Hôm nay,  

Bỏ Học Đi Đào Quặng

01/05/200700:00:00(Xem: 2806)

Bạn,

Theo báo quốc nội, trong 3 tháng vừa qua, trên địa bàn tỉnh Hà Giang, miền Bắc VN, có hàng ngàn người dân đang đổ về mỏ quặng crôm lộ thiên  thuộc  huyện vùng giáp ranh của 3 xã thuộc Đồng Văn để khai thác quặng. Và cũng  từ khi mỏ quặng ra đời, hàng trăm trẻ em người Mông tại huyện này đã bỏ sách vở, trường lớp để lên mỏ,bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.

Trên "công trường" mỏ crôm giáp ranh 3 xã Vần Chải, Hồ Quáng Phìn và Sùng Trái (huyện Đồng Văn) thường có khoảng 200 đứa trẻ, tuổi từ 12-16. Ở độ tuổi này, lẽ ra ngày ngày chúng phải ngồi trước phấn trắng bảng đen, thế nhưng ngược lại, điểm đến của các em lại là... mỏ crôm và làm việc như những "công nhân" thực thụ! Cách khu mỏ 2km là điểm tập kết bao đất. Ở đây luôn thường trực khoảng 20 xe máy đợi đất quặng chuyển từ mỏ ra, cũng là bãi dừng chân của những đứa trẻ. Vừa vác bao đất nặng tới 40kg ra điểm tập kết, Giàng Mý Pâu (16 tuổi, người Mông, ngụ ở Phố Cáo) ngồi thở hổn hển. Pâu và 3 người bạn cùng tuổi ghép thành một nhóm cửu vạn, chuyên nhận vác đất quặng thuê vào ban đêm. Pâu bắt đầu vào mỏ lúc 18 giờ, đến từng hố quặng hỏi việc và chỉ mang theo dụng cụ duy nhất là chiếc đèn pin soi đường. Tiếng Kinh nói câu được câu mất, cậu bé cho hay: "Đường mòn từ mỏ xuống trơn, hay bị ngã lắm, ngã nhiều thành quen. Nhưng vác đất được nhiều tiền, mỗi bao được trả 30 ngàn đồng". Cậu bé cũng cho biết đã bỏ học từ lớp 6 để theo cha mẹ lên khai quặng crôm. Ban đầu, công việc của cậu là mang dao lên đào đất rồi đem đất về đãi lấy crôm. Sau đó, Pâu chuyển sang làm cửu vạn, vác đất thuê lấy tiền công. Mỗi đêm em vác được 6 tải đất.

Cũng tương tự Giàng Mý Pâu, cô bé Giàng Thị Mỷ (13 tuổi) đang học lớp 6 ở Vần Chải cũng đã bỏ học hơn nửa tháng qua để đi đào quặng. Thay vì học văn, học toán, em phải học cách xác định loại đất có lẫn crôm. Để đến được mỏ, hàng ngày em phải đi bộ 7km, băng rừng lội suối. Phóng viên hỏi: "Có muốn đi học không"". Mỷ nói: "Có chứ". "Vậy sao không đến trường lại lên mỏ"". "Tu chia (tức bố mẹ) bảo lên thì lên thôi"... Em gái của Mỷ là Giàng Thị May, 12 tuổi, học lớp 4, bé loắt choắt cũng cầm dao đào bới đất cùng chị. Hỏi chuyện, các em chỉ nói được vài câu rồi lại lắc đầu: "Chi pâu" (không biết)...

Bạn,

Cũng theo  báo SGGP, một giáo viên ở trường trung học cơ sở (lớp 6-9) Vần Chải cho biết các trường tại 3 xã nói trên đều xảy ra tình trạng học sinh bỏ học rất nhiều để lên mỏ. Từ đầu tháng 2-2007 đến nay, giáo viên nào cũng kêu lớp vắng tới 50% học sinh. Giáo viên lên tận nơi vận động, thuyết phục, các em mới chịu quay lại lớp, nhưng được vài buổi lại bỏ học, trở lại mỏ quặng để làm công nhân nhí ở "công trường".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.