Hôm nay,  

Khổ Vì Khói Độc, Sa Tặc

09/08/200700:00:00(Xem: 3391)

Bạn,
Theo báo SGGP, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, gần 10 năm nay, người dân ở khu vực An Lưu, thuộc phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn,  gồm 89  gia đình với 365  người, đã phải sống trong tình cảnh khốn khổ bởi khói độc thải ra từ các nhà máy đun gạch ở xã Hòa Xuân, Hòa Vang và tính mạng đang bị đe dọa bởi sự lộng hành của  các nhóm đào cát ven sông mà dân địa phương gọi là "cát tặc", hay "sa tặc". Báo SGGP ghi nhận thực trạng này như sau.

Tại phường Hòa Quý,  một viên chức của phường này cho hay: "Hơn chục năm nay, dân trong làng phải chịu cảnh sống cùng khói bụi từ các cơ sở sản xuất gạch gây ra từ bờ Tây con sông Vĩnh Điện. Trước đây dân làng ai nấy đều khỏe mạnh nhưng từ khi số lò gạch tăng lên gấp đôi thì lượng khói độc thải ra cả làng ai nấy đều "hưởng". Trẻ em thì bị viêm họng, người lớn thì bị bệnh phổi, năm 2006 trong làng có ông T.P đã chết vì bệnh phổi".

Có khoảng 6-7 lò gạch đang ngày đêm "đốt phổi"  người dân nơi đây, bởi đa số các cơ sở đều làm sản xuất theo phương pháp thủ công, dùng than đá để nung lò, ống khói xây quá thấp, lại được "thiết kế" đúng hướng gió Tây Nam nên bao nhiêu khói bụi thải ra đều bay về hướng An Lưu, nơi có 89  gia đình với 365 người đang sinh sống.


Tình trạng "thượng điền thải khói, hạ điền ho" không những ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến cây cối hoa màu.  Viên chức này dẫn  phóng viên ra thăm vườn chuối của mình, lá chuối khô héo bởi "hít" phải khói độc. Giàn bầu bí nhà ông không năm nào đậu quả, bởi khi lá chưa kịp xanh thì khói thải làm cây "nghẹt thở" mà chết...

Cũng trên nhánh sông Vĩnh Điện, người dân An Lưu còn nơm nớp lo sợ nguy cơ sạt lở bờ kè do lực lượng hùng hậu "cát tặc" gây ra. Con sông vỏn vẹn vài kí lô mét đang là nơi tập trung của hàng chục tàu ghe khai thác cát bừa bãi. Một cư dân phường Hòa Quý không giấu nổi  bất bình: "Cát tặc ngày đêm tranh nhau khai thác cát. Dân nhiều lần phản ứng, nhưng chúng đáp lại bằng thái độ thách thức và lì lợm. Vừa qua bọn chúng còn đánh hư mắt của một người dân khi phản đối, không cho chúng khai thác cát".

Bạn,
Cũng theo báo SGGP, cả một đoạn bờ kè được đầu tư trên 2 tỷ đồng để bảo vệ, tài sản tính mạng của người dân An Lưu vào mùa mưa lũ đang bị hư hỏng nặng. Trong làng chẳng ai dám cho trẻ em ra sông chơi đùa, bởi dòng chảy và độ sâu của con sông bị "cát tặc" làm thay đổi hoàn toàn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.