyển đổi giữa hai thế hệ người Việt ở Mỹ trong hơn một phần tư thế kỷ qua. Sự chuyển tiếp đó thể hiện rõ trong các chương trình văn nghệ, từ những múa nón, múa quạt, múa lụa với những bài dân ca sang những điệu ráp, hip hop sôi đng của thời đại; từ những chủ đề lịch sử sang văn hoá, xã hội.
Với những cảm xúc và rung động trước những biến cố ảnh hưởng đến người Việt, đến đất nước Việt Nam của từng thời đại, sinh viên Berkeley đã đáp ứng bằng nhiều cách: thập niên 1980 với những cuc biểu tình, hi thảo về thuyền nhân, về nhân quyền Việt Nam; thập niên 1990 với những buổi gây quỹ giúp trẻ em không cha mẹ sống lây lất trong các trại tị nạn, giúp trẻ em mồ côi, nạn nhân lũ lụt ở quê nhà. Như lời hi trưởng Bách Hà phát biểu trong đên văn nghệ năm ngoái: "Sinh viên Berkeley không chỉ có những hy vọng riêng mà còn muốn chuyên chở niềm hy vọng đó đến cho những trẻ em mồ côi đang thiếu thốn nơi quê hương Việt Nam bên kia đại duơng, ở đó các em thiếu sự săn sóc, thiếu cơ hội đến trường."
Quỳnh Chi và Quế Trâm, hai đồng trưởng ban văn nghệ năm nay, cho biết tiền lời của chương trình văn nghệ sẽ được chuyển đến cho cơ quan Aids to the Children Without Parents (A.C.W.P.), một tổ chức từ thiện có trụ sở ở San Jose với những dự án giúp đỡ trẻ em mồ côi tại Việt Nam.
25 năm qua, sinh viên Berkeley không chỉ tham gia nhiều sinh hoạt chung, từ những Đại Hội Đoàn Kết, sinh hoạt 30-4 với sinh viên liên trường vùng Bắc California của thập niên 1980 cho đến hội chợ tết, diễn hành xuân ở Thung Lũng Hoa Vàng những năm sau này, mà còn đóng góp những hoa khôi cho cộng đồng với á hậu Bắc Cali Phạm Hiền Diệu Thuý xa xưa, hay hoa hậu áo dài Đào Việt Thi cách đây không lâu.
Thấm thoát đó mà đã một phần tư thế kỷ trôi qua từ ngày VSA-UCB góp mặt với cộng đồng. Những việc mà các bạn sinh viên thực hiện đã để lại nhiều cảm tình, dấu ấn tốt đẹp và VSA-UCB sẽ mãi là một thành phần của cộng đồng người Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.