Hôm nay,  

Mua Nước Trong Mùa Khô

11/03/200700:00:00(Xem: 2271)
Mua Nước Trong Mùa Khô
Bạn,
Theo báo quốc nội, thành phố Sài Gòn  chỉ mới bước vào đầu mùa khô, thế nhưng việc mua nước cho sinh hoạt  hàng ngày đắt như tôm tươi" tại các quận vùng ven, huyện ngoại thành đang nổi lên. Nhiều nông dân than trời vì hàng ngày phải mua nước với giá cao gấp 5-10 lần so với nội thành. Tại nhiều phường, xã,  người dân vô cùng khốn đốn vì khoản tiền mua nước, có khi nhiều hơn cả tiền lương một ngày. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Cái nắng chang chang của những ngày đầu mùa khô dường như càng làm cho đội quân chở nước dạo của vùng nam  thành phố gặp phải "thiên thời". Tại khu vực ấp 5 xã Phú Xuân, đội quân chở nước bán dạo dập dìu trên các con đường, ngõ phố... Ông Thành lăm le chiếc điện thoại di động ra khoe với phóng viên: "Mới tậu được hơi đắt nhưng phải ráng vì hiện đang bước vào cao điểm. Nếu không có điện thoại liên lạc thì sẽ không thể cạnh tranh được với những người bán nước khác".
Thấp thoáng thấy xe nước đang men theo con hẻm ngoằn ngoèo tại phường Phú Mỹ, quận 7, phóng viên bám theo. Đến cuối con hẻm, chiếc xe nước dừng lại nhà anh Đỗ Việt Cường. Đợi người bán nước dạo chạy xe đi khuất, anh Cường lắc đầu ngao ngán: "Tết có bà con ở quê vào chơi nên chỉ hơn chục ngày mà tiền nước đã "ngốn" gần 400 ngàn đồng. Mắc nhưng cũng phải chịu".

Tại khu vực Mương Lớn, Sóc Vàm (huyện Nhà Bè) kéo dài đến các xã Bình Khánh, Lý Nhơn, An Thới Đông... (huyện Cần Giờ) bên kia sông Soài Rạp, người dân nơi đây cũng rất khổ với nước sinh hoạt. Vì nhà nghèo không có chum, lu, bình đựng nước nên hàng ngày người dân sống ven sông vẫn phải đổ nước ghe. Dĩ nhiên giá nước nơi đây cũng được đội lên gấp 10, 15 lần so với khung giá nước của thành phố cung cấp. Bà Nguyễn Thị Tư, ở Mương Lớn, Nhà Bè, khi được hỏi về nước sinh hoạt nói như mếu: "Dân ở đây đa phần là sống bằng nghề đốn dừa nước hoặc chằm lá dừa thuê. Mỗi ngày chỉ kiếm được từ 10 ngàn - 15 ngàn đồng là nhiều, nếu không dè xẻn tiền mua nước thì xem như không còn đồng nào để ăn".
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, không chỉ người dân vùng nam thành phố SG chịu bao nỗi nhiêu khê về nước mà cả người dân vùng phía bắc TPSG thì tình trạng mạch nước ngầm sụt giảm và ô nhiễm cũng là nỗi khổ sở không kém. Với người dân xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi thì việc tụt giảm mạch nước ngầm đã làm hệ thống giếng khoan bơm tay do Liên Hiệp Quốc tài trợ bị tầng nước phèn tấn công. Dạo quanh trong xã, hàng chục giếng khoan tay kiểu này của người dân đều bị bỏ. Nhà có tiền thì chuyển qua khoan giếng, còn những người không tiền thì lấy nước sông sử dụng cầm chừng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.